Tránh hiện đại hoá lịch sử

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử thông qua tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (Trang 92)

Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu là một minh chứng. Nội dung tác

phẩm viết về khung cảnh lịch sử cúa cuộc kháng chiến chống quân Minh đầu thê kỷ thứ XV, nhưng hễ có cơ hội là tác giả lại muốn nhắc nhở người đọc đừng xem câu chuyện này như một câu chuyện ngày xưa. Đây là một tác phẩm tiểu thuyết lịch sử có luận đề, luận đề về cách mạng Việt Nam. Người viết tiểu thuyết luôn hướng về hiện đại, kêu gọi đổng bào trong nước nổi dậy làm cách mạng. Xét về nguyên tắc sáng tác của các nhà văn hiện thực như L. Tolstoi, Flaubert, Quách Mạt Nhược thì tiểu thuyết lịch sử phái phán ánh trung thành những nhân vật và thời đại quá khứ. Vậy thì tác phẩm này rơi vào bệnh hiện đại hoá nhân vật và thời đại. Nếu nghiên cứu sâu tác phẩm ta sẽ thấy lời lẽ, ngôn ngữ, điệu bộ của các nhàn vật không phải là ngôn ngữ, điệu bộ của con người đang sống ở the kỷ XV: “Mục đích cuối cùng của bậc trượng phu là phái làm cách mạng. Ai tán thành thì giơ một ngón tay lên”. Những chi tiết “phản lịch sử” “phi lịch sử” ấy đều nằm trong ý

MiiíỊti o à n rH i ạ c s ĩ /iỉio a h o e tu/ã' o à n Q O / i i i f e n r~ ĩ h ị M i ê n

đồ nghệ thuật của tác giả. Phan Bội Châu đã phát huy cao độ quyền hư cấu, sáng tạo của người viết. Cố tình hiện đại hoá nhàn vật, hiện đại hoá lịch sử để nhác nhở đồng bào ta nhớ tới cái hiện thực đau xót tủi nhục dưới ách thống trị của thực dân Pháp.

Vậy thì hiện đại hoá lịch sử là mội khuyết điểm mà tác gia có ý thức vi phạm để phục vụ cho nhu cầu chính trị nhất định (khi thực dân Pháp thống trị Việt Nam). Cho nên Trùng Quang tâm sử là một cuốn tiểu thuyết luận đề hơn là một cuốn tiểu thuyết lịch sử đích thực.

Muốn rọi chiếu ngày hôm nay, một số tác phẩm tiểu thuyết lịch sử đã đưa cả tâm trạng, tiếng nói, suy nghĩ cua con người ngày hôm nay vào tác phám. Trong

Tiêu Sơn tráng sĩ, nhân vật mang tâm trạng của con người trong thời kỳ 30 - 45 ở

nước ta. Cần tránh hiên đại hoá ngôn ngữ, tâm trạng, y phục. Chỉ được khai thác chi tiết để ám chỉ chi tiết thời hiện tại (ví dụ chi tiết đốt toà nhà quốc hội trong tác phẩm của Naomi Mitchison).

Tả quá khứ trong xu thế vận động đi tới là một cách soi sáng chứ không phải hiện đại hoá.

M t iậ ii từ ítí & f iít e s ĩ U h íìa lit)e ểtế/iT oìitề Q G jtujett <Jhỉ M iê n

