Chủ trương nối liền quá khứ và hiện tại

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử thông qua tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (Trang 83)

* Trong Hồ Quý Ly, quá khứ là tiền sử của hiện tại và sự vận động của lịch sử, tự nó sẽ soi sáng những vấn đề của hiện tại: bản lĩnh của trí thức, bản sắc của Việt Nam, tấn bi kịch của những kẻ bảo thủ hoặc cực đoan trong Đổi mới.

Bản lĩnh của trí thức: Vào thời điểm dân tộc đang chuyển mình, vai trò của người trí thức có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ tư tưởng của xã hội. Với nhà văn Nguyễn Xuân Khánh, vấn đề trí thức là một luận đề mà nhà văn rất xúc động và đã trăn trở một thời gian khá dài. Ông cho rằng: trí thức vẫn là phần lớn những người suy nghĩ và hoạt động theo khuôn mẫu, giáo điều. Họ đi theo những thứ đã định sẵn. Và không dám nghĩ rằng, hệ thống tư tưởng Nho giáo mà họ tiếp thu từ sách vở thánh hiền sẽ có lúc không hợp thời, để đi tìm một hệ thống tư tưởng thích ứng hơn. Nghĩa là, họ tôn phò chính thống, thiếu sự phủ định, thiếu sự sáng tạo. Họ

Jillậ II IUĨII (~ĩ!tụe s ĩ ỉi/tott họe IH/Ũ v ă n Q O liiụ ỉn '~ĩ!ù ẨU ỉn

yếu về ý thức hệ. Có lẽ hàng ngàn năm bị phương Bắc xâm nhập, đè nén đến không dám nghĩ, không dám hành động ra ngoài quy định (Đây là điểm đáng khen

ngợi của Hồ Quý Ly, nhưng trong mắt trí thức thời bấy giờ, Quý Ly bị chê là nguỵ triều).

Mười bốn thiên Minh Đạo cua Quý Ly dâng lên Nghệ Hoàng ta thấy được phản ứng của tầng lớp trí thức thời cuối Trần. Kịch liệt nhất là Đoàn Xuân Lôi, người nổi tiếng với câu nói: “Việc gì đúng với lời thánh hiền, chết cũng làm. Việc gì sai với lời thánh hiền, chết cũng không khuất phục”. Những người như ông, từ trước đến nay đã sẵn có một đường để đi: trung với vua, tôn phò ấu chúa. Những gì sách thánh hiền dạy là nhất nhất đúng, dẫu cuộc sống có đổi thay, thiên biến vạn hoá. Dâng thư phản đối Hồ Quý Ly, ông viết: “Nay thái sư xem xét lại tiên thánh, chê bai đức Phu Tử, phê phán các bậc đại Nho - Chu trình, rồi đảo lộn nề nếp tố tông...”. Mà hầu hết trí thức thời ấy cũng như Đoàn Xuân Lôi không thế chấp nhận được những thay đổi do Hồ Quý Ly khởi xướng. Bởi nó nằm ra ngoài những chuẩn mực, vì đó là những chính sách mới mà trong một sớm, một chiều chưa thê nhìn thấy kết quả. Họ phản đối bằng cách so sánh với người xưa chứ không phải đưa ra một hệ thống lập luận mới thích hợp với cuộc sống ngày nay. Hơn ai hết, người trí thức cần nỗ lực để tách ra khỏi cái bóng quá lớn của người phương Bắc. Vì: nước non một cõi, văn hiến phải khác. Ngay Nghệ Hoàng cũng hiểu rằng thay đổi nề nếp xưa chưa hẳn là loạn, bởi vì thời thế đã xoay chuyển, chính sách đã thay đổi. Người trí thức Việt Nam có lẽ luôn mặc cảm tự ti, mặc cảm về sự yếu kém. ở một chừng mực nào đấy có thể thấy họ là kẻ yếu đuối, run sợ trước cái ác: “Không dám cả gan ra khỏi lối mòn, không dám cả gan tạo lập... Cứ nhắc đến các vị ti én hiền là đầu óc tê liệt, mặt mày dúm dó...” (56/732).

