Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụn g:

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam –chi nhánh Long Biên (Trang 49)

- Tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh năm 2007 là 452.95 tỷ đồng.Năm

3.2.3. Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụn g:

Theo sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về vốn ngày càng phức tạp và đa dạng. Ngoài cách cho vay truyền thống thông qua việc thế chấp, cầm cố tài sản chi nhánh nên tiến hành các hình thức cho vay mới như: Hình thức hùn vốn

liên doanh, liên kết với khách hàng; cho vay đảm bảo bằng các khoản sẽ thu... Như vâỵ để hoạt động tín dụng có hiệu quả, nâng cao chất lượng cho vay DNVVN, trước hết phải đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của tín dụng DNVVN. Do đó, đa dạng hoá phương thức cho vay là điều kiện cần đạt được chất lượng cho vay.

*Cho vay luân chuyển vật tư hàng hóa :

Tại ngân hàng, một bộ phận lớn khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, công nghiệp.... Đối với những khách hàng này chi nhánh hiện vẫn đang phát triển 2 phương thức: cho vay từng lần và cho vay theo hạn mức. Tuy nhiên, đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên với chi nhánh thì phương thức cho vay từng lần tỏ ra tốn kém về thời gian và chi phí cho khách hàng, vì vâỵ không nên áp dụng. Phương thức cho vay theo hạn mức hịên đang được áp dụng tỏ ra phù hợp hơn. Nhưng việc kiểm soát khoản vay trong trường hợp này là khó khăn đối với ngân hàng. Các khoản vay theo hạn mức tín dụng không tách biệt, ngân hàng khó kiểm soát chi tiết từng khoản vay, cho nên dẫn đến rủi ro tín dụng. Trong khi đó, cho vay theo phương thức luân chuyển đòi hỏi người vay phải xuất trình các chứng từ hợp pháp, hợp lệ về hàng hóa đã nhập thì mới xuất khoản vay. Việc cho vay căn cứ vào số lượng giá trị hàng hoá thực nhập như vậy không chỉ hỗ trợ vốn kịp thời cho khách hàng, không tốn kém nhiều thời gian và chi phí mà còn định hướng cho số tiền vay của ngân hàng được sử dụng đúng mục đích.

* Cho vay ứng trước : căn cứ vào giá trị của giấy tờ có giá đây thực chất

là chiết khấu chứng từ có giá chủ yếu là thương phiếu. Đối với ngân hàng đây là hình thức cấp tín dụng ít rủi ro, vì ngân hàng luôn nắm trái quyền đòi nợ chính ở các giấy tờ có giá. Nếu trường hợp ngân hàng không thu hồi được nợ của người phát hành, thì có thể truy đòi ở những người liên đới hoặc có thể đem tái chiết khấu tại NHNN khi chứng từ đến hạn thanh toán. Một ưu điểm nữa của phương thức chiết khấu là chứng từ được chiết khấu thường có tính thanh khoản cao gần

như tiền mặt. Với thời hạn ngắn, an toàn cao, đây là một phương thức cho vay ngắn hạn tốt.

* Cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu : Các DN bán hàng nhưng

do người mua chưa kịp thanh toán,dẫn đến DN bị thiếu vốn lưu động.Trong trường hợp này,ngân hàng có thể giúp DN bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu.Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ mà được ngân hàng thẩm định một cách chặt chẽ.

* Góp vốn đầu tư,liên doanh liên kết với DNVVN :Để mở rộng tín

dụng,ngân hàng có thể lựa chon doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả,có triển vọng thì ngân hàng có thể thỏa thuận lý hợp đồng liên doanh,liên kết với DN đó để cùng sản xuất,kinh doanh..Như vậy,ngân hàng còn có thể xâm nhập được thị trường từ đó tìm ra những mặt mạnh, mạnh yếu của khách hàng,đồng thời trực tiếp giám sát,quản lý vốn cho vay vừa tạo ra thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn.Về phía DN, do có sự tư vấn, cộng tác của ngân hàng,DN sẽ làm ăn hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro cho khách hàng và ngân hàng.

Một phần của tài liệu GiảI pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNVVN tại NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam –chi nhánh Long Biên (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w