CỦA NÓ:
1. Thực trạng của khu vực kinh tế Nhà nước của nước ta:
Ở nước ta, cũng giống như các nước XHCN trước đây thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung, lấy việc mở rộng và phát triển kinh tế Nhà nước bao trùm toàn bộ nền kinh tế quốc dân làm mục tiêu cho công cuộc cải tạo và xây dựng XHCN. Vì vậy khu vực kinh tế Nhà nước đã được phát triển một cách nhanh chóng, rộng khắp trong tất cả các lĩnh vực cơ bản với tỷ trọng tyệt đối trong nền kinh tế bất kể hiệu quả đích thực mà nó mang lại, trong đó phải kể đến sự ra đời tràn lan của các doanh nghiệp Nhà nước do các địa phương quản lý. Theo số liệu thống kế ngày 01/01/1990, cả nước có 12084 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó 1695 doanh nghiệp do trung ương quản lý, 10389 doanh nghiệp do cấp địa phương quản lý. Khu vực kinh tế Nhà nước có số vốn khoảng 10 tỷ USD, chiếm 85% tổng số vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, khoảng 70% tổng giá trị tài sản toàn xã hội, tạo ra khoảng từ 30%-38% giá trị tài sản xã hội (GDP) và thu nhập quốc dân khoảng 23%-30%. Trong một vài năm gần đây, phần của kinh tế Nhà nước tăng lên nhanh chóng là do bán quyền thăm dò và khai thác dầu, xuất khẩu gạo và than đá.
Tỷ trọng của kinh tế Nhà nước trong tổng sản phẩm xã hội của từng ngành kinh tế hiện nay là: xây dựng 76%; trồng rưng trong lâm nghiệp 35%; nông nghiệp 3%; trong các ngành bưu chính viễn thông, vận tải đường sắt, hàng không chiếm 100%; viễn dương 98%; đường bộ 80%. Trong nhiều ngành sản xuất công nghiệp: dầu khí, than, điện, cơ khí chế tạo, hoá chất, xi măng, thuốc lá. . .Kinh tế Nhà nước vẫn chiếm chủ yếu. Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, tín dụng ngân hàng. . .hầu hết là do kinh tế Nhà nước nắm giữ. Hàng năm kinh tế Nhà nước vẫn đang là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước (khoảng 60 đến 70% tổng thu ngân sách). Tuy nhiên, so với khối lượng vốn đầu tư và khoản trợ cấp tín dụng ưu đãi của ngân hàng, nếu như cũng như bóc tách ở trong đóng góp hiện nay của các doanh nghiệp Nhà nước phần thuế tài nguyên do bán dầu thô, phần khấu hao cơ bản và một phần rất lớn thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế gián thu khác đánh vào người tiêu dùng mà Nhà nước thu qua doanh nghiệp thì mức độ trên còn chưa tương xứng.
Các doanh nghiệp Nhà nước được hình thành và phát triển trên cơ sở nguồn vốn cấp phát của ngân sách Nhà nước và do đó, tất cả các hoạt động đều chịu sự kiểm soát và chi phối của Nhà nước. Song cũng như nhiều nước trên thế giới, khu vực kinh tế Nhà nước hoạt động hết sức kém hiệu quả, đặc biệt là doanh nghiệp do cấp địa phương trực tiếp quản lý, cụ thể.
Tỷ trọng tiêu hao vật chất trong tổng sản phẩm quốc dân của khu vực kinh tế Nhà nước cao gấp 1,5 lần và chi phí để sáng tạo ra một đồng thu nhập quốc dân thường cao gấp 2 lần so với kinh tế tư nhân.
- Mức tiêu hao vật chất của các doanh nghiệp Nhà nước trong sản xuất cho một giá trị đơn vị tổng sản phẩm xã hội ở nước ta thường cao gấp 1,5 lần so với trung bình trên thế giới.
- Chất lượng sản phẩm của nhiều doanh nghiệp Nhà nước rất thấp và không ổn định. Trung bình trong khu vực kinh tế Nhà nước chỉ có 15% đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 65% số sản phẩm đạt độ mức dưới trung bình để tiêu dùng nội địa; 20% số sản phẩm kém chất lượng. Do đó hiện tượng hàng hoá ứ đọng với khối lượng lớn và chiếm 10% so với tổng số vốn lưu động của toàn xã hội.