Qua tác phẩm, nhà văn còn mong muốn tầng lớp trí thức của chúng ta ngày nay hãy noi gương người xưa như Sử Văn Hoa, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi... Những con người đồng lòng ủng hộ, ước mong nước mạnh, dân giàu, mong cõi trời nam sáng ngời văn hiến. Họ ý thức rõ ràng rằng: “Việc đổi đời làm thay sông đổi núi, công việc nhiều và nặng tựa thái sơn, cần phải có nhiều người tài trí đồng lòng ra tay gánh vác” (Nguyễn Phi Khanh) hay như lời cậu thiếu niên Nguyễn

Miiận lù in ^ ĩh ọ c s ĩ k h o a h ọ e n ụ ũ o à n Q ltfu tfỉn r~7hi M jin

Trãi: “Cha hãy cứ ra gánh vác, người đi mở đường bao giờ cũng khó khăn” (56/803).

vẫn nói rằng: “Cố lai tri thức đa ưu hoạn” (Xưa nay ké sĩ là người nhiều suy nghĩ, lo lắng). Nhưng hãy để suy nghĩ và lo lắng trở thành hành động. Trí thức Việt Nam chịu ảnh hưởng của trí Ihức Trung Quốc khá nhiều mặt tốt đẹp. Nhưng mặt khác, họ cũng cấn ý thức được rằng sự suy tôn đạo Khổng một chiều cũng kìm hãm bao nhiêu sự sáng tạo và suy nghĩ độc lập. Việt Nam còn tiếp thu nhiều nền văn hoá khác nhau. Đó là một trong những cơ hội để làm nên một Việt Nam sánh vai với cường quốc năm châu. Dẫu Hồ Quý Ly chưa đủ độ chín đê cả dân tộc chấp nhận, nhưng ông là một tấm gương đi tiên phong về suy nghĩ, lập luận, hành động của người trí thức để làm đổi đời một dân tộc. Vua Minh Tông có quan niệm về đời thái bình: “Nếu không có kẻ lang thang sao thành đời thái bình?”. Còn Quý Ly ông khẳng định: “Còn ta, ta không muốn trong nhân gian có kẻ lang thang. Quản lý được từng người dân mới đích thực thái bình” (56/559).

Bản sắc Việt Nam:

Bản sắc Việt Nam được thể hiện qua những kẻ như Sử Văn Hoa, nhà chép sử trung thực, thẳng thắn. Đất nước ngả nghiêng, triều đình đi lánh nạn. Sử Văn Hoa cõng cả bồ sử nặng nhọc trên lưng, tìm về miền núi nơi Trần Phủ ở: “Ké tiếu nhàn đi tìm bậc chân mệnh thiện tứ... Chỉ mong sao cho nghề chép sử được chú ý, cho hồn núi, hồn sông được chép liền chẳng dứt. Cũng vì cái tình của ông đôi với lịch sử đất nước, nên nhà vua đã ban tặng chữ Sử cho ông, trở thành họ của ông (mặc dầu cử chỉ này với Nghệ Hoàng chỉ là thể hiện một lời khen ngợi). Song đối với ông, đó là điều trọng đại, đột nhiên trở thành một định hướng: “cái lẽ sống mà ồng âm thầm nung nấu đã được khẳng định nên nó càng trở nên mạnh mẽ” (56/45).

