Số tiền của L/C:

Một phần của tài liệu Bài giảng thanh toán quốc tế (Trang 58)

IV. ĐIỀU KIỆN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

c. Số tiền của L/C:

- Số tiền của L/C phải vừa được ghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và thống nhất với nhau. Không thể chấp nhận một thư tín dụng có số tiền ghi bằng số và bằng chữ mâu thuẩn nhau.

- Tên đơn vị tiền tệ phải rõ ràng. Không nên ghi số tiền dưới dạng một số tuyệt đối vì như vậy, người xuất khẩu khó có thể giao hàng có giá trị đúng như L/C và một khi giá trị giao hàng không khớp với giá trị L/C, thì người xuất khẩu có thể bị từ chối thanh toán, vì ngân hàng mở L/C sẽ đưa ra lý do chứng từ không phù hợp với những điều kện qui định của L/C.

- Cách ghi số tiền tốt nhất là một số giá trị giới hạn và người xuất khẩu có thể đạt được. Ví dụ: “một số tiền không quá 100.000 USD” hoặc là một giới hạn chênh lệch ± % của tổng số tiền mà người xuất khẩu có quyền xuất trình chứng từ thanh toán như: “Một số tiền khoảng 100.000 USD ± 10%”

- Theo bản “qui tắc và cách thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, bảng sửa đổi năm 1993, do phòng thương mại xuất bản số 500” UCP, 1993 - ICC 500 qui định thì những từ như “khoản chừng”, “độ khoản” hoặc những từ tương tự được dùng để chỉ mức độ số tiền của L/C nên hiểu là cho phép xê dịch hơn kém không 10% của tổng số tiền đó.

- Ngoài ra, UCP còn qui định: “trừ khi L/C qui định số lượng giao hàng không được hơn kém, còn thì sẽ được phép có một khoản dung sai trong phạm vi hơn kém 5%, miễn là tổng số tiền chi trả luôn luôn không được vượt quá số tiền

Một phần của tài liệu Bài giảng thanh toán quốc tế (Trang 58)