(1) C. Mác và Ph. ng-ghen: Sđd, 1994, t.20, tr.201.Ă
(2) C. Mác và Ph. ng-ghen: Sđd, 1994, t.20, tr.193.Ă
Trong tác phẩm “Chống Đuy-rinh”, ngoài việc đề cập và phân tích các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, C. Mác và Ph. Ăng-ghen còn có ý định đề cập đến nội dung của các cặp phạm trù. Ph. Ăng-ghen viết: “Khi xem xét kỹ hơn, chúng ta cũng thấy rằng hai cực của một thể đối lập - thí dụ, cái khẳng định và cái phủ định - cũng không thể tách rời nhau giống như chúng không thể không đối lập với nhau, và mặc dầu tất cả sự đối lập giữa chúng với nhau, chúng vẫn thâm nhập lẫn nhau”(2).
Tuy các cặp phạm trù chưa được hai ông đề cập nhiều và đầy đủ, nhưng thông qua nội dung cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả cũng đã thể hiện rõ điều đó. Ph. Ăng-ghen viết tiếp: “Chúng ta cũng thấy rằng nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ có nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định; nhưng một khi chúng ta nghiên cứu trường hợp riêng biệt ấy trong mối liên hệ chung của nó với toàn bộ thế giới thì những khái niệm ấy lại vẫn gắn với nhau và xoắn xuýt với nhau trong một khái niệm về sự tác động qua lại lẫn nhau một cách phổ biến, trong đó nguyên nhân và kết quả luôn luôn thay đổi vị trí cho nhau; cái ở đây hoặc trong lúc này là nguyên nhân thì ở chỗ khác hoặc ở lúc khác lại là kết quả, và ngược lại”(3).
Như vậy, vì các sự vật, hiện tượng trong thế giới tồn tại trong mối liên hệ đa dạng phong phú, ngoài việc vận động và phát triển theo các quy luật cơ bản, chúng còn tuân theo các quy luật không cơ bản. Sự tồn tại hai mặt của mỗi cặp phạm trù như là sự thống nhất hai cực của một thể đối lập, tuỳ thuộc vào không gian và thời gian nhất định mà chúng có thể chuyển hoá cho nhau.