Sử là một người tôn thờ sự thật, đặc biệt là sự thật về sự mất còn của đất nước. Sự an nguy của đất nước là điều ông quan tâm. Đoán mộng cho ông vua già Nghệ Tôn, ông cũng không muốn dùng những lời giả tạo để làm ngài yên lòng và đón một cái chết nhẹ nhàng. Sử quan niệm: “người gần đến cái chết cần phải biết sự thật. Nếu kiếp người là những luân hồi, thì sự thật ắt hẳn phải bổ ích cho những

Mil tin v im fJ h ạ e s ĩ ít/to a h o c lii/ũ turn Q O /m /en '~ĩ!tì ẤLìin

kiếp sau . Có lúc, nghề chiêm bốc cũng đe doạ đến tính mạng của ông, nhưng trước sau, Sử Văn Hoa cũng dùng lời nói trung thực. Ngay bà Bích Châu, quý phi của Duệ Tôn cũng tâu bày: “Ông ta là người trung mới dám nói thẳng. Con người như vậy thật đáng quý”.

Ông là tiêu biểu cho bán sắc của người Việt, là người cầm bút kiên trung, là nhà chép sử miệt mài. Xây dựng nhân vật này, tác giả muốn gửi một lời nhắc nhớ: một dân tộc muốn mạnh dân tộc ấy phái có ý thức về lịch sử. Sử Văn Hoa là ý nghĩ về lịch sử của tác giả. Một dân tộc phái biết tự chăm lo, không dựa dẫm vào bèn ngoài. Trong lịch sử, nhiều nhà chép sử đã rơi đầu vì dám nói ra sự thật. Nhưng nói sự thật là bản lĩnh của Sử Văn Hoa, bản lĩnh của người cẫm bút. Khi Phạm Sư Ôn hỏi ông sẽ viết như thế nào về sự kiện ông ta chiếm Thăng Long, Sử đã dùng lời nói thẳng. Phạm Sư Ôn bị thuyết phục bởi nhân cách cứng cỏi và việc làm vì lịch sử dân tộc của ông đã quyết định: “Ông đích thực là nhà chép sử... Sử Văn Hoa không biết nịnh nọt, cũng không quá khích đại ngôn, để ông ta sống, làm nhà chép sử cho non sông” (56/260). Tính cách khẳng khái của ông cũng đã nhiều lần đứng trước sự nguy hiểm, không chỉ cho bản thân mà cho cả gia đình. Dẫu biết Quý Ly là kẻ đa sát và có nhiều người bị ông ta trừng trị. Khi dâng sớ can ngân việc dời đô, ông vãn kiên quyết: cốt ở đức, khống cốt ở nơi hiểm trở. Ong đoán trước được kết quả, nhưng ông không run sợ vì cái mà ông hướng tới là sự tồn vong của dân tộc. BỊ giam trong ngục thất, ông vẫn ngày đêm suy ngẫm về cuốn sách mà cả đời ông ao ước viết: Đó là Quốc sử mà ông mong viết cho thại dàng hoàng, thật trung thực, ông đã quên đi nỗi đoạ đày trong tù ngục để viết cuốn sách ấy. Ông chạy đua với thời gian vì sợ đời mình còn quá ngắn: “Ông viết hối há, cứ như thể những ngày cuối cùng của đời ông cận kề... Ông làm việc như một ké ốp đồng. Có đêm chữ nghĩa trong đoạn văn về cả trong giấc mơ... Ông viết cá trong lúc ăn, viết cả trong lúc ngủ”. Chính Nguyên Trừng cũng phải thốt lên trước tình yêu của ông dành cho những trang sử dân tộc: “Sách sử là của quý ngàn đời. Phái là người tâm huyết mới viết nổi sách trong tù ngục” (56/508).

Cuốn Trần sử ông viết không thế bỏ qua những sự kiện lớn của thời Trần: Sư Ôn chiếm Thăng Long, Trần Nhân Tôn và Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử... và cuối

M tiậit o ủ n Q'htft' ũ U hoa h o e tit/ũ o à n fttlym/eii 'T ihi Mì ỉn

cùng là luận bàn về Minh Đạo cua Quý Ly. Sử Văn Hoa chưa thể quên cáu chuyện vảy ngược rồng trong thiên Thuyết Nan và tấm gương Đoàn Xuân Lôi viết

“Phản Minh Đạo". Thêm nữa, ông đang là một tử tù, Nghệ Tôn đã băng, quyền

hành thái sư đã lên đến đính. Song đó là chân lí, ông không thể lùi bước. Cái chết không thể khuất phục được ông (Hơn nữa, ông đã lo cho vợ con đi trốn. Sẽ không còn day dứt vì mình quàng tội lên đẩu người khác). Ông chuẩn bị đối mặt với Quý Ly và trước sau ông vẫn can ngăn việc dời đô.

