1. ĐỐI VỚI NHÀ MÁY.
Hệ thống xử lý ra đời đã khắc phục được tình trạng ô nhiễm khí thải, tuy nhiên để giảm thiểu tối đa ô nhiễm nhà máy cần có một số biện pháp
Về nguyên liệu: Hiện nay đã có nhiều nhà máy gốm sử dụng đất đồi thay cho đất sét nung, nó sẽ hạn chế được việc sử dụng đất nông nghiệp ngày càng hạn chế và giá thành rẻ hơn rất nhiều
Nên thay đổi nguyên liệu đốt hiện nay là than bằng dầu sản phẩm chất lượng sẽ cao hơn, ô nhiễm gây ra cho môi trường cũng Ýt hơn.
Khống chế bụi: Ở khu vực dỡ gạch có các hoạt động: dỡ gạch từ xe goòng, phân loại, bốc xếp, đặc biệt là khâu vệ sinh kênh lò nung và vệ sinh xe goòng sau khi dỡ gạch phát sinh bụi rất nhiều. Vì thế để giảm thiểu ô nhiễm cần:
Bố trí hệ thống phun nước dọc các đường goòng khu vực bốc xếp gạch Các xe goòng cần tập trung riêng tại một khu vực để làm vệ sinh. Công nhân của bộ phận này phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: khẩu trang, găng tay...
Thường xuyên dọn vệ sinh và phun nước làm Èm mặt bằng làm việc.
Khống chế tiếng ồn: Tiếng ồn chủ yếu phát ra từ các thiết bị máy móc vì vậy cần:
Bảo dưỡng các thiết bị máy móc làm việc, đảm bảo bôi trơn các bộ phận truyền động( đặc biệt hộp số của máy nghiền xa luân)
Khi các máy có hiện tượng khác lạ, gây ồn lớn phải sữa chữa và thay thế kịp thời.
Công nhân làm việc ở gần các thiết bị máy móc cần phải có các trang bị cần thiết: bông nút tai an toàn, găng tay...
Chất thải rắn: Chủ yếu là gạch vỡ vì thế nhà máy nên bán cho dân xung quanh, các công trình giao thông để họ làm đường, san nền các công trình 2. ĐỐI VỚI CÁC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN.
Có nhiều biện pháp để đẩy mạnh việc bảo vệ môi trường, tuy nhiên là một sinh viên chuyên ngành kinh tế môi trường nên những đề xuất chủ yếu là các giải pháp về kinh tế.
Xuất phát từ chính sách của nhà nước khuyến khích đầu tư để đẩy nhanh nền kinh tế phát triển và không lường trước được vấn đề môi trường, do đó tình trạng ô nhiễm nước thải, khí thải, chất thải rắn ... đang ở mức đáng lo ngại. Trước tình hình đó nhà nước buộc các doanh nghiệp phải làm báo cáo ĐTM. Tuy nhiên để làm được ĐTM thì nhà máy phải đảm bảo được tiêu
chuẩn môi trường, vì thế họ phải đầu tư các hệ thống thiết bị xử lý. một vấn đề đặt ra kinh phí để đầu tư thường là rất lớn và nh vậy sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh, để giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp nhà nước nên có chính sách hỗ trỡ vốn cũng nh các vấn đề về kỹ thuật.
Nhà nước cũng nên có các quỹ về môi trường để cho các doanh nghiệp vay trong việc khắc phục sự ô nhiễm môi trường với lãi suất thấp.
Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản xuất của chúng có tác động xấu tới môi trường.
Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi trường. Các hiệp định của GATT trước đây và WTO hiện nay đã tích cực áp dụng biện pháp này.
Hiện nay mới có phí nước thải, nhà nước cần phải có phí khí thải để phạt các cơ sở doanh nghiệp gây ô nhiễm không khí nh các hãng hàng không, Cần phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất đặc biệt là các cơ sở sản xuất thường gây ô nhiễm môi trường nh các nhà máy dệt, các nhà máy hoá chất ...
