Cấu trúc ý thức xã hội:

Một phần của tài liệu Tài liệu thi cao học môn triết học mác (Trang 42 - 43)

II. Mối quanhệ bản chất giữa nguyên nhân và kết quả:

3. Cấu trúc ý thức xã hội:

Có nhiều cách tiếp cận ý thức xã hội. Nói chung ý thức xã hội thường được phân chia theo chiều dọc, là thành những cấp độ và theo chiều ngang thành những hình thái.

+ ý thức lý luận và ý thức thường ngày là toàn bộ ý thức xã hội. Sự phân chia ý thức lý luận và ý thức thường ngày là sự phân chia theo cấp độ phản ánh của nó.

- ý thức lý luận: Là toàn bộ những quan điểm quan niệm mang tính hệ thống, được xây dựng bởi tư duy lý luận trên cơ sở hoạt động thực tiễn của con người, được thể hiện dưới dạng các học thuyết, lý thuyết, các khái niệm, các phạm trù…

- ý thức thông thường (ý thức thường ngày): Là những tri thức hỗn tạp về xã hội, tự nhiên và tư duy, phản ánh quan niệm sống của con người, được hình thành

một cách tự phát, đáp ứng nhu cầu nhận thức trực tiếp của con người có tính phi hệ thống.

+ Nếu phân chia theo lĩnh vực phản ánh thì ý thức xã hội thể hiện ra thành hệ tư tưởng, tâm lý xã hội và ý thức khoa học.

- Hệ tư tưởng: Là toàn bộ quan điểm, quan niệm, tư tưởng đã được hệ thống hoá thành các lý luận, các học thuyết chính trị xã hội, phản ánh trực tiếp lợi ích giai cấp.

- Tâm lý xã hội là một bộ phận của ý thức thường ngày, được hình thành tự phát dưới ảnh hưởng đời sống thường ngày bao gồm: tình cảm, tâm trạng, ý thức. Mong muốn, là trình độ thấp hơn so với hệ tư tưởng.

- ý thức khoa học: Là hệ thống những quan điểm, quan niệm, tri thức về tính quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, được thể hiện dưới dạng các học thuyết, lý thuyết, phạm trù, khái niệm.

Một phần của tài liệu Tài liệu thi cao học môn triết học mác (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w