Biện chứng của lực lượng sản xuất và quanhệ sản xuất (những nguyên lý về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất)

Một phần của tài liệu Tài liệu thi cao học môn triết học mác (Trang 38 - 41)

II. Mối quanhệ bản chất giữa nguyên nhân và kết quả:

2.Biện chứng của lực lượng sản xuất và quanhệ sản xuất (những nguyên lý về mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất)

2.1. Phương thức sản xuất:

- Mỗi hình thái kinh tế xã hội nhất định gắn với một phương thức sản xuất nhất định. Phương thức sản xuất là sự thống nhất biện chứng gưĩa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

- Sự thống nhất này nói lên những thách thức mà người ta sản xuất trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Cối xay quay bằng tay đưa lại cho xã hội những nhà tư bản công nghiệp.

- Những hình thái kinh tế xã hội khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất ra bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào. Đó là sự khác nhau giữa các phương thức sản xuất.

- Mỗi hình thái kinh tế xã hội có một phương thức sản xuất đặc trưng cho nó. Nó chỉ là phương thức đặc trưng chứ không phải là phương thức duy nhất.

2.2. Lực lượng sản xuất:

- Là biểu hiện trực tiếp mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, là một mặt của mối quan hệ, là một mặt của mối quan hệ song trùng của con người trong nền sản xuất xã hội.

- Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

- Lực lượng sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa người lao động với tư liệu sản xuất (bao gồm công cụ lao động và đối tượng lao động) mà trước hết là công cụ lao động.

- Lực lượng sản xuất có tính khách quan. Con người không thể tự do lựa chọn quan hệ sản xuất.

2.2.1. Vai trò của công cụ lao động: Có khả năng "nối dài bàn tay" của con

người, là nhân tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất, là nhân tố đồng nhất, luôn luôn thay đổi và phát triển theo hướng ngày càng hoàn thiện).

2.2.2. Vai trò của khoa học - công nghệ: Khoa học đã trở thành lực lượng sảnxuất trực tiếp. Nó ngày càng có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội, làm xuất trực tiếp. Nó ngày càng có vai trò hết sức to lớn trong đời sống xã hội, làm đảo lộn cả phương thức tư duy truyền thống.

2.2.3. Vai trò của con người - lao động: Con người là lực lượng sản xuất hàng đầu của toàn nhân loại, là nhân vật trung tâm của đời sống xã hội, là mục tiêu, là động lực thúc đẩy của sự phát triển xã hội.

2.2.4. Năng suất lao động: Là nhân tố quan trọng quyết định cho sự thắng lợi

của một trật tự xã hội này với một trật tự xã hội khác, là thước đo trình độ của sự phát triển.

2.3. Quan hệ sản xuất: Là một mặt của mối quan hệ song trùng của con

người, là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với con người trong nền sản xuất xã hội.

- Thể hiện ở quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm lao động.

- Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, song nó được hình thành một cách khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan, tuỳ tiện của lực lượng sản xuất ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Quan hệ sản xuất mang tính xã hội.

Quan hệ sở hữu: Là quan hệ giữa người với người trong chiếm hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. Nó không phải là mối quan hệ giữa kẻ chiếm hữu với đối tượng sở hữu.

Là quan hệ trung tâm cơ bản của các quan hệ sản xuất và chi phối toàn bộ quan hệ sản xuất.

Quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất: Là mối quan hệ điều tiết toàn bộ nền kinh tế xã hội.

Quan hệ phân phối sản phẩm lao động: Là quan hệ giữa người với người trong phân phối sản phẩm lao động, là mối quan hệ có khả năng kích thích sự năng động của toàn bộ nền sản xuất xã hội.

- Quan hệ sản xuất có tính độc lập tương đối so với lực lượng sản xuất.

4. Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ củalực lượng sản xuất (biện chứng). lực lượng sản xuất (biện chứng).

- Tính chất của lực lượng sản xuất:

+ Sản xuất với công cụ thủ công ở lực lược sản xuất mang tính cá nhân.

+ Sản xuất bằng máy lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá. Chỉ đến nền sản xuất tư bản chủ nghĩa lực lượng sản xuất mới đạt tới trình độ xã hội hoá.

- Trình độ lực lượng sản xuất thể hiện trình độ trinh phục tự nhiên của con người, được quy về trước hết là công cụ lao động, trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất, trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người.

- Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất không tách rời nhau. Một tính trạng nhất định của lực lượng sản xuất nói lên cả tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nội dung của quy luật:

Sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là sự kết hợp đúng đắn giữa các yếu tố cấu thành quanhệ sản xuất và lực lượng sản xuất, đem lại những phương thức liên kết có hiệu quả cao giữa người lao động với tư liệu sản xuất.

Khi phù hợp cũng như không phù hợp, quan hệ sản xuất bao giờ cũng thể hiện tính độc lập với tư liệu sản xuất, quan hệ sản xuất có tác động trở lại đối với lực lượng sản xuất, quy định mục đích của nền sản xuất xã hội; khuynh hướng phát triển của quan hệ lợi ích từ đó hình thành một hệ thống những yếu tố thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Khi mâu thuẫn khách quan giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất bộc lộ gay gắt đòi hỏi phải được giải quyết, khi con người không phát hiện được hoặc phát hiện nhưng không giải quyết được, hoặc do những sai lầm chủ quan trong quá trình giải quyết thì tác dụng kìm hãm của quan hệ sản xuất trở thành nhân tố phá hoại lực lượng sản xuất. Nhưng cuối cùng thì quy luật vẫn tự vạch đường đi cho nó.

Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất kìm hãm, trở thành xiềng xích của lực lượng sản xuất thì khi đó nó mở đầu cho một cuộc cách mạng xã hội (Mác).

Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, là quy luật chung, phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại, làm cho lịch sử chuyển từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu thi cao học môn triết học mác (Trang 38 - 41)