Về phía các Quỹ đầu tư

Một phần của tài liệu Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 46 - 49)

2.1. Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo cơ bản đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư đầu tư

chuyên nghiệp

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, một yếu tố có tính chất quyết định

đến sự thành công của một Quỹ đầu tư đó là trình độ năng lực của nhà quản lý

đầu tư chuyên nghiệp. Ở nhiều nước, các nhà đầu tư riêng lẻ thường chọn Quỹ

đầu tư dựa trên cơ sở xem xét tài năng của các nhà đầu tư chuyên nghiệp của

quỹ, người ta cũng sẵn sàng rút ra khỏi quỹ khi mà nhà quản lý chuyên nghiệp

xuất sắc đó không còn làm cho quỹ nữa.

Thông thường ở một số nước Quỹ đầu tư do một nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp điều hành, vừa thực hiện chiến lược đầu tư, vừa chịu trách

nhiệm điều hành công việc hàng ngày. Hỗ trợ cho sự hoạt động của nhà quản

lý chuyên nghiệp còn có đội ngũ chuyên viên phân tích tài chính. Hiện nay,

các tổ chức thành lập Quỹ đầu tư chuẩn bị đội ngũ nhân lực cho quỹ theo các

kênh:

- Cử một số nhân viên theo học các khoá đào tạo cơ bản về đầu tư, phân

tích chứng khoán, về khung pháp lý cho hoạt động đầu tư và các kiến thức

nghiệp vụ tài chính tín dụng. Sau đó các nhân viên này sẽ nhận được chứng

chỉ và tham gia kỳ thi sát hạch để được cấp giấy phép hành nghề đầu tư

- Tuyển nhân viên có kiến thức về đầu tư hoặc có kinh nghiệm trong lĩnh

vực tài chính tiền tệ, sau đó tiếp tục bồi dưỡng và bổ sung nâng cao trình độ

kiến thức cho các nhân viên này.

- Cử nhân viên ra nước ngoài khảo sát, học tập, nghiên cứu về hệ thống

Quỹ đầu tư ở một số nước.

Những điều kiện trên cho thấy, một nhà quản lý chuyên nghiệp thực thụ

của Quỹ đầu tư chứng khoán phải có một kiến thức sâu rộng và đạo đức nghề

nghiệp trong sáng, tạo cơ sở niềm tin cho công chúng. Điều đó đòi hỏi phải có

kế hoạch, chương trình đào tạo có hệ thống để xây dựng đội ngũ các nhà quản

lý chuyên nghiệp cho quỹ.

2.2. Chú trọng nghiên cứu đồng thời phổ biến rộng rãi Quỹ đầu tư ra công chúng công chúng

Những vấn đề về tín thác và Quỹ đầu tư là những vấn đề còn rất mới mẻ

ở Việt Nam. Do vậy, một mặt cần tiếp tục nghiên cứu về mặt lý luận và kinh

nghiệm thực tiễn của các nước trong việc phát triển hệ thống tín thác đầu tư. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, cần phổ biến rộng rãi những kiến thức cơ bản và thông tin về Quỹ

đầu tư cho công chúng qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng.

Đối tượng thu hút các nhà đầu tư tham gia vào Quỹ đầu tư chủ yếu là công

chúng. Vì thế sự thành công của quỹ phụ thuộc rất lớn vào sự hiểu biết và

tham gia của công chúng.

Hiện nay, bên cạnh các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người đi sâu

vào thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khoán nhà nước đang có rất nhiều

hình thức để phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho

công chúng như tổ chức các bài giảng, các lớp học ngắn ngày cho những ai

quan tâm đến lĩnh vực này hay trang chuyên đề giải đáp trên các tạp chí chứng

khoán. Nhưng với vai trò là người quản lý thị trường chứng khoán, Uỷ ban

chứng khoán nhà nước cần phải đảm bảo các thông tin trên thị trường chứng

khoán là chính xác, trung thực. Có như vậy mới giúp những người ít hiểu biết

nhất vẫn tránh được rủi ro và việc quản lý thị trường được dễ dàng. Tuy nhiên,

công tác tuyên truyền thời gian qua chưa được làm liên tục và có hệ thống,

chưa nhận được sự quan tâm thích đáng tương xứng với tầm quan trọng về

yêu cầu phát triển của thị trường. Nhiều chương trình tuyên truyền mới chỉ

dừng lại ở mức thảo luận và đề xuất ý kiến mà chưa được triển khai kịp thời

và bài bản. Các chương trình đào tạo vẫn còn quá ít và chỉ tập trung vào thành

phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, chưa mở rộng sang các tỉnh thành

khác.

2.3. Chiến lược đầu tư thích hợp

Tại Việt Nam, quy mô vốn của một dự án chỉ vào khoảng 10 triệu USD,

do đó các Quỹ đầu tư cần xác định chiến lược đầu tư phù hợp, tập trung tìm

kiếm các dự án thích hợp với mục tiêu đầu tư của mình. Mặt khác, các quỹ

nên hạ thấp yêu cầu về tỷ suất lợi nhuận của các dự án cho phù hợp với tình

hình kinh tế Việt Nam hiện tại. Có như vậy, các Quỹ đầu tư mới không bị trói

buộc vào thị trường đầu tư của chính mình. Tuy có một đội ngũ quản trị viên

xuất sắc song chủ yếu là người nước ngoài vì vậy các quỹ nên tham khảo ý

kiến của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực đầu tư của Việt Nam hơn nữa nhằm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có một chiến lược tương thích với môi trường đầu tư Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động của các quỹ đầu tư chứng khoán tại việt nam (Trang 46 - 49)