Một sô'tác phẩm của Việt Nam H

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử thông qua tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (Trang 57)

1. Lịch sử được tái hiện thông qua lăng kính và cảm nhận của người đương đại.

1.2. Một sô'tác phẩm của Việt Nam H

1.2.1. Tác phẩm của các nhà văn lãng mạn.

Các tác phẩm của các nhà lãng mạn chủ nghĩa ở nước ta giai đoạn trước 1945 (tiêu biểu như Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Tiêu Son tráng sĩ của Khái Hưng) là một minh chứng cho điều khẳng định của Hella Haasse.

Trong Việt sử thông giám cương mục có nói về nhân vật Vũ Như Tô: “Là một người thợ ở cẩm Giàng, xếp cây mía làm thành kiểu mẫu cung điện lớn trăm

M iitịii tùm Q /iạ t' s ĩ k h tìa hoe m/ũ v ă n ĩ it i M iên

nóc, dâng lên nhà vua; nhà vua bằng lòng phong cho Như Tô làm đô đốc đứng trông nom việc xây dựng hơn 100 nóc cung điện lớn có gác, lại khởi công làm Cứu trùng đài sửa sang xây dựng hết năm này qua năm khác. Quân và dân phái đi làm việc bị bệnh dịch, chết mất khá nhiều. Nguyễn Hoằng Dụ đóng quán ở Bồ Đé được tin Duy Sản bạo nghịch giết vua, bèn chém Vũ Như Tô ở ngoài cửa thành. Lúc Như Tô bị giết, mọi người đều chỉ trích chê cười, có người nhổ nước bọt vào thây của hắn”. Song đến kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, người nghệ sĩ đời Lê Tương Dực đã trở nên rất khác với con người trong lịch sử bới ít nhiều có sự phóng đại và lý tưởng hóa của nhà văn. Người nghệ sĩ thiên tài đó đã hai mươi năm trời khổ công học tập, khảo cứu văn chương, toán pháp, địa lý, thiên văn, đi xem các dinh thự đền đài trong nước, các danh lam thắng cảnh ở Trung Quốc, Chiêm Thành, Tây Trúc. Vì thế Vũ đã trở thành một kiến trúc sư, một hoạ sĩ có tài. Vũ có thể “đào muôn kiểu hổ, vẽ những vườn hoa lộng lẫy như Bổng lai”. Vũ có thể “sai khiến gạch đá như ông tướng cầm quân, có thê xây những lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Tài năng và đức độ của Vũ là niềm tự hào cho dân tộc. Vũ không màng danh lợi, chỉ muốn hy sinh tất cá đời mình cho nghệ thuật, muốn đóng góp cho đất nước. Nhưng những công trình văn hoá mà Vũ xây dựng lại mâu thuẫn với quyền lợi của nhân dân còn đói khố và chỉ có tác dụng phục vụ cho quyền lợi ích kỷ của giai cấp thống trị. Vì thế cuối cùng Vũ bị giết, Cửu trùng đài bị đốt phá tan tành.

Viết Vũ Như Tô chính nhà văn cũng còn mâu thuẫn trong tư tưởng. Tác phẩm này được xây dựng từ mùa hè năm 1941 với mục đích là nêu lên thái độ của trí thức, nghệ sĩ trong những năm Nhật Pháp thống trị. Người nghệ sĩ chân chính phải chống lại cường quyền, bạo lưc. Hiện thực lịch sử đời Lê Tương Dực: Vua ăn chơi xa xỉ, quan lại thi nhau bóc lột, ức hiếp nhân dân. Bởi thế, Vũ Như Tô đã ngang nhiên mắng Lê Tương Dực khi đứng giữa triều đình uy nghiêm: “Xây Cứu trùng đài cho một tên bạo chúa, một tên thoán nghịch, cho một lũ gái dâm ô? Tôi không thể đem tài ra làm một việc ô uế, muôn năm làm bia miệng cho người đời được”.

