Khi mô hình mã dòng áp dụng kiến trúc mã dòng đồng bộ cộng, đây là một loại mô hình hay được dùng trong thực tế. Công việc chính của mô hình là sự làm việc của generator để sinh ra dòng khóa, việc còn lại chỉ đơn giản là phép XOR. Nên tính an toàn của mô hình dựa vào kiến trúc này phụ thuộc vào tính an toàn của generator, điều này sẽ được đề cập ở Phần 2.7.3 bên dưới.
Khi mô hình mã dòng áp dụng kiến trúc mã dòng tự đồng bộ cộng, thì tính an toàn được tăng hơn so với mã dòng đồng bộ cộng do dòng khóa sinh ra phụ thuộc vào bản rõ. Tuy nhiên, mô hình loại này khó phân tích và thiết kế do liên quan đến sự phản hồi của các ký tự bản mã tới generator.
Khi mô hình mã dòng áp dụng kiến trúc mã dòng đồng bộ không cộng, nếu được thiết kế tốt, dường như những tấn công nhằm vào mã dòng cộng và mã khối không áp dụng được cho mô hình này. Ngoài ra nếu nếu áp dụng generator và thuật toán mã khối nhanh, sẽ cải thiện rất nhiều tốc độ của loại mô hình này.
Còn đối với mô hình mã dòng áp dụng kiến trúc phân phối hợp tác (CD), tính an toàn phụ thuộc vào việc chọn các thành phần mã khối và generator điều khiển. Nếu các thành phần mã khối và generator được chọn càng an toàn thì mô hình mã dòng càng được an toàn. Thậm chí nếu kiến trúc của mô hình này được thiết kế tốt, ta vẫn có thể sử dụng được các mã khối yếu cho mô hình, mà vẫn chống được các tấn công lên các thành phần mã khối và generator.
Tóm lại các kiến trúc mã dòng khác nhau thì có độ an toàn khác nhau tùy thuộc
vào chất lượng của thiết kế. Những kiến trúc khác kiến trúc mã dòng cộng có vẻ an toàn hơn, tuy nhiên lại phức tạp hơn so với nó. Do tính đơn giản của mã dòng cộng nên trong thực tế các mô hình mã dòng thường áp dụng kiến trúc này. Độ an toàn lúc đó