Chuẩn bị các thiết bị an toàn cho quan trắc hiện trường

Một phần của tài liệu Cẩm nang Quan trắc nước thải công nghiệp (Trang 93)

Cho đến nay, các nhà quản lý và chuyên gia môi trường tại Việt nam có thể vẫn chưa quản lý được chính xác điểm xả thải của nhà máy, do đó việc quan trắc nước thải công nghiệp sẽ được tiến hành tại nơi bị ô nhiễm nhất. Do một số lý do lịch sử và văn hóa, người ta thường không muốn cho khách tham quan những nơi đó, và cũng vì vậy mà việc duy trì cơ sở hạ tầng những nơi đó cũng bị bỏ qua. Đảm bảo an toàn lao động trên hiện trường là ưu tiên hàng đầu. Ngay cả khi tiến hành kiểm tra sơ bộ hiện trường, cán bộ quản lý môi trường cùng với các chuyên gia môi trường phải mang theo những trang thiết bị an toàn lao động tối thiểu như:

- Trang thiết bị bảo hộ cá nhân: mặt nạ phòng độc, kính bảo hộ, găng tay, mũ, ủng bảo hộ và quần áo chống thấm nước;

2

Chương II: C

ác bước chuẩn bị

Chương 9 trình bày cụ thể các nguy cơ bị phơi nhiễm khi quan trắc tại hiện trường và những biện pháp phòng trách. Trong phần này chỉ nhấn mạnh rằng cần chuẩn bị các trang thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân tại hiện trường. Trang thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân là những thiết bị, dụng cụ nhằm che chắn hoặc làm giảm bớt sự nguy hiểm để đảm bảo an toàn đối với người quan trắc.

Khi mang đi hiện trường, các trang thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân phải được lựa chọn và chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo không thừa không thiếu, đủ cho yêu cầu về an toàn. Khi chuẩn bị thực hiện một chương trình quan trắc, cần phải đưa ra danh mục các trang thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân cần thiết tại hiện trường phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Bảng 2.13 liệt kê các loại trang thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân tại hiện trường cũng như tác dụng của nó.

Nguyên tắc lựa chọn và sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động là chọn và sử dụng phương tiện bảo hộ lao động thích hợp với công việc. Đồng thời, cần luôn bảo quản để dễ sử dụng, giữ gìn sạch sẽ để việc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân trở thành thói quen nề nếp.

Bảng 2.13 : Thiết bị an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân tại hiện trường

STT Trang thiết bị và phương tiện Tác dụng

1 Thiết bị kiểm tra khí độc Kiểm tra nồng độ khí độc (H2S, NH3, CO, VOCs & khí dễ cháy) tại nơi làm việc.

2 Quạt thông gió Ngăn không cho bụi và hơi khí độc vào khu vực làm việc. 3 Mũ bảo hộ Ngăn ngừa nguy hiểm phát sinh do vật rơi, văng,phòng chống điện giật. 4 Dây an toàn Ngăn ngừa nguy hiểm do rơi, ngã khi làm việc trên cao 5 Giày an toàn Là phương tiện bảo vệ chân, ngón chân tránh khỏi vật

rơi, va đập, vật sắc; ngăn ngừa giật điện

6 Kính bảo hộ Ngăn ngừa tổn thương cho mắt do vật văng, bắn vào, do chất độc, tia độc hại gây ra

7 Găng tay an toàn Bảo vệ người lao động chống ăn mòn đối với da tay 8 Mặt nạ nửa mặt Bảo vệ tránh hít phải bụi và các khí độc

9 Mặt nạ phòng độc Bảo vệ chống hít phải độc, hơi độc 10 Bịt tai Phương tiện bảo vệ tai, chống lại tiếng ồn 11 Mặt nạ dưỡng khí Phương tiện ngăn ngừa nguy hiểm do thiếu ôxy

2

Chương II: C

ác bước chuẩn bị

Một phần của tài liệu Cẩm nang Quan trắc nước thải công nghiệp (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)