- Hệ số sinh lời của khu vực kinh tế Nhà nước rất thấp. Ví dụ: hệ số sinh lời của vốn huy động tính chung chỉ đạt 7%/năm, trong đó ngành giao thông vận tải chiếm 2%/ năm. . .
- Hiệu quả khai thác vốn đầu tư của khu vực kinh tế Nhà nước hết sức thấp. Cụ thể là trong mấy năm gần đây, hàng năm Nhà nước giành 70% vốn đầu tư ngân sách của toàn xã hội cho các doanh nghiệp Nhà nước, tuy nhiên chúng chỉ sáng tạo được 34 - 35% tổng sản phẩm xã hội. Hơn nữa khu vực kinh tế Nhà nước lại sử dụng hầu hết lao động có trình độ đại học, công nhân kỹ thuật, phần lớn số vốn tín dụng của ngân hàng quốc tế.
- Số doanh nghiệp thua lỗ chiếm một tỷ trọng lớn. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm 1990 trong số 12084 cơ sở quốc doanh thì có tới 4584 cơ sở sản xuất kinh doanh thua lỗ, chiếm hơn 30% tổng số các doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, quốc doanh TW có 501 cơ sở thua lỗ, bằng 26,9% số cơ sở TW quản lý, quốc doanh địa phương có 4083 cơ sở thua lỗ, chiếm 39,9% số đơn vị do địa phương quản lý. Các đơn vị thua lỗ trên đây có tài sản cố định bằng 38% tổng giá trị tài sản của toàn bộ khu vực kinh tế Nhà nước và với 787.300 lao động trong
tổng số 2.590.000 lao động bằng 32,9% số lao động của toàn bộ khu vực kinh tế Nhà nước.
Từ năm 1989 đến nay, nền kinh tế đã thực sự bước sang hoạt động theo cơ chế thị trường. Các chính sách về kinh tế, tài chính đối với doanh nghiệp Nhà nước đã được thay đổi theo hướng tự do hoá giá cả. Chi phí ngân sách Nhà nước cho bù lỗ, bù giá, bổ sung vốn lưu động cho khu vực này đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, tư tưởng bao cấp trong đầu tư rất còn rất nặng nề. Tất cả các doanh nghiệp được thành lập đều được cấp vốn từ ngân sách Nhà nước. Hàng năm trên 85% vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi được cho các doanh nghiệp Nhà nước. Tài sản tiền vốn của Nhà nước giao cho doanh nghiệp chủ yếu không được bảo tồn và phát triển, theo báo cáo của Tổng cục thống kê, hầu hết các doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ bảo toàn được số vốn lưu động còn mức vốn cố định chỉ bảo toàn ở mức 50% so với chỉ số lạm phát. . .
2. Cổ phần hoá, một yêu cầu bức thiết của cải cách doanh nghiệp Nhà nước:
Từ thực tiễn tiến hành công cuộc phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN và những kinh nghiệm thu được qua quá trình chỉ đạo điều hành sản xuất kinh doanh, chúng ta đã xác định được rằng cải cách các doanh nghiệp Nhà nước, cải cách triệt để là một yêu cầu có tính quyết định để tăng cường động lực phát triển sản xuất thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn.
Trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã kiên trì tiến hành công tác sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước và được một số kết quả như giảm mạnh số lượng doanh nghiệp Nhà nước, nâng quy mô vốn bình quân, giảm bớt vốn tài trợ ngân sách, tạo nhiều điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, bước đầu phát huy quyền tự chủ kinh doanh của các đơn vị cơ sở, giảm mạnh sự can thiệp hành chính vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, do đặc điểm và thực trạng doanh nghiệp Nhà nước của nước ta, việc sắp xếp, đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước còn phải tiến hành một cách thận trọng, lâu dài vì phải giải quyết đồng bộ nhiều vấn đề phức tạp trong cả vấn đề, lĩnh vực kinh tế, đời sống xã hội mới đạt được kết quả mong muốn.