Bản lĩnh của ông nêu lên vấn đề của người cấm bút. Cuộc đời nhiều phe phái, người viết cần phải có ý kiến riêng. Người cầm bút nói đến điều tâm huyết cua ban thân mình, nhưng điều tâm huyết ấy cũng chính là khát vọng của muôn dân, của đất nước. Sử Văn Hoa cũng không như những người quý tộc Trần bảo thú, luôn khăng khăng ngôi báu là của nhà Trần: “Còn như nhà Trần, ba lần đại thắng giặc Nguyên, chiến công tưởng không có gì hiển hách hơn, thế mà nhà Trần đang rơi vào vận bĩ. Biến dịch là đúng, thay đối là phải” (56/539). Thái sư Quý Ly làm ôns điêu đứng vì ông dám nói lời nói phải, nhưng khi Trần Khát Chân muốn ông viết một cuốn sách vạch tội ác của Quý Ly, biến tên ông ta thành một vết nhơ trong lịch sử như: đầu độc công chúa Huy Ninh; đầy đoạ đến mức bố người vợ trước phải lên núi ở; Quý Ly có con riêng với lũ cung nữ, Minh Đạo là do Nguyễn cẩn viết... Sử biết là không có nên kiên quyết từ chối: “Việc viết sách là việc tâm huyết của kẻ sĩ. Phải điều tra cho tường tận. Không có thật thì không thể nói. Bởi vì nói vu cáo, kẻ bị hại sẽ không hề gì mà chính vết nhơ sẽ in lên mặt ké sĩ cầm bút”. Trước sau, sử Văn Hoa vẫn đi theo đúng con đường mà ông đã chọn. Cái ác không khuất phục được ông, cái chết không làm ông chùn bước, kẻ thù của ông cũng phải nể sợ: “Hắn khác bọn hủ nho, bọn phán đối ta nhưng ngu tối, chỉ biết dựa vào lời thánh hiền. Sử biết phải biến dịch thay đổi, nếu không non sông sẽ suy vong. Những điều hắn ta đề ra đều sắc sảo. Sử nghĩ tới hôn nước...” (56/ 551).

Cả cuộc đời ông đã dành trọn cho những trang sử dân tộc, bất kể người đứng đầu đất nước là một ông vua hiền (Nghệ Hoàng), hay một thái sư quyết liẹt, tàn bạo (Quý Ly). Ông luôn có ý thức để giữ gìn của cải quý - những trang sử cho muôn đời sau. Cuộc sống đầy bất trắc, nhưng cải mà ông lo lắng là tìm người hoàn

M uộn Oíìii í7 /í« e ỉ ĩ k h o a h o e H i/ử o à n Q ii/u ijeii '~7hì MẨèn

thành cuốn Trăn sử chứ không phái sinh mạng mình. Ông đã trao cho Phạm Sinh như gửi gắm điều tâm huyêt cho một người tri kỷ. Phạm Sinh đã nói lên điều trăn trở khi biẽt tin cái chẽt của ông như một lời ai điếu giành cho tấm gương suốt đời vì sự vẻ vang của lịch sử dân tộc. Đó cũng chính là tình cám chân thành nhái người đời muốn giành cho ông: “Ai là người đang tâm giết một con người đã cõng một bồ sử sách trên lưng, leo đèo, lội suối, trốn tránh một hôn quân để đi tìm một chân mang thiện tử. Ai là kẻ dã man giết một con người nhân hậu chỉ muôn đi tìm cách giải mộng cuồng ở đời? Ai là ké đã mất hết nhân tính đến mức giết một người suốt đời ghi chép sử, đi tìm hồn của núi sông, dù trong tù ngục vẫn giải một câu đố về sự thái hoà dân tộc?”.

