3. Tác động do chất thải rắn
4.2. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC KHI NHÀ MÁY
4.2.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Để giảm thiểu tác động do bụi và tiếng ồn tại các nhà xưởng sản xuất, Công ty Cơ khí chính xác Feiti (Việt Nam) áp dụng một số biện pháp như sau:
4.2.1.1. Giảm thiểu khí thải máy phát điện dự phòng
Nồng độ các chất ô nhiễm từ khí thải của máy phát điện dự phòng của nhà máy cao hơn so với quy định. Việc chạy máy phát điện là không thường xuyên, chỉ khi có sự cố mất điện của toàn Khu công nghiệp.
Tuy nhiên, dự án sẽ bố trí lắp đặt máy phát điện ở một khu vực riêng, chiều cao ống khói cao ít nhất là 15m, tận dụng quá trình tự làm sạch của không khí. Hạn chế tối đa ảnh hưởng của khí thải máy phát điện dự phòng, khi có sự cố mất điện trong khu công nghiệp.
4.2.1.2. Tạo vi khí hậu trong lành
- Lập nội quy ra vào cổng nhà máy nhằm giảm thiểu tốc độ để giảm phát sainh khói bụi phát sinh từ xe vận chuyển.
- Khi thiết kế nhà máy sẽ quan tâm đến các giải pháp thông gió tự nhiên, triệt để lợi dụng hướng gió chủ đạo để bố trí hướng nhà hợp lý, tăng cường diện tích cửa mái, cửa chớp và cửa sổ.
- Bố trí quạt thổi mát cục bộ cho những nơi phát triển nhiều nhiệt như khu vực tập trung nhiều máy móc và nơi công nhân làm việc tập trung như phân xưởng gia công kim loại, phân xưởng mạ.
- Bố trí các chụp hút cưỡng bức trên trần mái và quạt để hút hơi ẩm, nhiệt thừa ra khỏi khu vực sản xuất.
- Khu vực mạ điện có phát sinh hơi acid thì bố trí quạt hút dẫn đến bể hấp thụ hơi acid.
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 72
Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý của hệ thống thông gió tự nhiên
Các yếu tố vi khí hậu sẽđược Công ty quan tâm nhằm đảm bảo môi trường lao động hợp vệ sinh cho công nhân và hạn chế tác động do điều kiện làm việc trong môi trường nóng ẩm. Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu đối với các đối tượng như sau:
Bảng 4.1. Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu đối với loại hình lao động
TT Loại lao động Nhiệt độ (0C) Độẩm (%) Tốc độ gió (m/s)
1 Nhẹ 24 - 28 50 - 70 0,3 - 1,0
2 Vừa 22 - 29 50 - 75 0,5 - 1,0
3 Nặng 22 - 28 50 - 75 0,7 - 2,0
Ngoài ra, việc trồng cây xanh, cây cảnh xung quanh nhà xưởng, văn phòng, đường nội bộ vừa có tác dụng che nắng, giảm nhiệt độ không khí và tạo cảm giác mát mẻ cho công nhân, vừa có tác dụng điều hoà điều kiện vi khí hậu trong khu vực. Nhiệt độ không khí trong vườn cây thường thấp hơn ngoài chỗ trống 2-30C, nhiệt độ trên mặt sân cỏ thấp hơn nhiệt độ trên mặt đường 3 – 60C.
Bên cạnh đó, để giảm thiểu tác động đến sức khỏe người lao động, Công ty sẽ bố trí ca làm việc hợp lý và trang bị đồ bảo hộ thích hợp và đầy đủ cho công nhân tham gia vào quá trình sản xuất.
Bảng 4.2. Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
QCVN 05 : 2009/BTNMT
Đơn vị: Microgam trên mét khối (µg/m3)
TT Thông số Trung bình 1 giờ Trung bình 3 giờ Trung bình 24 giờ Trung bình năm 1 SO2 350 - 125 50 2 CO 30000 10000 5000 - 3 NOx 200 - 100 40 4 O3 180 120 80 - 5 Bụi lơ lửng (TSP) 300 - 200 140 6 Bụi ≤ 10 µm (PM10) - - 150 50 7 Pb - - 1,5 0,5
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định.
4.2.1.3. Giảm thiểu tiếng ồn và rung
Nhà máy sẽ chú ý đến các biện pháp chống ồn rung cho các thiết bị. Hạn chế tối đa tiếng ồn phát ra từ khu vực sản xuất. Các biện pháp được áp dụng để giảm thiểu tiếng ồn và rung:
- Trong giai đoạn thiết kế, việc giảm thiểu tiếng ồn bằng cách chế tạo chân đế to và đủ khối lượng để giảm rung cho thiết bị. Móng đặt máy móc sẽ sử dụng bê tông mác cao, tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo nền.
- Xây dựng cách ly các máy tạo ồn cao xa khu vực sản xuất như máy phát điện, nhằm hạn chế tiếng ồn ảnh hưởng đến công nhân lao động sản xuất trong nhà máy.
- Thường xuyên kiểm tra để máy được vận hành, bôi trơn và bảo dưỡng đúng chế độ; nền móng đặt máy phải được xây dựng bằng bê tông có chất lượng cao, lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su theo như thiết kế của máy để giảm rung hạn chế ồn, kiểm tra độ cân bằng của các trang thiết bị máy móc và hiệu chỉnh nếu cần thiết
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 74
- Cây cối được trồng xung quanh các xưởng máy, xây tường bao xung quanh nhà máy để giảm tiếng ồn phát tán ra xung quanh. Diện tích cây xanh dự tính là 15% tổng mặt bằng (bao gồm cả các bãi cỏ, bồn hoa).
- Các giải pháp cục bộ bảo vệ công nhân: phương tiện chống ồn cho công nhân, mũ bịt tai, bông gòn;
- Công nhân làm việc tại các nơi gây ồn nhiều sẽ được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và bố trí ca, kíp luân phiên hợp lý bảo đảm điều kiện làm việc tốt.
- Đối với các máy móc có mức rung động lớn như các máy dập, máy phát điện, máy nén khí… đòi hỏi phải có thêm một số biện pháp hỗ trợ như sau: Lắp đặt máy trên các đệm giảm chấn.
4.2.2. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Các loại nước thải của Nhà máy trong giai đoạn hoạt động phải được tập trung xử lý đạt tiêu chuẩn, Quy chuẩn Việt Nam hiện hành mới được đổ vào nguồn thoát nước chung của KCN Đình Trám và sau đó được dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung.
4.2.2.1. Xử lý nước thải sản xuất
• Nước thải sản xuất của Nhà máy phát sinh từ các nguồn bao gồm:
- Nước thải từ quá trình làm sạch bề mặt.
Để đảm bảo chất lượng lớp mạ trước khi mạ cần làm sạch bề mặt bằng phương pháp tẩy dầu mỡ hoá học, dùng dung môi hoặc điện hoá. Lượng nước thải phát sinh từ quá trình này nhiều nhưng nồng độ chất ô nhiễm nhỏ, chủ yếu là các chất kiềm (NaOH, Na2CO3), acid (HCl, H2SO4), dung môi và dầu mỡ.
- Nước thải từ quá trình mạ.
Lượng nước thải phát sinh trong công đoạn này tuy không nhiều nhưng chất ô nhiễm đa dạng, nồng độ chất ô nhiễm cao (Cr, Ni, Zn, Fe, CN-, …).
- Nước vệ sinh công nghiệp nhà xưởng sản xuất không chứa hoá chất độc hại, chỉ chứa hàm lượng lớn chất rắn và hàm lựơng nhỏ dầu mỡ.
Tổng lượng nước thải sản xuất của nhà máy trong giai đoạn hoạt động hết công suất ước tính khoảng 100m3/ngày đêm. Nước dùng cho sản xuất sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải sản xuất công nghiệp QCVN 24:
2009/BTNMT (cột B), sau đó được thải ra hệ thống thoát nước chung và được dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Đình Trám.
• Cấu tạo hệ thống thu gom nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất được thu gom triệt để từ xưởng sản xuất, xưởng mạ kim loại bằng hệ thống đường ống không bị ăn mòn bởi hóa chất và dung môi. Tổng chiều dài đường ống thu gom nước thải từ xưởng sản xuất đến hệ thống xử lý nước thải khoảng 50m; đường kính ống 110mm. Sau khi nước thải được xử lý được đổ vào hệ thống dẫn nước mặt tập trung của toàn nhà máy và sau đó đổ vào hệ thống thoát nước chung của KCN bằng phương pháp đấu nối và được dẫn đến nhà máy xử lý nước thải của KCN Đình Trám.
• Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải sản xuất
(Sơđồ nguyên lý hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sản xuất được thể hiện ở trang sau)
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 76 • Chú thích:
1. Tấm lưới lọc 11. Cột hấp phụ
2. Hố gom 12. Bể kết tủa
3. Bơm nước thải 13. Thiết bị khuấy 4. Bể lắng cát và tách dầu 14. Bể lắng
5. Hố thu cặn 15. Bể chứa bùn
6. Bể điều hoà 16. Bơm bùn
7. Cột lọc 17. Lọc ép khung bản
8. Bể chứa nước 18. Van
9. Cột trao đổi anionit 10. Cột trao đổi cationit
• Thuyết minh sơ đồ hệ thống xử lý:
1. Hố gom
- Nước thải từ các công đoạn mạ theo đường ống thải vào hố gom. Hố có tác dụng thu gom nước thải đồng thời còn có tác dụng lắng cát và thường được xây chìm xuống dưới mặt đất.
- Kích thước của hố gom: H = 3 m, B = L = 1.5 m. Chọn chiều cao dự trữ của hố gom 0.2 m nên H = 3.2 m. Kích thước xây dựng của hố gom: 7.2 m3.
- Hố gom được xây dựng bằng gạch đặc 6,5x10,5x22cm, vữa xi măng mác 100#, xung quanh được trát vữa xi măng và bả bột chống thấm.
2. Bể lắng cát và phân ly dầu
- Nước thải sau khi loại bỏ các tạp chất thì cho qua bể lắng cát. Ngoài ra, đặc trưng của nước thải này có chứa dầu mỡ nên cần phải phân ly dầu mỡ nhằm tách các hạt dầu có kích thước 80 – 150 µm, đảm bảo ít ảnh hưởng đến các thiết bị xử lý sau. Nước thải sau đó chảy vào bể điều hòa.
- Máng thu dầu: Để tách được dầu, ta dùng 2 tấm ngăn, tấm ngăn thứ nhất sâu 0.3 m, tấm ngăn thứ hai sâu 0.75 m. Đường kính của máng thu dầu 200 mm.
Bể lắng cát: H = 1.2m, B = 1m, L = 4.5m. Hố thu cát: h = 0.5m, a = 1m, a = 0.3m. 3. Bể điều hoà
Do lưu lượng nước thải của ngành mạ điện không nhiều nên dùng bể này vừa có tác dụng điều hoà lưu lượng cũng như nồng độ, vừa có tác dụng là bể thu gom nước để xử lý vì hệ thống xử lý hoạt động gián đoạn.
Ngoài ra trong bể còn cấp khí để tách dầu ra khỏi nước thải vì dầu có tỷ trọng nhỏ hơn của nước.
- Kích thước của bể điều hoà: H = 2 m, B = L = 2 m. Chọn chiều cao dự trữ của bể điều hoà 0.3 m nên H = 2.3 m. Kích thước xây dựng của bể điều hoà: 9.2 m3.
Bể điều hòa được xây dựng bằng gạch đặc 6,5x10,5x22cm, vữa xi măng mác 100#, xung quanh được trát vữa xi măng và bả bột chống thấm.
4. Cột lọc
Đối với dòng thải chứa Crom và Niken trước khi đi vào hệ thống trao đổi ion cần loại bỏ chất rắn lơ lửng nhằm tránh hiện tượng tắt nghẽn cột trao đổi. Cột lọc được lựa chọn để lọc các chất rắn lơ lửng là cột lọc màng Microfil (MF) có kích thước lỗ 5 - 10µm.
5. Cột trao đổi ion
Đối với nước thải của dòng chứa Crom: Vì trong bể mạ Crom có chứa Crom cả ở dạng cation và anion nên nước thải của nó cũng chứa Crom dưới dạng anion (Cr2O72-) và cation (Cr3+). Do đó, nước thải cần xử lý qua cột Anionit để loại bỏ Cr2O72- và cột Cationit để loại bỏ Cr3+.
Đối với dòng thải chứa Niken: Niken ở dạng cation (Ni2+) sẽ được loại bỏ khi cho dòng nước thải này qua cột Cationit.
6. Kết tủa
Đối với dòng thải chứa các kim loại khác xử lý bằng cách cho sữa vôi (giá thành thấp) vào nước thải để tạo kết tủa các kim loại thành các hydroxyt.
ZnSO4 + Ca(OH)2 Zn(OH)2 + CaSO4 (1)
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 78
Cần duy trì pH ổn định trong nước thải (dùng đầu dò pH) nhằm đạt hiệu quả tạo kết tủa cao nhất.
7. Bể lắng đợt 2
Bể lắng có tác dụng loại phân riêng hệ các chất rắn kết tủa (các hydroxit và canxisunfat) ra khỏi hỗn hợp nước thải. Bể lắng được lựa chọn là bể lắng đứng. Đầu tiên nước chảy vào ống trung tâm ở giữa bể, xuống dưới qua bộ phận hãm làm triệt tiêu chuyển động xoáy rồi vào phần lắng của bể lắng. Trong bể lắng đứng, nước chuyển động theo chiều đứng từ dưới lên trên, cặn rơi từ trên xuống đáy bể. Nước đã lắng trong được thu vào máng vòng bố trí xung quanh bể.
