Qua các kết quả điều tra khảo sát thực địa và lấy mẫu, quan trắc hiện trạng môi trường khu vực Dự án: “Nhà máy Cơ khí chính xác Feiti Việt Nam” thuộc lô đất E2, E3 – KCN Đình Trám cho thấy chất lượng môi trường không khí, môi trường nước mặt vẫn chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm. Các kết quả phân tích được đều nằm trong giới hạn cho phép của Tiêu chuẩn và Quy chuẩn quốc gia về môi trường.
2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI
(Theo Báo cáo về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của xã Hoàng Ninh 6 tháng đầu năm 2008)
2.2.1. Điều kiện Kinh tế
Xã Hoàng Ninh có tổng diện tích đất tự nhiên là 683,35 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 396,22 ha, đất ở là 79,4 ha, còn lại là các loại đất khác.
- Mức thu nhập bình quân theo đầu người khoảng 6,5 triệu đồng/người/năm. - Cơ cấu kinh tế: Nông nghiệp chiếm hơn 80%, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ chiếm khoảng 20%.
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 38
- Hiện tại xã có 1 khu Công nghiệp Đình Trám trong đó có một số Công ty, hộ gia đình sản xuất công nghiêp với các loại hình sản xuất may mặc, điện tử, thủ công mỹ nghệ…thu hút hàng ngàn công nhân với thu nhập bình quân 1,2 triệu đồng/tháng.
- Hiện trạng tại KCN có 44 doanh nghiệp đã và đang đi vào sản xuất, kinh doanh. Loại hình sản xuất chủ yếu là các kết cấu thép, linh kiện điện tử, thức ăn chăn nuôi, lắp ráp ô tô, thực phẩm, chế biến gỗ,…
- Cơ sở hạ tầng, giao thông - thuỷ lợi: Trong 6 tháng đầu năm 2008 các thôn đã nạo vét được 2.500m mương tưới, tập trung GPMB kênh tiêu cụm công nghiệp Đồng Vàng, tu sửa 40 m3 đường nội đồng và nội thôn, sửa chữa 132m3 đường bê tông đường bê tông từ thôn My Điền nối ra đường 37.
- Cảnh quan thiên nhiên, di tích văn hoá - lịch sử: Trong khu vực không có các công trình di tích văn hoá - lịch sử quan trọng nào tuy nhiên có một số Đình, Chùa của Thôn, Làng và các thôn trong xã đều có nhà văn hoá thôn phục vụ cho việc hội họp, sinh hoạt văn hoá như: Hội vui tuổi già, Cựu chiến binh…
2.2.2. Điều kiện Xã hội
•••• Tình hình dân cư
Hiện tại xã có 2.211 hộ gia đình và 9.290 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Kinh, sống tập chung thành các thôn xóm.
Ngoài ra, hiện tại xã Hoàng Ninh có trên 20.000 công nhân đang trực tiếp lao động, sản xuất tại các cơ sở Công nghiệp nằm trong khu Công nghiệp Đình Trám.
•••• Công tác y tế
Xã Hoàng Ninh đã có Trạm y tế theo rõi và khám chữa bệnh thường xuyên cho nhân dân trong xã. Trong 6 tháng đầu năm 2008 đã khám và điều trị cho 3.252 lượt người. Điều trị nội trú cho 317 người. Cấp thuốc đầy đủ cho bệnh nhân tâm thần.
•••• Công tác giáo dục
Hiện nay số học sinh trong toàn xã là 1516 học sinh trong đó học sinh mẫu giáo có 9 lớp với 245 học sinh, 2 trường tiểu học với 644 học sinh, trường THCS có 16 lớp với 627 học sinh.
•••• Tôn giáo
Tình hình tôn giáo trong địa bàn vẫn ổn định, chính sách tôn giáo tín ngưỡng luôn được qua tâm, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo được tôn trọng…
Chương 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Mục đích của việc dự báo, đánh giá tác động môi trường là xác định nguồn gây ô nhiễm, nguồn phát sinh chất ô nhiễm, tải lượng các chất ô nhiễm. Qua đó đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nguồn thải các chất ô nhiễm, làm cơ sở để xây dựng các biện pháp giảm thiểu khả năng ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống cộng đồng.
Việc xem xét, đánh giá tác động môi trường của Dự án: “Nhà máy Cơ khí chính xác Feiti Việt Nam” được chia thành 2 giai đoạn:
• Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng;
• Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động sản xuất.
Trong giai đoạn thiết kế và xây dựng các công trình cơ bản, các tác động trong giai đoạn này chỉ mang tính chất tạm thời trong khoảng thời gian 10 tháng và trong phạm vi hẹp. Do vậy Báo cáo chủ yếu tập trung vào đánh giá tác động của Dự án trong giai đoạn đi vào hoạt động sản xuất.
3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
3.1.1. Đánh giá tác động trong giai đoạn xây dựng
Trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của dự án cần thiết phải huy động một lượng về người và phương tiện, máy móc thi công nên sẽ làm gia tăng mật độ phương tiện vận chuyển nguyên nhiên vật liệu, máy móc, thiết bị thi công, công nhân xây dựng trong khu vực và KCN. Do đó sẽ gây ra một số tác động tới môi trường tự nhiên như môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất và sức khỏe con người, đặc biệt là công nhân trực tiếp xây dựng và lao động của một số nhà máy thuộc KCN Đình Trám.
Bảng 3.1. Diện tích xây dựng các hạng mục của dự án
TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng
1 Diện tích đất xây dựng làm khu văn phòng m2 600
2 Diện tích đất dùng để làm nhà xưởng m2 9.240
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 40 4 Diện tích đất dùng để làm thảm cỏ, hệ thống cây xanh, đường đi nội bộ m 2 10.470 Tổng diện tích đất của Dự án m2 20.910
Các tác động điển hình của giai đoạn này bao gồm: Tác động của bụi, đất đá nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển, thi công,… tới công nhân lao động trực tiếp và xung quanh; Tác động do khí thải của các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công trên công trường; Ô nhiễm tiếng ồn, rung từ các phương tiện giao thông và máy móc thi công; Ô nhiễm nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng; Ô nhiễm do nước mưa chảy tràn qua lô đất; Ô nhiễm do chất thải rắn …
Nhìn chung, trong giai đoạn thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án : “Nhà máy Cơ khí chính xác Feiti Việt Nam” sẽ tạo ra một số tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của công nhân cũng như cư dân xung quanh. Tuy nhiên, những tác động này đều có thể kiểm soát và giảm thiểu được bằng những biện pháp kỹ thuật.
3.1.1.1. Các tác động liên quan đến chất thải
Bảng 3.2. Tóm tắt nguồn gây tác động, đối tượng chịu tác động và mức độ của các tác động lên quan đến chất thải
TT
Yếu tố tác động
Nguồn gây tác động
Đối tượng và quy mô bị tác động
Mức độ
I Môi trường không khí, bụi và tiếng ồn
1
Khí thải: SO2, NO2, CO
- Hoạt động của các phương tiện giao thông
- Hoạt động của các máy móc thi công
+ Đối tượng:
- Công nhân thi công xây dựng trên công trường - Dân cư tham gia giao thông dọc tuyến QL1A và QL 37 kéo dài + Quy mô: - Ngắn hạn: 10 tháng - Có thể giảm thiểu
- Xung quanh khu vực công trường
- Dọc tuyến đường Quốc lộ 37 kéo dài
2 Bụi
- Hoạt động của các phương tiện giao thông
- Hoạt động động xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Đối tượng:
- Môi trường không khí - Công nhân lao động trên công trường
- Dọc tuyến đường Quốc lộ 37 kéo dài
+ Quy mô:
- Trong phạm vi công trường
- Dọc tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu
- Ngắn hạn: 10 tháng - Có thể giảm thiểu 3 Tiếng ồn - Hoạt động của các phương tiện giao thông
- Hoạt động của máy móc thi công
+ Đối tượng:
- Công nhân lao động trên công trường
- Lao động của một số công ty bên cạnh
+ Quy mô:
- Xung quanh khu vực Dự án - Ngăn hạn: 10 tháng - Có thể giảm thiểu II Chất thải lỏng
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 42
1 Nước thải xây dựng
- Hoạt động chế biến vật liệu
- Bảo dưỡng, xả rửa máy móc, thiết bị + Đối tượng: - Chất lượng nước + Quy mô: - Phạm vi công trường và một só thủy vực gần Dự án: kênh T6, Ngòi Bún - Ngắn hạn: 10 tháng - Có thể giảm thiểu 2 Nước thải sinh hoạt
- Hoạt động sinh hoạt của công nhân xây dựng
3 Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn trên bề mặt công trường
+ Đối tượng:
- Chất lượng nước mặt + Quy mô:
- Xung quanh khu vực Dự án và một số thủy vực: kênh T6, Ngòi Bún, đất nông nghiệp Ngắn hạn: 10 tháng Có thể giảm thiểu III Chất thải rắn 1 Chất thải rắn xây dựng - Hoạt động đào đắp, xây dựng, bảo dưỡng: đất, đá, cát,… + Đối tượng:
- Môi trường nước mặt, đất, cảnh quan
+ Quy mô:
- Phạm vi công trường: bãi thải, khu lán trại
- Ngắn hạn : 10 tháng - Có thể giảm thiểu 2 Chất thải rắn sinh - Hoạt động sinh hoạt, ăn uống của
- Môi trường nước mặt, đất, cảnh quan
- Ngắn hạn : 10
hoạt công nhân xây dựng tháng - Có thể giảm thiểu 1. Tác động do bụi, khí thải, tiếng ồn và rung động a. Tác động do bụi và khí thải • Nguồn phát sinh
- Bụi phát sinh do quá trình san ủi đất đá, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu (đá, cát, xi măng, sắt thép,..)
- Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu, máy móc đào đắp, san lấp, vật liệu xây dựng.
• Đối tượng chịu tác động
- Đối tượng chịu tác động trực tiếp là công nhân tham gia thi công trên công trường trong suốt thời gian xây dựng khoảng 10 tháng.
- Công nhân viên của một số công ty nằm cạnh nhà máy, đó là Công ty Cổ phần thép Phương Trung – Nhà máy thép Đình Trám, Công ty Dược phẩm, Thực phẩm Thăng Long (Fharfood Thang Long), Công ty TNHH An Kim và Công ty may Hà Bắc.
- Một số người dân sống phía sau Nhà máy Cơ khí chính xác Feiti (Việt Nam), cách nhà máy khoảng 1km thuộc địa bàn xã Hoàng Ninh và xã Hồng Thái .
• Ước tính tải lượng
Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng đều phải sử dụng rất nhiều xe vận tải vận chuyển đất đá và nguyên vật liệu, các máy móc thiết bị thi công. Khi hoạt động, các phương tiện giao thông vận tải và máy móc thiết bị sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng, dầu, diezel.
Các loại khí thải chủ yếu từ các động cơ bao gồm: bụi, CO, SO2, NO2. Lượng phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại động cơ, dung tích động cơ, loại nhiên liệu sử dụng, sự hoạt động của môi trường không khí…
Khối lượng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị với khối lượng ước tính là 1.300 tấn. Nếu coi toàn bộ khối lượng này được vận chuyển bằng cùng một loại xe
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 44
tải có tải trọng 7 tấn và chạy bằng dầu Diesel với mức tiêu hao 35kg/100km, thì tổng số chuyến xe trong toàn bộ quá trình thi công dự án là 185 lượt xe.
Bảng 3.3. Hệ số phát thải của xe cơ giới theo dạng nhiên liệu sử dụng
TT Thành phần khí thải
Dạng nhiên liệu
Xăng (g/kg) Dầu Diezel (g/kg)
1 Oxitcacbon (COx) 465,59 20,81
2 Khí NO2 15,83 18,01
3 Khí NO2 1,87 7,8
4 Bụi 1,00 5,0
(Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới - WHO)
Giả sử trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng khoảng thời gian là 10 tháng, chiều dài quãng đường vận chuyển từ Thành phố Bắc Giang và một số địa điểm lân cận trung bình là 10km. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm được tính theo công thức sau:
G = L x D x f/1.000 (kg)
Trong đó:
L: chiều dài quãng đường vận chuyển; D: số chuyến vận chuyển;
F: hệ số phát thải của nhiên liệu.