M t iậ u o à n 'J tn u ' ũ UlttHi h ọ e IK/IĨ o à n ^ỉỉt/nụeti 'ĩ/tì Ẩíiẽn

Nhưng rồi Vũ Như Tô gặp Đan Thiềm, trò chuyện với cô cung nữ này và bị thuyết phục bởi những ]ý lẽ: con người chỉ có một đời sống hạn hữu, nhưng lài năng của con người thể hiện qua các công trình kiến trúc thì sẽ còn lại với muôn đời, làm rạng ngời cho dân tộc. Vũ Như Tô đã xây Cửu trùng đài. Công trình này hao tôn không biẽt bao nhiêu tiền của, cướp đi sinh mạng của biết bao người. Việc làm của Kiẽn trúc sư Vũ Như Tô đã đi ngược lại quyền lợi cua quần chúng. Qua tác phẩm của mình, Nguyễn Huy Tưởng muốn chứng minh rằng một nghệ sĩ, dù có ý thức hay không có ý thức, nếu đi ngược lại quyền lợi quần chúng thì nhất định sẽ chịu một số phận bi thảm.

Năm 1943, sau khi tiếp thu ảnh hưởng Văn hoá Cứu quốc bí mật, tác gia sửa chữa lại bản thảo và cho đăng ở Tri tân. Quan điểm của tác giả căn bán là một quan điểm tiến bộ. Nhung những tư tưởng nghệ thuật cũ cua Nguyễn Huy Tướng vẫn còn rơi rớt. Nhân vật cung nữ Đan Thiềm chính là hiện thân của tư tưởng nghệ thuật vị nghệ thuật. Qua lời trò chuyện của đôi tri kỷ Vũ Như Tô và Đan Thiềm, ta thấy tác giả có ấp ủ khá nhiều tâm sự của mình. Nhà văn vẫn chưa dứt khoát hán với tư tưởng nghệ thuật vị nghệ thuật. Thái độ lúng túng của tác giả thê hiện ngay ở lời đề tựa:

“Than ôi! Như Tô phải hay kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”. Khi nhà văn viết “Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm” thì nhân vật người cung nữ này cũng nhu' kiến trúc sư Vũ Như Tô, suy cho đến cùng ít nhiều cũng chỉ là hình bóng Nguyễn Huy Tưởng mà thôi. Đan Thiềm là một nhân vật lịch sử được hư cấu. Nhưng trong lời nói của người cung nữ Đan Thiềm thế kỷ XVI “đôi mắt thãm quầng này là do những lúc thức khi người ngủ, khóc khi người cười, thương khi người ghét”, ta nghe có hơi thở của những nhân vật lãng mạn thời kỳ sau 1940.

Như vậy, khó có thể tìm thấy nguyên hình xã hội trực tiếp của các nhân vật như Childe Harold của Byron, Schlemihl của Chamisso, Vũ Như Tô cúa Nguyễn Huy Tưởng. Những nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng trong văn học lãng mạn chính là hình bóng và ước mơ của nhà văn. Từ Hải là giấc mộng anh hùng của Nguyễn Du. Giám mục Myriel và thị trưởng Madeleine chính là ước mơ của Victor Hugo

M í lậ n o à n £7h ạ e i ĩ Lhtìtt /toe tu/ã' o à n QÙỊUtỊỈH n i!lì M iĩ n

về một chủ nghĩa xã hội không tưởng. Huấn Cao (trong Chữ ngưòi tử tù) vừa là hình bóng con người nghệ sĩ, vừa là ước mơ của Nguyễn Tuân, Huấn Cao gần với Nguyễn Tuân hơn là với nguyên hình Cao Bá Quát. Vũ Như Tô được phóng đại và lý tưởng hoá rất gần với Nguyễn Huy Tưởng và rất khác với Vũ Như Tô trong Việt sử thông giám cương mục.