Chương III

S ự K Ế T H Ợ P GIỮA T U Y Ế N s ự KIỆN VÀ TUYẾN N H Â N VẬT, GIỮA YẾU TỐ SỬ THI VÀ YẾU T ố TÂM LÝ

T R O N G TIỂU T H U Y Ế T LỊCH s ử

1. S ự k ét h ợ p g iữ a tu y ẽ n sự k iện và tu y ến n h â n vật

Như chúng ta đã biết khoa học lịch sử trình bày những sự kiện và quá trình diễn biến của sự kiện nhưng văn học (cụ Ihê là tiểu thuyết lịch sử) thể hiện cuộc sống và tâm hồn con người gắn lien với những sự kiện và quá trình diễn biến ấy. Tiểu thuyết lịch sử mang trọn đặc trưng của tiểu thuyết - một thể loại mang bản chất tổng hợp, nhiều phong cách và thanh điệu. Thể loại tiểu thuyết phán ánh đề tài lịch sử ngoài quyền hư cấu cua người sáng tạo nghệ thuật còn phải chịu những quy định của hiện thực lịch sử. Tiểu thuyết lịch sứ là một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sự kiện có thật và sự kiện hư cấu, nhân vật lịch sử và nhân vật sáng tạo. Vấn đề cần quan tâm là trong tiểu thuyết lịch sử mối quan hệ giữa tuyến sự kiện và tuyến nhân vật được đặt ra như thế nào?

Trong tiểu thuyết bình thường, sự kiện lịch sử dù lớn đến đâu cũng chỉ là đường viền mờ nhạt. Thậm chí nhà văn không cần quá chú tâm đến sự kiện. Chất liệu để xây dựng một cuốn tiểu thuyết là những cái đang diễn ra trong cuộc sống trước mắt. Còn trong tiểu thuyết lịch sử, xương cốt của tác phẩm là sự kiện lịch sử. Bắt buộc khi viết tiểu thuyết lịch sử, tác giả phải tái hiện sự kiện lịch sử vì điều đó đã có sẵn trong tâm thức độc giả. Khó khăn của người viết tiểu thuyết lịch sử chính là việc tái hiện quá khứ vốn đã được định hình qua sự kiện và nhân vật lịch sử. Sử gia xem sự kiện là chất liệu chính để xây dụng tác phẩm của mình. Còn tiểu thuyết gia nếu bằng lòng với việc dừng lại ở phản ánh sự kiện lịch sử thì sẽ cho ra đời một tác phẩm khô cứng. Viết tiểu thuyết lịch sử không thể không đưa sự kiện lịch sử : có thể là một trận đánh, một cuộc khởi nghĩa, một âm mưu bạo loạn... Nhưng nếu chỉ đầu tư vào sự kiện sẽ làm mờ nhân vật (trừ khi viết về một nhân vật như tác phẩm Bà chúa chè của Nguyễn Triệu Luật...). Viết tiểu thuyết lịch sử, tác giả cũng dễ bị cảm hứng lịch sử kéo đi mà bỏ quên nhân vật. Nếu lấy việc tái hiện

Jbttttt íù itt Q 'h u e i t U h o a h o e H i / f t o a tỊ Q O jtitfftt Qfht J iie H

chân thực lịch sử làm quan trọng thì tiểu thuyêt gia đang chạy đua với nhà sứ học và điều khó tránh khỏi là làm mờ nhân vật. Nếu lấy việc xây dựng nhân vật làm chính thì sẽ không cần những yêu cầu khắt khe của nhà sử học, chỉ cần sự chính xác lý tưởng mà thôi. Như vậy lịch sử chỉ được chú ý trong mối liên hệ với nhân vật. Khi cùng tái hiện một trận đánh, nhà sử học có nhiệm vụ phải tả tất cả các mũi tiến quân, nhưng nhà văn có quyền chỉ tá mũi nào mà nhân vật họ quan tâm có mặt. Có những cuốn tiểu thuyết lịch sử, họ cũng tái hiện lịch sử (nhưng không sứ dụng bản đổ đã có, không khôi phục lại tên nhân vật có thật) song không làm việc của nhà sử học. Tiêu biếu như Thái Vũ viết Cờ nghĩa Ba Đình, ông đã vẽ lại bản đồ, các mũi tiến quân. Tác phẩm của ông cho người đọc thấy được cảm hứng ông muốn dựng lại lịch sử. Và cũng qua tác phẩm của mình ông đã xác định được vị trí lịch sử của Ba Đình trong toàn bộ phong trào chống Pháp trong bước đầu. Đóng góp này của nhà văn được xem là một phát hiện mới ‘T ừ trước đến nay, căn cứ vào các sử liệu đã có, ta thấy dường như Ba Đình không có một vị trí gì lắm trong phong trào chống Pháp. Với tập truyện Ba Đình ta thây ý nghĩa quan trọng của cuộc khởi nghĩa đó với cơ sở những tư liệu tin cậy (các tài liệu, sách báo của địch mà Thái Vũ đã trích dẫn)”( 15/10). Tất nhiên trong tác phẩm của Thái Vũ cũng có hình tượng nhân vật. Rất nhiều nhà sử học nước ngoài đã chụp lại bản đồ Ba Đình do nhà văn vẽ lại. Bởi vì, Thái Vũ đã tạo nên một Ba Đình mới bằng những sử liệu hết sức tin cậy.

