chế kim loại, ví dụ như việc luyện đồng và sản xuất thép không gỉ. Mạ điện là nguồn chính phát thải Crôm và cadmium. Vấn đề lớn nhất là khả năng tồn tại trong tự nhiên của kim loại nặng ở dạng tích lũy và phóng đại sinh học, do đó, một số loài sinh vật bị phơi nhiễm có hàm lượng kim loại nặng cao hơn nồng độ của chúng trong môi trường. Một số loài cá vùng ven biển (như cá cóc) và chim biển (như là chim hải âu vùng Atlantic) thường được sử dụng làm chỉ thị sinh học để quan trắc sự tồn tại của các chất ô nhiễm này.
Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp là các nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng ở lượng vết. Một số nguồn ô nhiễm kim loại nặng điển hình và độc tính của chúng được trình bày trong Phụ lục 1D"Ô nhiễm kim loại nặng và các độc tính tiềm năng của chúng".
1.4.5. Ô nhiễm vô cơ đặc thù pH pH
Thông số pH được định nghĩa là hàm logarit âm của nồng độ ion hydro. Khoảng pH phù hợp với hầu hết đời sống sinh học trong nước tự nhiên và xử lý nước thải có biên độ khá hẹp
(6-9). Biên độ cho phép của pH thường dao động từ 6,5 đến 8,5. Nước thải công nghiệp thường
mang tính axit hay kiềm.
Clorua
Clorua là một thành phần rất được chú ý trong nước thải vì nó có thể ảnh hưởng tới việc tái sử dụng nước đã qua xử lý. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các nhà máy công nghiệp và sản xuất nông nghiệp xả vào nguồn nước mặt là nguồn ô nhiễm clorua. Chất bài tiết của người chứa khoảng 6g clorua/ 1 người/1 ngày. Các phương pháp xử lý nước thải truyền thống không loại bỏ được clorua một cách hiệu quả. Hàm lượng clorua cao hơn bình thường có thể được xem như một dấu hiệu của sự ô nhiễm.
Sulphur
Ion sulphate xuất hiện tự nhiên trong hầu hết các nguồn cung cấp nước, chủ yếu do thêm Al2(SO4)3. Sulphur được dùng trong tổng hợp polypeptide và chất đạm. Sau đó nó được thải ra trong quá trình thối rữa của chất đạm. Sự tồn tại của sulfur hydro (H2S)có thể được giải thích như sau:
Chất hữu cơ + SO4 2- S2-+ H2O + CO2
S2-(nước) + 2H+ H2S (khí)
1 C hư ơn g I : T hự c t hi p há p lu ật b ảo v ệ m ôi tr ườ ng
Sulfur hydro gây ra mùi khó chịu cho môi trường xung quanh và có thể bị oxi hóa sinh học thành axit sulphuric gây ăn mòn các ống dẫn nước thải bằng vật liệu bê tông. Sự tồn tại sulphur trong nước thải với hàm lượng lớn chưa xử lý là dấu hiệu bị phân hủy trong hệ thống cống.