Hiện nay, bên cạnh các khó khăn xuất phát từ nội bộ nền kinh tế, thì biến động của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực đang tiếp tục lan rộng theo chiều sâu, sẽ đồng thời ảnh hưởng theo chiều hướng
xấu đến nền kinh tế nước ta. Điều này cho thấy rằng tính cấp bách phải khẩn trương nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế để đảm bảo cho sự phát triển ổn định của nền kinh tế. Vững chắc không những cho những năm tới mà cho cả tương lai lâu dài.
Nghị quyết Hội nghị TW IV (khoá VIII) đã giành một phần quan trọng cho mục tiêu đổi mới mạnh mẽ các doanh nghiệp Nhà nước, phấn đấu đưa chúng ta thực sự trở thành lực lượng chủ đạo dẫn dắt các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác cũng phát triển làm nòng cốt để thực hiện thành công tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập nền kinh tế thế giới có hiệu quả. Tiếp theo Chính phủ đã có chỉ thị số 20/TTg ngày 21/4/1998, trong đó đã đề ra chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai và quyết tâm thông qua đợt sắp xếp này để hình thành một cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước hợp lý, mạnh được quản lý tốt. Cổ phần hoá là một trong những nội dung quan trọng của quá trình sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước.
Chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được nêu tại Nghị quyết Hội nghị lần 2 BCHTW khoá VII (tháng 1/1994) và tiếp tục được cụ thể hoá tại Nghị quyết Hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá VII (tháng 12/1994), Nghị quyết 10/NQTW của Bộ chính trị ngày 17/3/1995, thông báo số 63/TBTW ngày 4/4/l1997 và được khẳng định rõ hơn tại Nghị quyết Đại hội VIII, Nghị quyết hội nghị TW lần thứ IV (khoá VIII).
Mục tiêu nhất quán của cổ phần hoá một bộ phận doanh nghiệp Nhà nước là huy động vốn, tạo điều kiện để người lao động được làm chủ thực sự trong doanh nghiệp, tạo động lực bên trong thay đổi phương thức quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đồng thời làm tăng tài sản và thay đổi cơ cấu doanh nghiệp.
Cổ phần hoá chính là biện pháp hiệu quả để sử dụng đồng vốn tốt nhất. Doanh nghiệp cổ phần hoá sẽ thu hút ngày càng nhiều vốn nếu hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nhất là khi hình thành thị trường chứng khoán.
3. Cổ phần hoá- nhiệm vụ quan trọng và bức bách:
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Chính phủ đã có hàng loạt các biện pháp cần thiết để tăng cường hiệu quả của khu kinh tế Nhà
nước. Ngay từ 1987 với quyết định 217/HĐBT, Chính phủ tạo bước đột phá, giao quyền tự chủ cho các doanh nghiệp Nhà nước riêng cổ phần hoá (CPH) được triển khai thí điểm theo quyết định 202/CT ngày 8/6/1992 của chủ tịch HĐBT. Kết quả thực hiện hoạt động thí điểm đã khẳng định CPH là một nhiệm vụ quan trọng. Các Nghị định 28/CP ngày 7/5/1996 và Nghị định sửa đổi 25/CP ngày 26/3/1997 đã cụ thể hoá quyết tâm của Chính phủ về CPH. Triển khai các nội dung Nghị định của Chính phủ, Bộ tài chính đã có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể như thông tư 47/TC- TCT ngày 17/8/1996, hướng dẫn vấn đề tài chính, bán cổ phần.
Thực hiện chính sách nâng cao hiệu quả kinh tế và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhà nước, Đảng và Chính phủ coi biện pháp CPH là một trong những biện pháp tích cực nhất nhằm tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, thúc đẩy các thành phần kinh tế phát triển.
Làm tốt cổ phần hóa sẽ góp phần:
Giải quyết tốt vấn đề sở hữu công cộng, cụ thể hoá quyền sở hữu của người lao động, tạo điều kiện cho quần chúng lao động tham gia làm chủ doanh nghiệp một cách thiết thực.
Tăng vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước, giúp các doanh nghiệp có sức và có cơ hội mở rộng thị trường tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ hiện đại.
Góp phần đắc lực và tạo hiệu quả cao để thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước.