NỘI DUNG SÉC.

Một phần của tài liệu Bài giảng thanh toán quốc tế (Trang 31)

Tờ séc muốn có hiệu lực bắt buộc phải có những yếu tố sau:

- Tiêu đề séc: làm séc theo ngôn ngữ nào thì danh từ séc cũng theo ngôn ngữ

- Ngày tháng năm kí phát séc: ngày kí phát séc sẽ là một căn cứ để xác định thời hạn hiệu lực của tờ séc. Yếu tố này rất quan trọng vì ngân hàng sẽ căn cứ vào ngày này để tính thời gian hiệu lực của tờ séc theo luật định. Việc ghi sai ngày, nếu bị phát hiện sẽ bị phạt tiền vì việc này có thể dẫn đến một số hệ luỵ như sau:

+ Nếu ghi ngày trước ngày kí phát thực sự: điều này vừa làm rút ngắn thời gian hiệu lực của tờ séc, vừa có thể do lúc đó người kí phát séc bị chế tài vô năng (tức không có khả năng kí phát séc theo luật định nữa vì bị phá sản, truy tố, truy nã…)

Muốn chứng minh sự vô tội của mình khi cố tình kí phát séc bằng cách ghi ngày kí phát vào thời điểm mình còn có đủ năng lực kí phát.

+ Nếu ghi lùi ngày so với ngày kí phát thực sự: tuy có thể kéo dài thời gian hiệu lực của tờ séc nhưng có thể do xuất phát từ chủ ý mong đợi của người kí phát rằng lúc đó tờ séc có đủ tiền bảo chứng vì hiệu lực tại lúc kí phát trên tài khoản của người này chưa có đủ tiền để thanh toán tờ séc.

Việc ghi lùi ngày cũng có thể làm cho tờ séc vô hiệu lực (trường hợp sau ngày kí phát thực sự nhưng trước ngày kí phát ghi trên tờ séc người kí phát bị chế tài vô năng).

Như vậy, việc ghi sai ngày kí phát thực sự đem lại nhiều rủi ro cho người thụ hưởng, nên tất cả các hệ thống luật pháp đều khuyến khích người thụ hưởng kiểm tra và bắt buộc tính xác thực của yếu tố này.

- Người trả tiền: Khi ra lệnh trả tiền, đương nhiên sẽ có người thi hành lệnh

ấy. Đó chỉ là ngân hàng. Nếu chỉ định người trả tiền khác thì tờ séc sẽ không có giá trị.

Điều khoản này nhằm tập trung việc dùng séc vào hệ thống ngân hàng, là nơi theo luật định có đặc quyền nhận các khoản kí thác hoạt kì của khách hàng. Điều này mặc định vai trò độc tôn của ngân hàng trong việc thực hiện chức năng làm trung tâm thanh toán không dùng tiền mặt của toàn xã hội, bởi vì chỉ có hệ thống ngân hàng mới đủ nghiệp vụ chuyên môn đảm đương tố vai trò này.

- Nơi thanh toán (địa chỉ của ngân hàng thanh toán): thường trên mẫu séc của

ngân hàng có ghi sẵn tên và địa chỉ của ngân hàng trả tiền, là nơi người kí phát séc mở tài khoản. Đây là một yếu tố cần thiết giúp cho người thụ hưởngbiết rõ địa chỉ của người trả tiền để mang séc nộp trực tiếp đó (nếu thấy cần khi không muốn ngân hàng mình thu hộ). Mặt khác, đây là cơ sở để xác định cơ quan pháp lí nào phán xét khi có tranh chấp.

- Người nhận tiền: Người nhận tiền có thể là người thứ ba hay chính người kí

phát séc. Trường hợp không có tên người nhận tiền, người thụ hưởng chính là người cầm séc.

- Số tiền phải trả: hay còn gọi là điều khoản số dư có, ghi theo một mệnh đề:

Đề nghị thanh toán cho… số tiền… từ số dư có trong tài khoản. Số dư phải ghi cả bằng chữ và bằng số. Nếu giữa số và chữ có sự khác nhau thì ngân hàng có quyền từ chối trả tiền, nhưng cũng có thể căn cứ vào số tiền nhỏ hơn để trả.

- Chữ kí của người kí phát séc: chữ kí hợp pháp đã được đăng kí của người kí

hoặc bởi người được chủ tài khoản uỷ quyền. Công ước Geneve cho phép đối với những người không biết kí hoặc không thể kí tên (do tai nạn, đau ốm…) có thể uỷ quyền cho người khác kí thác hoặc uỷ quyền để quản lý tài sản (ví dụ như đối với người bị tàn tật…)

Điều 6 luật thống nhất tại công ước Geneve quy định : “ …séc có thể do một người lập nhân danh người thứ 3…”

- Họ tên, số séc, số hiệu tài khoản, số hiệu ngân hàng của người ký phát séc:

Theo thông lệ bắt buộc khi bán mẫu séc cho khách hàng thì trên tờ séc phải có số séc, ghi rõ họ tên, số hiệu tài khoản, số hiệu ngân hàng của người kí phát séc cũng chính là chủ tài khoản. Điều này giúp chống lạm phát tờ séc thất lạc và giúp cho ngân hàng dễ dàng tìm ra tên người kí phát không cần khảo cứu chữ kí hay tài khoản.

Một phần của tài liệu Bài giảng thanh toán quốc tế (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w