ở tiểu thuyết bình thường tức là xây dựng nhân vật bình thường, tác giả có quyền phóng bút mà không bị ràng buộc bởi một nguyên mẫu nhất định. Còn trong tiểu thuyết lịch sử, trước hết là miêu tả nhân vật lịch sử, dù không muốn cũng phải chịu những quy định của lịch sử. Nhà nghiên cứu Triêu Dương nhận định: “Đối với những nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử đã quen thuộc, sự hư cấu cũng phải có giới hạn, không thế tùy tiện. Những nét cơ bản của sự kiện cần được tôn trọng, không nên thay đổi ngược lại với những điều đã phổ biến rộng rãi”( 13/49) Tiểu thuyết gia sẽ khó khãn trong hư cấu vì ở tâm thức người đọc đã cô định một cái nhìn về các nhân vật lịch sử. Dĩ nhiên, quan niệm của mỗi nhà văn về lịch sử cũng không phải giống nhau hoàn toàn. Phần lớn các nhà văn viồt tiếu

Muãễt i ù t ề t ơ / í Ạ Ể ẳ Ỉ Uitúết h ọ e t t t Ị Ù I M U I Q ítặ ííụ ễ n j i i i ẨU ĩ'ft

thuyết lịch sử ở nước ta đều qua tác phẩm gây tạo ra cảm hứng sử thi với khí chất hào hùng, chủ yếu đi sâu vào những khía cạnh tích cực của hiện thực. Cho nên, nhân vật lịch sử trong các tác phẩm này được tái hiện không khác nhiều so với những gì ký ức người đọc đã có. Nhưng nếu ta tìm hiểu về các tác phẩm lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp (Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết) sẽ nhận ra “Cám hứng ở Nguyễn Huy Thiệp là cảm hứng đời thường, có tính chất phê phán, chĩa vào mặt thứ hai của hiện thực mà ở đó những yếu tố tiêu cực bộc lộ nhiều hơn, hiện diện rõ hơn, phức tạp hơn”(42/37). Vì thế, những nhân vật lịch sử như Quang Trung, Nguyễn Ánh dưới ngòi bút của Nguyễn Huy Thiệp rất khác với hình ảnh họ trong chính sử.

Như vậy quan niệm về nhận thức lịch sử và quan niệm sáng tác văn chương của mỗi nhà văn sẽ chi phối đến cách xây dựng nhân vật trong tác phẩm. Cách tốt nhất là bên cạnh nhân vật lịch sử cần có nhân vật hư cấu, nhất là nhân vật quần chúng nhân dân (đây là mảnh đất mà sử gia phong kiến bỏ qua). Nhưng phải sử dụng ngòi bút như thế nào để sự kiện hư cấu, nhân vật sáng tạo được chấp nhận lại thuộc về tài năng của nhà văn “Trong văn học, nhiều khi hư cấu còn “ thật” hơn cả sự thật. Có những điều quả là có trong đời sống thực tế đấy song có lẽ cá biệt quá nên khó lọt tai. Có những điều đúng là do tưởng tượng nhưng vì dựa trên cơ sở những sự việc có tính chất phổ biến nên sự thuyết phục rất mạnh” (13/50).

Muốn cho người đọc có cảm giác về sự thật, hư cấu phải bám vào sự thật. Trước hết phải xây dựng thành công bức tranh về quá khứ, tìm hiểu về phong tục, tập quán của thời đại, địa phương làm nền cho sự kiện lịch sử ở mỗi lúc, mỗi nơi riêng biệt và gây không khí cần thiết cho nhân vật. Thêm nữa vốn sống cứa người viết tiểu thuyết lịch sử cũng là chất liệu quan trọng để hư cấu. Ilya Erenbua từng nói “Tác phẩm Chiến tranh và hòa bình là một tiểu thuyết lịch sử trong đó L.Tolstoi đã diễn tả những sự kiện đó qua các hồ sơ tài liệu... L. Tolstoi có tham dự cuộc chiến đấu bảo vệ Xê-bát-xtô-pôn. Chiến tranh Crimê hẳn là không giống như cuộc chiến tranh bảo vệ quốc gia nên tác giả không thể đem nhũng cảm xúc, nhưng điều quan sát của mình vào trong tác phẩm một cách máy móc. Nhưng nhờ đã tham dự vào cuộc chiến đấu bảo vệ Xê-bát-xtô-pôn nên L. Tolstoi hiểu được

J lu à ti a à n ơ/iạế ẾĨ U h o u ỉtoe ềiế/ữoàễt fỉ ỉ( Ị t t t j Ỉ 9 t ỉ M ì ê t i

các nhân vật trong Chiến tranh và hòa bình. Một người chưa bao giờ tham dự chiến tranh sẽ khó lòng hiểu được cảm tưởng của con người đã tham dự chiến tranh, khó lòng biết được người ta đã tổ chức đời sống như thê nào irong khi luôn đứng trước cái chết, người ta sẽ thắt chặt thêm tình bạn hữu như the nào, người ta đã trở nẽn những người vừa cứng rắn vừa dễ xúc cảm như thế nào”( 13/52).

Từ sau năm 1975, mảng tiểu thuyết lịch sử ở nước ta đã có điều kiện để phát triển. Trong văn học hiện đại in đậm dấu ấn và tên tuổi của các tác giả. Những Thái Vũ, Chu Thiên mà tác phẩm của họ coi việc tái hiện lịch sử là cứu cánh. Bên cạnh đó những Hà Ân, Nam Dao, đặc biệt là Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Xuân Khánh đã coi lịch sử là cái nền để họ tái hiện lại lịch sử cũng như số phận con người. Tất nhiên, cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một quan niệm thống nhất về việc làm sống lại những tài liệu lịch sử bằng trí tưởng tượng, bằng quyền hư cấu “xung quanh vấn đề mối quan hệ giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiếu thuyết lịch sử đã có nhiều ý kiến tranh luận, chưa thống nhất thậm chí trái ngược nhau. Alexandre Dumas cho rằng: lịch sử chỉ là cái đinh để tôi treo những bức họa của mình, Còn A. Tolstoi lại khẳng định: Bộ tiểu thuyết của tôi như một nghiên cứu lịch sử và đó chính là sức mạnh của nó”(33/83). Chúng ta có thể gặp cả phương pháp sáng tác của chủ nghĩa hiện thực cũng như phương pháp sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn trong các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XX. Chính khả năng kết hợp sự am tường, uyên thâm về lịch sử với trí tưởng tượng phong phú đã làm cho tác phẩm của họ có một sự hấp dẫn đặc biệt.

