Từng bước xây dựng thị trường chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán.

Một phần của tài liệu Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (Trang 35 - 37)

III. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CỔ PHẦN HOÁ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG THỜI GIAN TỚI:

2.2Từng bước xây dựng thị trường chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán.

khoán.

Ta đã biết thị trường chứng khoán là nơi tập chung phản ámh hoạt động kinh tế của các công ty,là nơi cung ứng các nguồn vốn và phân phối các cơ hội đầu tư cho các công ty và công chúng. Trên thực tế, thị trường chứng khoán là điều kiện chọ ra đời và hoạt động của cáccông ty cổ phần. Vì vậy, cùng với sự ra đời và hoạt động của các công ty cổ phần theo luật công ty và phát triển cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước cần phải gấp rút tạo điều kiện để xây dựng thị trường chứng khoán và các cơ sở giao dịch chứng khoán.

Thông thường thị trường chứng khoán bao gồm 2 bộ phận:

 Thị trường sơ cấp là thị trường phát hành các chứng khoán mới.  Thị trường thứ cấp là thị trường mua, bán các chứng khán đã phát hành.

Hoạt động của thị trường này là được thực hiện qua các trung gian tài chính có tác dụng “ cầu nối ” giữa công chúng với các công ty. Các trung gian tài chính thường là các công ty tài chính, các ngân hàng thương mại công ty bảo hiểm. . .Các công ty này làm việc trong hệ thống sở giao dịch chứng khoán theo nguyên tắc phát hành các phiếu ghi nợ hoặc được quyền phát hành cổ phiếu.

Ở nước ta tuy đã có ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư phát triển sau khi đã chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hai cấp, nhưng phương thức và phương pháp chưa đuổi kịp với những đòi hỏi của thị trường vốn trong xã hội. Hệ thống các quỹ tín dụng và ngân hàng cổ phần mới ra đời và hoạt động trong thời gian ngắn chưa đủ lực và kinh nghiêm để làm cho các công ty cổ phần ra đời và hoạt động.

2.3 Thành lập một cơ quan Nhà nước có quyền lực để thực hiện chương trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước:

Thực tiễn quá trình cổ phần hoá nước ta đặc biệt là ở Đông Âu cũng như giai đoạn thí điểm vừa qua ở nước ta đã cho thấy sự cần thiết phải có một cơ quan được Nhà nước thành lập và uỷ quyền được giải quyết các vấn đề đổi mới khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó chuyên trách theo dõi , chỉ đạo và có đầy đủ thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến công việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước. Tên gọi đối với các cơ quan này tuy có sự khác nhau ở mỗi nước, như Bộ cải cách sở hữu ở BaLan, Đại lý tài sản Nhà nước của chính phủ Hungari. . .Nhưng đều có chung một nhiệm vụ là quản lý và thực hiện sự chuyển đổi và đa dạng hoá sở hưu đúng với pháp luật trong các doanh nghiệp Nhà nước, chống lại sự trục lợi, tham nhũng, tẩu tán tài sản của Nhà nước. Vì vậy, ở nước ta cần gấp rút thành lập một cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với sự tụ họp của các chuyên gia am hiểu về các lĩnh vực này để chỉ đạo và điều hành có kết quả.

Một phần của tài liệu Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (Trang 35 - 37)