Như trên đã nói, khó có thế tìm thấy một sự chính xác tuyệt đối trong tiếu thuyết lịch sử của các nhà văn lãng mạn, bởi vì họ có một quan niệm về lịch sứ rất khác với các nhà văn hiện thực. Đúng như nhà văn Alexandre Dumas, người có biệt tài viết tiểu thuyết lịch sử {Ba người lính ngự lâm, Hai mươi năm sail,

Hoàng hậu Margot, Bá tước Monte Crìsto...) nhận định: “Lịch sử đối với tỏi là

gì? Nó chỉ là một cái đinh để tôi treo các bức hoạ của tôi thôi” (Qu’est ce que I’histoire? C’est un clou auquel J ’accroche mes tableaux).

1.2.2. Tác phẩm Hồ Quỷ Ly của Nguyễn Xi(ân Klíủnlỉ và Sông Côn mùa lũ

của Nguyễn Mộng Giác.

Viết tiểu thuyết Hồ Quý Ly, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho rằng: không có sự trải nghiệm trong cuộc sống thì không thể viết nổi, tiểu thuyết lịch sử là một hỗn hợp giữa quá khứ và hiện tại. Khai thác quá khứ là để suy ngẫm về hiện tại và tương lai. Ngược lại trong tiểu thuyết lịch sử cũng có nhiều hình ảnh cua hiện tại in dấu vào những trang viết về quá khứ.

Pho tượng Huy Ninh trong tác phẩm được làm theo ý tưởng của Phạm Sinh (khi anh muốn tiếp cận với Quý Ly để trả thù cho cha và thầy học). Là một pho tượng được tạc bằng đá trắng với tư thế ngồi trên ghế, hai chân thõng xuống, hai bàn tay giơ ra đẩy về phía trước như thể muốn can ngăn, muốn chối bỏ. Hình ảnh pho tượng được tác giả lấy nguyên mẫu từ pho tượng ở chùa Dâu. Nhung cũng hết sức phù hợp với con người có tính cách dịu dàng, nhân hậu của Huy Ninh.

Sau cái chết của Trang Định Vương Ngạc, Thuận Tôn mắc chứng điên. Nguyễn Điền nhận chữa bệnh cho vua và bệnh tình đã có phần thuyên giam. Nhưng đến đêm thứ năm, sau một trận mưa rào ếch nhái kêu inh ỏi khiến vua thức giấc và không tài nào ngủ lại được. Nguyễn cẩn đã dẫn một trăm quân cúm vệ

Mtiậtt v ă n CTỈtạe i t Uhtìu hoe m/ã othi QOịh i/ỉ h Thi Mj ỉ h

đến. Trăm lính cởi trần đứng dăng khắp ao sen ở cạnh toà thuý đình, lay mỗi người lính cầm một chiếc roi tre nhỏ liên tục đập xuống mặt nước, để nhắc nhở loài ếch phải yên lặng. Thực ra đây là chi tiết của thời đại chúng ta. Có một vị cán bộ về thăm quê, gặp phải hôm mưa, ếch nhái râm ran làm ông không ngủ được. Người la đã phải huy động dân quân đến đập ếch nhái để chúng im tiếng.

Hay là hình ảnh Nguyên Trừng gội đầu cho vợ trước khi nàng giã từ cõi đời. Thực ra, đó là chi tiết mà tác giả được chứng kiến về mong ước cuối cùng của vợ một người bạn bị ung thư chỉ thích gội đầu bằng lá chanh, lá sà...

Ngay từ năm 1955 ở nước ta đã có những cuộc hội thảo đánh giá thời đại vãn Trần sang Hồ và vị trí của Hổ Quý Ly trong lịch sử. Tất nhiên, các nhà sử học đã có cái nhìn biện chứng, khách quan hơn các sử gia phong kiến. Ngoài ra còn có trường hợp như Nguyễn Dữ: “ Ông không quan tâm lắm đến nhiệm vụ phái ghi lại trung thành các câu chuyện lịch sử. Thậm chí đôi lúc, để dạt dụng ý của mình, ông đã dèm pha một số nhân vật lịch sử (Hồ Quý Ly)”( 17/453). Cho đến nay, cách nhìn công và tội của Hồ Quý Ly cũng chưa phải đã thống nhất. Những trang viết của Nguyễn Xuân Khánh giúp độc giả hình dung được nhân vật lịch sử này một cách trọn vẹn hơn. Nhà vãn đã hư cấu rất nhiều chi tiết, nhiều mối quan hệ không có trong lịch sử để làm nổi bật hành động, nhân cách của nhân vật chính. Hổ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh không giống với Hồ Quý Ly trong lịch sử.