Hàng năm cần tổ chức các đợt tuyên truyền về toàn lao động trong các xí nghiệp sản xuất: Các trang thiết bị cần thiết đối với công nhân, ý thức của công nhân trong việc bảo vệ môi trường đó chính là bảo vệ bản thân mình, tích cực tìm hiểu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ở các công đoạn sản xuất hay chính là hợp tác với các trung tâm sản xuất sạch hơn để áp dụng vào doanh nghiệp mình.
Nên khuyến khích các doanh nghiệp tái sử dụng chất thải ví dụ tuần hoàn nước, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hiện nay nhà nước hàng năm đều tổ chức giải VIFOTEC có tinh thần cổ vũ các doanh nghiệp rất lớn. Hệ thống xử lý khí thải lò nung cũng được nhà nước trao tặng giải thưởng này vì hiệu quả mà dự án mang lại.
KẾT LUẬN
Công nghiệp đồng nghĩa với phát thải, đây là vấn đề không chỉ riêng Việt Nam mà ngay các nước phát triển cũng đang phải đối mặt. Vấn đề ở chỗ lựa chọn cách thức tiếp cận như thế nào để có thể giảm thiểu thấp nhất những tác động đó mà vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng. Từ trong thực tế quá trình sản đã có rất nhiều cách thức giải quyết sáng tạo và hiệu quả, cùng lúc không chỉ đạt mục tiêu môi trường mà các chỉ số của sản xuất cũng được cải thiện, góp phần nâng cao đáng kể như chất lượng, giá thành và khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế hiện nay.
Việc nhà máy đầu tư hệ thống hệ thống xử lý tại phân xưởng gốm Mai Lâm là một lựa chọn đúng đắn của lãnh đạo nhà máy phù hợp với mục tiêu hiện nay của nhà nước đặt ra hiện nay là hướng tới phát triển bền vững nghành công nghiệp.
Đề tài " Bước đầu phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội của hệ thống xử lý khí thải lò nung tại phân xưởng gốm Mai Lâm". Thông qua biện pháp CBA, bước đầu đã nhận dạng được các lợi Ých và chi phí của dự án xử lý, qua đó đánh giá được hiệu quả kinh tế mà hệ thống xử lý mang lại cho nhà máy và hiệu quả xã hội mang lại cho nền kinh tế và cộng đồng dân cư. Thông qua việc đánh giá đã chỉ ra được hiệu quả của giải pháp là rất lớn, nên việc nhà máy đầu tư hệ thống xử lý khí thải lò nung một lần nữa khẳng định tính hợp lý của giải pháp và các nhà máy vật liệu trong cả nước nên tìm hiểu và áp dụng cho doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên đề tài có những hạn chế: Các số liệu thu thập mới mang tính ước lượng như số bệnh nhân bị nhiễm bệnh, hoặc thiệt hại kinh tế do mưa axit gây nên vì dự án được xử lý vào năm 1998 nên số liệu không được ước lượng một cách chính xác tuyệt đối. Do vậy phần lợi Ých của dự án chưa được chính xác một cách tuyệt đối.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000) giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, nhà xuất bản thống kê Hà Nội.
2.Nguyễn Kim Huân, Bạch Đình Thiên, thiết bị nhiệt trong vật liệu xây dựng nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
3.GS, TS. Trần Ngọc Chân(2004), ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
4.GS, TS Nguyễn Thế Chinh bài giảng môn CBA
5.Trần Võ Hùng Sơn (2001), nhập môn phân tích lợi Ých chi phí, nhà xuất bản TP HCM
6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường công ty vật liệu xây dựng Cầu Đuống
7..Báo cáo thuyết minh hệ thống xử lý khí thải lò nung chống ô nhiễm môi trường của phân xưởng gốm Mai Lâm.
8..Kết quả khảo sát ô nhiễm môi trường khu vực xung quanh nhà máy gạch, Viện y học lao động và vệ sinh môi trường, Bộ Y tế
9..Đề tài Điều tra hiện trạng ô nhiễm môi trường và đề xuất giải pháp thay thế công nghệ sản xuất gạch của Bộ Xây Dựng- Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng
10.Luận văn khoá 41 11. Sach