Từ công thức trên và hệ số phát thải f trong bảng 3.3 thì lượng phát sinh của một số chất ô nhiễm trong khí thải được thể hiện ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Lượng thải của xe cơ giới theo dạng nhiên liệu sử dụng
TT Thành phần khí thải Lượng khí thải (kg)
1 Oxitcacbon (COx) 38,51
2 Khí NO2 33,32
3 Khí NO2 13,87
• Đánh giá tác động
- Đối với bụi
Bụi gây nguy hiểm cho người và động vật do tác động tới đường hô hấp và đường tiêu hóa. Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hóa phổi, gây nên những bệnh hô hấp như ho, viêm phế quản, thậm chí có thể viêm phổi. Bụi cũng có thể gây dị ứng cho những người mẫn cảm, bịt kín lỗ chân lông gây cản trở quá trình bài tiết. Bụi có khả năng gây nhiễm bẩn nguồn nước, làm ảnh hưởng đến con người, động vật sử dụng nguồn nước đó. Bụi cũng làm ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây cối và hoa màu, bụi bám trên bề mặt lá giảm khả năng hô hấp và quang hợp của cây.
- Đối với khí SO2
Khí SO2 là những chất gây ô nhiễm kích thích, thuộc vào loại nguy hiểm nhất trong số các chất khí gây ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch niêm mạc đường hô hấp trên. Cao hơn nữa làm sưng niêm mạc. Tác hại của SO2 còn ở mức cao hơn và khi có cả SO3 cùng tác dụng thì tác hại càng lớn. SO2 có thể gây nhiễm độc da, làm giảm nguồn dự trữ kiềm trong máu, đào thải ammoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt. Độc tính của SO2 thể hiện ở rối loạn protein - đường, thiếu các vitamin B và C, ức chế enzyme oxydaza.
Sự hấp thụ một lượng lớn SO2 có khả năng gây bệnh cho hệ tạo huyết và tạo ra methemoglobin, tăng cường quá trình oxy hóa Fe(II) thành Fe(III). Những vùng dân cư xung quanh thường xuyên tiếp xúc với khí thải SO2 thường có tỷ lệ dân chúng mắc các bệnh hô hấp cao.
Đối với thực vật, SO2 có tác hại đến sự sinh trưởng của rau quả. Ở nồng độ thấp nhưng kéo dài sẽ làm lá vàng úa và rụng. Ở nồng độ cao thì một thời gian ngắn đã làm rụng lá và gây bệnh chết hoại đối với thực vật.
- Đối với khí NOx
Hemoglobin (Hb) tác dụng mạnh với khí NO (mạnh gấp 1.500 lần so với khí CO), nhưng NO trong khí quyển hầu như không có khả năng thâm nhập vào mạch máu để phản ứng với Hb. NO2 là một khí kích thích mạnh đường hô hấp. Khi ngộ độc cấp tính sẽ gây ho dữ đội, nhức đầu, gây rối loạn tiêu hóa. Một số trường hợp gây ra thay đổi máu, tổn thương hệ thần kinh, gây rối loạn tiêu hóa, gây biến đổi cơ
Công ty TNHH Cơ khí chính xác FEITI (Việt Nam) 46
tim. Tiếp xúc lâu dài có thể gây viêm phế quản thường xuyên, phá hủy răng, gây kích thích niêm mạc. Ở nồng độ cao 100 ppm có thể gây tử vong.
- Đối với khí CO
CO là một chất gây ngất, người và động vật có thể chết đột ngột khi hít phải khí CO, do nó tạo ái lực với Hemoglobin trong máu mạnh hơn oxy nên nó chiếm chỗ của oxy trong máu, làm cho việc cung cấp oxy cho cơ thể giảm. Ở nồng độ thấp CO có thể gây đau đầu, chóng mặt. Với nồng độ bằng 10ppm có thể gây gia tăng các bệnh tim. Ở nồng độ 250ppm có thể gây tử vong. Công nhân làm việc tại các khu vực nhiều CO thường bị xanh xao, gầy yếu. CO ở nồng độ 100 - 10.000ppm làm rụng lá hoặc gây bệnh xoắn lá, cây non chết yểu.
Nhận xét:
- Qua bảng ước tính tải lượng phát thải của bụi và một số chất khí độc hại