Nhân vật Nguyên Trừng vốn có thật trong lịch sử, là con trai cả của Quý Ly. Người đã được Quý Ly thưởng cho hộp đựng trầu bằng vàng vì câu nói nối tiếng: “con không sợ giặc Minh. Con chỉ sợ lòng dân không theo ta mà thôi”. Nhưng cuộc hôn nhân của Nguyên Trừng với Quỳnh Hoa và tình yêu giữa Nguyên Trừng và Thanh Mai sau này là hoàn toàn mang tính sáng tạo của tác giả. Trong cuộc hôn nhân ấy, ta thấy được âm mưu của Quý Ly cũng như sự khắc nghiệt của việc tranh giành quyền lực. Đó là cái cách Quý Ly ràng buộc tôn thất, đại thần cửa nhà Trần để thâu tóm quyền lực (vì theo ông có quyền lực mới có thể thực thi được những cải cách), níu kéo họ đi theo con đường ông vạch ra. Cái chết cùa Quỳnh Hoa vợ Nguyên Trừng hay cuộc ra đi của Thanh Mai đều nói lên sự tàn khôc của

M iiíịn OẨÌH CJhtu. i ĩ U htìa họe m/ũ v ă n '~Jhi Ẩ lìin

những mưu toan quyền lực mà những người phụ nữ là nạn nhân hứng chịu nhiéu đau khổ nhất.

Nhưng người đọc còn bắt gặp một Quý Ly cô đơn, sống trong nỗi buồn cua kẻ làm việc lớn mà không có người hiếu mình. Riêng điều này thì trong lịch sứ không đề cập đến. Nhà văn đã làm sâu đậm thêm cuộc hôn nhân của Quý Ly và Huy Ninh đê thể hiện ý tưởng của mình. Trong Đại Việt sử ký toàn thư, sử thần Ngô Sĩ Liên đã phê phán cả nhà vua cùng hai người: “Nhân Vinh chết vì thù nước, Huy Ninh để tang chồng mới được sáu tháng mà vua đã đem gả cho Quý Ly. Thế là làm hỏng nhân luân bắt đầu từ vua, mà kẻ làm chổng, người làm vợ cũng không có nhân tâm. Phá bỏ lẽ vợ chổng, đảo loạn đạo tam cương thì làm sao mà chẳng sinh loạn”. Vậy mà, dưới ngòi bút của mình, Nguyễn Xuân Khánh đã xày dựng một cuộc hôn nhân rất đẹp. Trước khi về với nhau họ đã có chung bao kỷ niệm cua tuổi ấu thơ, những buổi đi chơi trong các khu vườn, kỷ niệm về ngọn lửa nhỏ irong hốc đá, về đôi câu đối như một tiền định. Luật lệ nhà Trần ngặt nghèo, vua Minh Tông cấm các công chúa lấy con trai ngoài họ Trần nên mỗi người đành phai đến với duyên phận khác. Đến thời Nghệ Tôn, ông thương cô em gái đẹp người mà bạc mệnh. Vả lại, nhà vua cũng hiểu được nỗi lòng của Quý Ly nên đứng ra tác hợp cho hai người. Tinh duyên của họ trở thành một huyền thoại của đất Thăng Long, được lưu truyền cùng với đôi câu đối:

Thành thử điện tiền thiên thụ quế Quảng Hàn cung lý nhất chi mai.

