Tính an toàn dựa trên các khía cạnh mật mã của dòng khóa

Một phần của tài liệu khảo sát mã dòng và ứng dụng (Trang 78)

vậy mà sự phát triển trọng tâm của mã dòng là chủ yếu nghiên cứu về generator.

2.7.2. Tính an toàn dựa trên các khía cạnh mật mã của dòng khóa khóa

Các dòng khóa là sản phẩm được sinh ra bởi các generator, các đặc tính (khía cạnh) của nó có thể nói lên nhiều điều về tính an toàn của generator hay cả mô hình mã dòng tương ứng, bởi vì có các tấn công dựa vào chính các dòng khóa này, điển hình như tấn công dựa vào thuật toán Berlekamp-Massey để truy ra được kiến trúc của generator (LFSR) và cả dòng khóa khi biết một phần của dòng khóa với chiều dài ít nhất 2L (L là độ phức tạp tuyến tính). Nên độ phức tạp tuyến tính lớn không phải là yêu cầu đủ để cho một mã dòng cộng được an toàn, nó chỉ ở mức cần thiết. Trong khi đó đối với dòng không cộng thì không cần quan tâm tới độ phức tạp tuyến tính là lớn hay nhỏ, vì nó không cần thiết (xem Phần 2.6.1).

Đối với đặc tính phân phối mẫu, các dòng khóa có phân phối mẫu xấu tạo điều kiện cho các tấn công sai phân, điều này có khả năng để lộ thông tin về khóa rất nhiều sau tấn công (xem Phần 2.6.2). Trong mô hình mã dòng dựa trên kiến trúc phân phối hợp tác, SG phải được thiết kế sao cho dòng khóa được sinh ra có các phân phối mẫu tốt để sự hợp tác trong kiến trúc này được phát huy "sức mạnh" của nó (xem Phần 2.3.5). Còn độ phức tạp cầu, đối với các dòng khóa có một độ phức tạp tuyến tính rất lớn trong khi độ phức tạp cầu đủ nhỏ, thì generator (LFSR) của mô hình mã dòng chắc chắn sẽ bị tấn công. Các nhà thiết kế phải xây dựng được generator sao cho dòng khóa sinh ra có một độ phức tạp cầu đủ lớn. Như ta đã nói ở trên, độ phức tạp tuyến tính lớn chưa đủ để generator được an toàn, thì lúc này dường như có thể hiểu rằng với chính độ phức tạp cầu lớn sẽ bổ sung và làm cho generator được an toàn hơn. Do đó độ phức tạp cầu rất quan trọng (xem Phần 2.6.4).

Một điều cần lưu ý, xét trường hợp các mô hình mã dòng không được công bố cụ thể kiến trúc của nó, như không cho biết độ phức tạp tuyến tínhđa thức kết nối của LFSR. Điều này có vẻ không phải là tiêu chí thiết kế hay được dùng trong thực tế, bởi vì trong thực tế cấu trúc của các phương pháp mã phải được công bố, độ an toàn của phương pháp mã chỉ phụ thuộc vào khóa bí mật và phương pháp mã đó an toàn khi khóa bí mật đó khó bị tấn công để tìm ra được. Giả sử công bố kiến trúc generator của một mô hình mã dòng dùng generator LFSR, nếu kẻ tấn công biết trước một phần bản rõ, anh ta có thể dễ dàng tấn công thành công và tìm ra được khóa cũng như cả dòng khóa được sinh ra bởi generator bằng thuật toán Berlekamp-Massey. Nên có thể nói

LFSR là một generator rất yếu. Do đó ta cần phải có những generator được thiết kế với những kiến trúc "phức tạp" hơn để đảm bảo tính an toàn của nó, điều này sẽ được đề cập chi tiết trong phần ngay dưới đây.

Một phần của tài liệu khảo sát mã dòng và ứng dụng (Trang 78)