NGHĨA CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH TRONG LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG TÁC PHẨM “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” CỦA PH. ĂNGGHEN. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 29)

TRONG LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

Tác phẩm “Chống Đuy-rinh” ra đời xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn và trí tuệ thiên tài cũng như bản lĩnh kiên định của C. Mác và Ph. Ăng-ghen. Do ý định của Ph. Ăng-ghen được C. Mác đồng tình ủng hộ, vả lại, Ph. Ăng-ghen chủ yếu trích dẫn quan điểm của C. Mác để đấu tranh chống Đuy-rinh và đã đọc cho C. Mác nghe toàn bộ bản thảo của ông trước khi đưa in, hơn thế nữa, chính C. Mác đã trực tiếp viết chương thứ X trong phần “Kinh tế chính trị học”(1), nên theo tôi, mặc dù Ph. Ăng-ghen viết hầu hết tác phẩm này, nhưng đây vẫn là sản phẩm của hai ông.

Dưới hình thức bút chiến, tác phẩm “Chống Đuy-rinh” là một tác phẩm tổng kết toàn diện sự phát triển của của nghĩa Mác. Tác phẩm này cùng với các tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” và “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung (1) C. Mác và Ph. ng-ghen: Sđd, 1994, t.20, tr.132.Ă

(2) C. Mác và Ph. ng-ghen: Sđd, 1994, t.20, tr.135.Ă

của triết học cổ điển Đức” đã trở thành “ba tác phẩm gối đầu giường” của những người công nhân có tri thức - những nhà Mác-xít chân chính. Có thể coi tác phẩm “Chống Đuy-rinh” như là cuốn từ điển triết học của chủ nghĩa Mác.

Trong tác phẩm này, lần đầu tiên C. Mác và Ph. Ăng-ghen trình bày một cách hoàn chỉnh thế giới quan Mác-xít: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Kinh tế chính trị học và Chủ nghĩa xã hội khoa học. C. Mác và Ph. Ăng-ghen cũng chỉ ra mối liên hệ không thể tách rời và sự phụ thuộc, tác động lẫn nhau của ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. Thông qua đó, thể hiện lập trường cộng sản chủ nghĩa của hai ông.

Trực tiếp tham gia vào cuộc tranh luận trong phong trào công nhân Đức xung quanh các vấn đề cơ bản về thế giới quan và chính trị, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã kiên quyết đấu tranh vạch trần những quan điểm sai lầm của Đuy-rinh và những người theo quan điểm của ông ta, góp phần bảo vệ chân lý khoa học và cách mạng của triết học Mác nói riêng, chủ nghĩa Mác nói chung, xua đi “đám mây mờ” đang bao phủ phong trào công nhân Đức thời bấy giờ. Có thể khẳng định rằng, tác phẩm “Chống Đuy-rinh” đã góp phần quyết định vào sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

Tác phẩm “Chống Đuy-rinh” được C. Mác và Ph. Ăng-ghen viết cách đây đã hơn 130 năm, một khoảng thời gian không nhiều so với chiều dài lịch sử nhân loại nhưng lại là thời gian tồn tại của nhiều thế hệ. Trong khoảng thời gian đó đã có biết bao phát minh khoa học và diễn ra biết bao biến thiên của thời cuộc; vì thế, một số nhận định trong tác phẩm được căn cứ vào trình độ khoa học và nhận thức lúc đó, đến nay không còn phù hợp nữa; một số nhận định cần được bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển thêm. Do đó, ý nghĩa của tác phẩm không hẳn ở tính hiệu quả trường cửu của nó, mà còn ở chỗ nó đặt nền tảng cho việc nghiên cứu, mở rộng tiếp sau. Điều này đã được Ph. Ăng-ghen nêu lên, khi ông trực tiếp phê phán cách tiếp cận của Đuy-rinh về chân lý tuyệt đỉnh, bất biến dành cho mọi thời đại; thể hiện ở những chỉ dẫn vô giá của Ph. Ăng-ghen đối với các nhà triết học duy vật

biện chứng ở các thời đại nối tiếp, ở những bài học nghiêm túc, chính xác về thế giới quan và phương pháp luận, về mối liên hệ giữa triết học và khoa học tự nhiên.