Lời đối đáp của họ sau bao năm gặp lại nhau là một dụng công rất lớn cua nhà văn: “Nàng còn nhớ tới ngọn lửa trong hốc đá thuở xưa không”, còn Huy Ninh lại trả lời về một điều tưởng chừng như rất khác: “Hôm đi lấy chổng thiếp khóc suốt một ngày ròng”. Huy Ninh là một hình ảnh tương phản của Quý Ly. Thiêu Huy Ninh ta chỉ gặp một Quý Ly tàn ác và trơ trẽn. Lịch sử đã để lại ấn tượng trong người đọc về một Quý Ly tàn bạo thâm mưu. Một kẻ quyết đi đến cùng đicu mình đã chọn, đạp phăng tất cả mối quan hệ thân sơ, dẫu đố là con mình, cháu mình để đạt được mục đích. Trong tiểu thuyết dường như ta còn được gặp một phần chưa biết đến trong ông. Một Quý Ly cô đơn trong mắt Nguyên Trừng. Một

Mít tị li o à n C7hạt‘ i ĩ Itittìa ỉitìe IHỊIĨ’ v à n fĩlụiiỊ/ễii r-jh ! Ẩliẽn

Quý Ly sám hối trước Huy Ninh đã đi xa. Một Quý Ly lạc lõng trong cái nhìn cửa con gái và cháu ngoại. Một Quý Ly quyết tâm giành giật tất cả để rồi cám thấy mình bơ vơ, chống chếnh trong tình yêu thương của mọi người. Quý Ly trong tiểu thuyẽt đã có những giây phút tĩnh tâm để nhìn lại quãng đường mình đi qua. đô sé chia nỗi cô đơn của tâm hồn mình với những người thân thuộc.

Viết Sông Côn mùa lũ Nguyễn Mộng Giác cũng nhận xét “Một cuốn tiểu thuyết lịch sử khi minh hoạ lịch sử, từ đầu chí cuối chỉ toàn các vua quan đi ra đi vào âm mưu hãm hại nhau tranh giành quyền lực, còn đời sống người dân thế nào, biến cố lịch sử đó ảnh hưởng đến người dân đen ra sao tác giả không quan tâm. Tôi cho cuốn sách đó không phải là tiểu thuyết đúng nghĩa”(51/1460).

Đó là trăn trở của một cá nhân, nhưng cũng là tiếng nói chung của hậu thế muốn tìm hiểu về quá khứ. Dĩ nhiên lịch sử được nhìn nhận bằng con mắt của người đương đại, bằng suy ngẫm của người đương đại sẽ phải mang màu sắc chủ quan của người đương đại. Nhân vật Nguyễn Huệ trong lịch sử nổi bật với tài năng quân sự, là anh hùng chống ngoại xâm của dân tộc ta. Trong trang viết của Nguyễn Mộng Giác, vẫn nguyên là con người xuất chúng ấy nhưng dường như trọn vẹn hơn. Nguyễn Huệ vừa là nhân vật lịch sứ, vừa là con người thế sự. Và chu đích của nhà văn là để làm sao cả yếu tố lịch sử lẫn yếu tố thế sự hoà lẫn vào nhau.

Người đọc đã có sẵn hình ảnh một vị tướng lẫm liệt, uy nghi xô ngã cá ba triều đình phong kiến Trịnh, Nguyễn, Lê và đánh tan hai kẻ xâm lược tương đôi hùng mạnh là Xiêm và Mãn Thanh. Nhưng tiểu thuyết còn xây dựng nên một Nguyễn Huệ giàu tình cảm. Có thể nói, điểm nối bật nhất để nhân vật Nguyễn Huệ bộc lộ tình cảm là mối quan hệ với thầy học và với người yêu. Trong những mối quan hệ ấy ta bắt gặp biết bao chi tiết thật sự đời thường, gần gũi với mọi con người Việt Nam và cũng hết sức ân tình, sâu nặng.

Cuộc đời của ông giáo Hiến đã trải qua rất nhiều thăng trầm, vinh nhục. Nhưng có lẽ Huệ là người hiểu ông nhất, giàu sự cảm thông với ông nhất. Tất ca

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử thông qua tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)