Bản sắc của dân tộc ta cũng được thể hiện ở những người như Trần Khát Chân, một vị tướng lĩnh hào hoa, năm nào cũng mở tiệc Đại Mai vào đầu xuân, mời khách thưởng thức vườn hoa mai và vườn lan toàn giống lan quý. Ông là một võ tướng, nhưng là một người nhã, một tâm hồn nhạy cảm, tôn sùng cúi đẹp, cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong tâm hồn con người. Vua Trần coi ông là cây cột trụ giữ yên bờ cõi. Nơi ông ở là vùng đất Kẻ Mơ, hàng năm thường tổ chức tiệc Đại Mai và trở thành danh bất hư truyền. Con người ông lúc chiến tranh thì vì dãn, vì nước nguyện một lòng đánh giặc. Khi hết giặc, ông muốn được sống hòa mình với thiên nhiên, cây cỏ. Cách cảm nhận thiên nhiên của ông cũng chứng tỏ ông là người nặng tình, có cảm nhận tinh tế, say cái đẹp. Không chỉ có vườn mai, kháp kinh thành người ta vẫn thường đồn đại về những giò phong lan nức tiếng mà ông độc quyền. Rồi trổng hoa súng gần, hoa sen xa đê vừa nhận hương của loài này vừa nhận sắc của loài kia. Nơi ồng ở, tâm hổn con người được hoà nhập trọn vẹn với thiên nhiên. Chiến cồng của ông làm rạng rỡ trang sử non sồng. Còn nét đẹp tâm hồn ồng là niềm tự hào cho muôn đời sau của người dân đất Việt.

Đó còn là vua Trần Nhân Tôn, một ông vua văn võ toàn tài, võ thì hai lán đánh tan giặc Nguyên, văn thì làm văn hiến Đại Việt rực sáng. Bởi người có tầm nhìn rộng nên điều hoà được âm dương. Ngài là người đã khuyếch trương Thiền phái Trúc Lâm. Ở thời ngài trị vì, Nho Phật hòa đồng, nhật nguyệt cân bằng, sáng tối luân phiên, đó là phút thái hoà của trời đất.

£uận oàn CJI,ạ(. sĩ ỉi/nui học m/ũ vàn ({JỌụttt/ett j h ị Ầ t ìẽ n

Tấn bi kịch cúa những kẻ báo thủ hoặc cực đoan trong Đổi mới.

Trong lịch sử Quý Ly viết Minh Đạo, sắp xếp lại thứ bậc thánh hiền, nghi ngờ sách Luận Ngữ, làm sách thi nghĩa bằng quốc âm, dịch thiên Vô dật. Không biết ông được rèn giũa cửa Khổng sân Trình đến đáu, song ông là người có tri thức không phải hạn hẹp. So với các quý tộc nhà Trấn thời điểm ấy, ông là người vượt trội, tầm cỡ. Có thể nói ông là nhân vật gây nhiều tranh luận cho hậu thế mà sự khen chê vãn chưa thực sự thoá mãn. Dău thê nào chăng nữa, ông vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong thời kỳ lịch sử đầy bão táp với những tác động của mình, khiến lịch sử không dễ dàng bỏ qua và cũng thật sự thu hút mối quan tám tìm hiểu của nhiều người.

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tâm sự rằng: Nhân vật Quý Ly và phái “Đổi mới” là hình ảnh của những người bạn có tư tưởng đổi mới. Khát Chân, Nguyên Hàng và các quý tộc nhà Trần là những người bạn có tư tưởng bảo thủ. Họ ở hai

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử thông qua tác phẩm Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)