Chính thái độ khách quan, khoa học trong việc xem xét các sự vật, hiện tượng, trong việc đánh giá quá khứ và dự báo tương lai đã làm cho tác phẩm “Chống Đuy-rinh” của C. Mác và Ph. Ăng-ghen trở thành điển hình của tinh thần luận chiến khoa học, thiết thực bảo vệ và phát triển các giá trị của chủ nghĩa Mác trong điều kiện phức tạp của đời sống xã hội. Hàng loạt vấn đề được C. Mác và Ph. Ăng-ghen nêu ra và giải quyết trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh” đến nay vẫn còn thể hiện sức thuyết phục mạnh mẽ do tính khái quát và tính tổng hợp trong quá trình lý giải nội dung của những vấn đề đó. Hơn thế nữa, giá trị khoa học của phép biện chứng duy vật và tư tưởng nhân văn, nhân đạo của chủ nghĩa Mác được trình bày trong tác phẩm luôn sống mãi theo thời gian, bởi giá trị vĩnh hằng của nó đã và đang là hành trang của nhiều thế hệ trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới. Cuộc đấu tranh chống mưu toan tầm thường hoá chủ nghĩa Mác và các biến tướng của chủ nghĩa cải lương, được nêu ra trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, cần được tiếp tục trong bối cảnh thế giới hiện nay, khi mà hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới không còn, ưu thế tạm thời nghiêng về chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa Mác liên tục bị tấn công, xuyên tạc.

Riêng về phép biện chứng duy vật, tác phẩm “Chống Đuy-rinh” đã trang bị cho chúng ta thế giới quan và phương pháp luận khoa học, vì thế:

Chúng ta phải luôn đứng vững trên lập trường thế giới quan, phương pháp luận khoa học để lý giải những vấn đề thực tiễn đặt ra; không giao động, ngã nghiêng trước những tác động xấu, trước những dư luận có tính dị đoan, mê hoặc… kiểu như việc tuyên truyền sai sót trên báo chí về “Thánh vật ở sông Tô Lịch” hay giác quan đặc thù của “cô Bích Hằng” trong việc tìm kiếm mộ liệt sĩ gần đây.

Phải chiếm lĩnh tầm cao trí tuệ, tích cực học tập toàn diện, nhanh nhạy cập nhật, nắm bắt những thành tựu khoa học, nhất là khoa học tự nhiên và khoa học xã

hội, rèn luyện tư duy khoa học phát triển ngang tầm với yêu cầu tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận. Theo tôi, phát triển để luôn phù hợp với thực tiễn là cách tốt nhất để bảo vệ chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng.

Giới nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học xã hội và nhân văn cần phát triển năng lực dự báo, khái quát thành lý luận, để cung cấp luận cứ xác đáng cho Đảng và Nhà nước ta trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách, đảm bảo tính khả thi cao.

Đấu tranh không khoan nhượng trước âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, nhất là trên lĩnh vực chính trị tư tưởng. Để đấu tranh thắng lợi, mỗi chúng ta không chỉ cần tri thức rộng, mà còn phải học tập phương pháp luận chiến của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác.

Bản thân là học viên cao học chuyên ngành triết học, được nghiên cứu các vấn đề về phép biện chứng duy vật thể hiện trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh” của C. Mác và Ph. Ăng-ghen, tôi cảm thấy kiến thức và niềm tin của mình được củng cố khá nhiều, đây cũng là cơ sở để tôi phấn đấu học tập, tích luỹ kiến thức và những yếu tố cần thiết khác, để góp phần nhỏ bé của mình vào việc thực hiện những nội dung trong phần ý nghĩa được rút ra như đã nêu trên./.

Một phần của tài liệu NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG TRONG TÁC PHẨM “BIỆN CHỨNG CỦA TỰ NHIÊN” CỦA PH. ĂNGGHEN. Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CHỦ NGHĨA MÁCLÊNIN Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 29)