Trong tiểu thuyết H ồ Q uý Ly Nguyễn Xuân Khánh đã làm sống lại một thời kỳ giàu chất bi hùng vào bậc nhất của thời nhà Trần. Mười năm cuối thời nhà Trần, Đại Việt rơi vào khủng hoảng trầm trọng: vua Dụ Tôn ăn chơi xa xỉ, Dương Nhật Lễ với loạn phường chèo. Triều đình bất lực, quan lại tham nhũng, dân tình đói khổ, trộm cướp nổi lên như ong. Có những lúc Đại Việt ở trong tình thế nước sôi, lửa bỏng: Quân Minh ở phương Bắc rình rập tràn xuống, quân Chiêm thành ở phương Nam liên tiếp mở mười cuộc tấn công vào lãnh thổ Đại Việt, trong đó có năm lần đánh thẳng vào kinh thành Thăng Long. Tại thời điểm ấy, chính sự Đại Việt vẫn tồn tại hai luồng tư tưởng: Đất nước này đã rệu rão lắm rồi, cần một cuộc

£ j l ậ n o à n £ 7 //« í' ũ k h o a h ọ c I i t / ã IHIII

Q Úị i i i/ỉ i i r7 l t i d í i i u

thay da đôi thịt, một cuộc lột xác dẫu phái chấp nhận đau đớn “Nhà Trần bạc nhược lăm rồi! Lòng dân chán ngán lắm rồi! đói khổ lắm rồi! Tham nhũng lắm rồi! Cứ gì phải nhà Trần, vua nào chả là vua! Thèm đổi đời lắm rồi” (51/50).

Đó là tư tưởng của phe cải cách. Còn phái phù Trần thì nghĩ khác: nhà Trẩn có công to đối với đất nước. Hơn một trăm năm văn hiên rạng ngời. Người ta không thể châp nhận một thực tế là nhà Trần đã đi qua thời vàng son và đang đứng trước nguy cơ của sự tan rã. Đỉnh cao của thời thái bình thịnh trị bây giờ chỉ còn là hình bóng, là sự vang vọng. Nhưng đập vỡ để xây một cái mới thì họ chưa hình dung nổi. Họ chủ trương bảo vệ nhà Trần, giữ nguyên trạng thái “dân nghèo nước khổ”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tác phẩm xoay quanh vấn đề Đổi mới là chủ đề chính với cuộc giằng co giữa hai phe phái: đổi mới cực đoan và quý tộc bào thủ. Từ đáu đến cuối tác phẩm, nhà văn đã điểm một số sự kiện để qua đó người đọc thấy được hành động, thái độ của các tuyến nhân vật. ở đây các sự kiện lịch sử chỉ là cái nền để làm nổi bật tính cách và số phận của nhân vật lịch sử và nhân vật hư cấu. Nhà văn cũng đã dành bao tâm huyết cho việc lựa chọn những nhân vật có thể chuyển tải giúp ông những suy nghĩ đã dày vò ông trước cuộc sống ngổn ngang, ông mạnh tay phác hoạ những gương mặt người cầm quyền và người thực sự nắm quyền lực ở triều đình, rồi đến những người xả thân cho sự nghiệp mình hằng đeo đuổi. Tác phẩm Hố

Quý Ly mang tiêu đề là tên của một nhân vật chính nhưng sự thực là nhà văn đang

miêu tả sự vận động của các tuyến nhân vật hướng tới vấn đề: dân tộc Đại Việt sẽ đi về đâu? Đổi mới hay giữ nguyên trạng thái xưa cũ? Cái đích hiện hữu là ngôi báu và vấn đề sống còn là phe phái nào sẽ có được nó.

Sự kiện lịch sử mà nhà văn đưa vào trong tác phẩm này được xâu chuỗi theo thời gian, trải từ đầu đến cuối tác phẩm làm nổi bật hành động và thái độ của nhàn vật. Thông qua mỗi sự kiện, cặp mắt quan sát của tác giả lại dõi theo hành động của cả hai phe phái, hai luồng tư tưởng, nơi tụ họp của những con người có cùng

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử thông qua tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (Trang 92)