- Kích thước bể lắng tròn: D = 3.2 m, d = 0.64 m, H = 5.15 m. 8. Hấp phụ
Nước thải của 3 dòng sau khi qua các công đoạn xử lý ở trên hầu như đã đạt chất lượng nước đầu ra loại B. Song để đảm bảo an toàn của nước ra ta lắp đặt thêm bể lọc hấp phụ bằng than hoạt tính để loại trừ các chất hữu cơ còn trong nước thải.
9. Bể chứa nước
Nước sau khi qua lọc màng được bơm với áp suất phù hợp nhằm tránh hiện tượng làm hỏng màng lọc, đồng thời nước vào hệ thống trao đổi ion cũng cần khống chế tốc độ thích hợp, do đó cần thiết phải có bể chứa.
Nước thải sau khi xử lý bằng keo tụ và trao đổi ion thường có tính kiềm, do đó nếu pH vượtQuy chuẩn cho phép QCVN24: 2009/BTNMT (cột B) thì cho nước vào bể chứa để điều chỉnh pH = 5.5 – 9 (dùng acid sunfuric H2SO4) bằng cách dùng bơm định lượng và đầu dò pH.
10. Bể chứa bùn
- Bể này có tác dụng chứa bùn sau khi ra khỏi bể lắng. Sau thời gian lưu nhất định thì bùn được bơm đi xử lý.
- Kích thước bể chứa bùn: H = 1 m, B = L = 1 m. Bể chứa bùn được xây dựng bằng gạch đặc 6,5x10,5x22cm, vữa xi măng mác 100#, xung quanh được trát vữa xi măng và bả bột chống thấm.
Bảng 4.3. Quy chuẩn Quốc gia về nước thải sản xuất công nghiệp
QCVN24: 2009/BTNMT
TT Thông số Đơn vị Giá trị C
A B 1 Nhiệt độ 0C 40 40 2 pH - 6-9 5,5-9 3 Mùi - Không khó chịu Không khó chịu 4 Độ mầu (Co-Pt ở pH = 7) - 20 70 5 BOD5 (200C) mg/l 30 50 6 COD mg/l 50 100 7 Chất rắn lơ lửng mg/l 50 100 8 Asen mg/l 0,05 0,1 9 Thuỷ ngân mg/l 0,005 0,01 10 Chì mg/l 0,1 0,5 11 Cadimi mg/l 0,005 0,01 12 Crom (VI) mg/l 0,05 0,1 13 Crom (III) mg/l 0,2 1 14 Đồng mg/l 2 2 15 Kẽm mg/l 3 3 16 Niken mg/l 0,2 0,5 17 Mangan mg/l 0,5 1 18 Sắt mg/l 1 5 19 Thiếc mg/l 0,2 1 20 Xianua mg/l 0,07 0,1
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 80 21 Phenol mg/l 0,1 0,5 22 Dầu mỡ khoáng mg/l 5 5 23 Dầu động thực vật mg/l 10 20 24 Clo dư mg/l 1 2 25 PCB mg/l 0,003 0,01
26 Hoá chất bảo vệ thực vật lân
hữu cơ mg/l 0,3 1
27 Hoá chất bảo vệ thực vật Clo
hữu cơ mg/l 0,1 0,1
28 Sunfua mg/l 0,2 0,5
29 Florua mg/l 5 10
30 Clorua mg/l 500 600
31 Amoni (tính theo Nitơ) mg/l 5 10
32 Tổng Nitơ mg/l 15 30
33 Tổng Phôtpho mg/l 4 6
34 Coliform MPN/100ml 3000 5000
35 Tổng hoạt độ phóng xạ α Bq/l 0,1 0,1
36 Tổng hoạt độ phóng xạ β Bq/l 1,0 1,0
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định.
4.2.2.2. Xử lý nước thải sinh hoạt
Tất cả nước thải từ nhà ăn và các nhà vệ sinh đều được thu gom bằng hệ thống đường ống và hố ga lắng cặn, sau đó tập trung vào bể tự hoại trước khi thải ra ngoài môi trường. Sau cùng nước thải của nhà máy sẽ được đấu nối hệ thống thoát nước chung của KCN Đình Trám.
Sau khi nước thải sinh hoạt được xử lý được đổ và hệ thống dẫn nước mặt tập trung của toàn nhà máy và sau đó đấu nối với hệ thống dẫn nước chung rồi dẫn đến nhà máy xử lý nước thải của KCN Đình Trám. Hệ thống dẫn nước thải sinh
hoạt sau xử lý được xây bằng gạch đặc 6,5x10,5x22mm, chiều rộng 0,5m, cao 0,3m, xung quanh được trát vữa xi măng để chống thấm.
Như đã phân tích ở trên, trong giai đoạn hoạt động ổn định của dự án thì thường xuyên có 200 công nhân viên lao động trong nhà máy, lượng nước thải sinh hoạt