0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Bố trí thí nghiệm cho cá đẻ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ THỬ NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ SỌC NGỰA DANIO RERIO (F.HAMILTON, 1822) NUÔI TẠI KHÁNH HÒA (Trang 37 -37 )

Ở mỗi lô thí nghiệm ta chọn ra 5 con cái và 10 con đực, tỷ lệ 1:2 nhằm tăng hiệu quả thụ tinh. Chuyển cá vào các bể đã được bọc nilon đen và rải 2 lớp bi dưới đáy. Sục khí liên tục đảm bảo cung cấp đủ lượng Oxy cho cá.

Thả cả cá đực và cá cái chung vào 1 bể đẻ khoảng 24 tiếng trước khi cho cá đẻ [55]. Che kín bể bằng túi nilon đen, không cho ánh sáng lọt vào. Vào buổi sáng sớm, khi trời bắt đầu sáng thì mở nắp túi nilon ra cho cá cái và cá đực nhìn thấy nhau vào thực hiện hành vi sinh sản. Sau khoảng 15-20 phút thì tách riêng cá cái và cá đực ra, cho cá bố mẹ ăn và thu trứng trong bể đẻ.

Cách thu trứng: Trứng cá sọc ngựa sau khi đẻ ra sẽ lắng xuống đáy bể, ta dùng ống dây nhựa hút trứng ra khay nhựa (thực hiện giống như siphon đáy). Tiến hành tách, đếm trứng đã được thụ tinh và trứng không được thụ tinh.

Sau khi thu hết trứng, ta rửa sạch bi, chuẩn bị bể đẻ và thả cá bố mẹ vào lại. Mỗi đợt cho đẻ, ta thực hiện cho cá đẻ liên tục 3 đến 4 lần tương đương với 3 đến 4 ngày. Cá sọc ngựa là loại cá đẻ hàng loạt, khi điều kiện thuận lợi, cá đã thành thục sinh dục có khả năng đẻ trứng hàng ngày trong 1 đợt sinh sản [10]. Eaton và Farley đã phát hiện ra rằng cá cái có thể đẻ trứng 1,9 ngày một lần nếu được tiếp xúc liên tục với cá đực [18]. Trong nghiên cứu của mình, Spence và Smith thấy rằng cá Sọc Ngựa là loài cá đẻ tái phát sau ít nhất là 12 ngày. Khoảng thời gian này có thể kéo dài hơn nếu điều kiện môi trường (chất lượng nước, chế độ ăn uống…) không được thuận lợi hoặc cá cái được sử dụng cho sinh sản thường xuyên [48].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN VÀ THỬ NGHIỆM SINH SẢN NHÂN TẠO CÁ SỌC NGỰA DANIO RERIO (F.HAMILTON, 1822) NUÔI TẠI KHÁNH HÒA (Trang 37 -37 )

×