II. Mối quanhệ bản chất giữa nguyên nhân và kết quả:
6. Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
+ ý thức xã hội không phụ thuộc vào tồn tại xã hội một cách thụ động mà trái lại nó có tác động tích cực trở lại đối với trật tự xã hội.
+ Sự thống nhất giữa chức năng phản ánh và chức năng sáng tạo tích cực của ý thức xã hội với trật tự xã hội biểu hiện ở chỗ ý thức xã hội vừa có khả năng vượt trước lại vừa lạc hậu so với sự phát triển của xã hội.
+ Sự phản ánh vượt trước sẽ là sáng tạo khi ý thức xã hội phản ánh đúng trật tự xã hội. ý thức xã hội có khả năng: tiên đoán, dự báo dựa trên quy luật mà con
người đã nắm bắt được trên một số lĩnh vực: khoa học, hệ tư tưởng tiên tiến, một số lĩnh vực nghệ thuật. Sự phản ánh này sẽ là duy ý chí, ảo tưởng khi đó chỉ là sự mong muốn chủ quan của con người, không dựa trên sự nắm bắt lôgic của hiện thực.
+ ý thức xã hội thường lạc hậu lớn hơn so với trật tự xã hội. - Trật tự xã hội là yếu tố động hơn và thay đổi nhanh hơn.
- ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội thường không kịp thời và không đầy đủ.
- Còn được thể hiện ở sức ỳ (quán tính) của tâm lý xã hội.
- Còn có nguyên nhân ở quan hệ lợi ích, những tư tưởng cũ thường được giai cấp thống trị phản động tìm mọi cách duy trì để chống lại đấu tranh cải tạo xã hội của giai cấp cách mạng vì lợi ích của họ.
+ ý thức xã hội có tính kế thừa, là một trong những tính quy luật của sự phát triển ý thức xã hội. Kế thừa là yếu tố khách quan và phải qua lọc bỏ. Đó là biện chứng của sự phát triển.
- Tính kế thừa của ý thức xã hội thể hiện ở chỗ bất cứ thời đại nào nếu không dựa vào di sản tư tưởng của thời quá khứ thì tư tưởng không thể phát triển được.
- Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội còn thể hiện ở chỗ chúng có khả năng tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các hình thái ý thức xã hội trong quá trình hình thành và phát triển của ý thức xã hội, trên cơ sở đó tác động trở lại tồn tại xã hội và có thể tạo nên những hiệu quả xã hội đặc biệt.
+ ý thức xã hội tác động trở lại với trật tự xã hội. Các hình thái ý thức xã hội đều có khả năng tác động trở lại tồn tại xã hội, thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nó phụ thuộc vào việc đó là ý thức xã hội của giai cấp nào, phản ánh tồn tại đúng hay sai và thâm nhập vào quần chúng nhân dân nhiều hay ít.
Câu 13: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng. 1. Khái niệm: