Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Than cọc 6 - Quảng Ninh (Trang 30)

Tài khoản sử dụng:

· TK 154 : “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”

Bên Nợ :

- Kết chuyển chi phí sản xuất thực tế của những sản phẩm, công việc hay lao vụ không hoàn thành lúc cuối kỳ.

Bên Có:

- Kết chuyển chi phí thực tế của những sản phẩm, công việc hay lao vụ chưa hoàn thành lúc đầu kỳ.

Số dư bên Nợ :

- Chi phí sản xuất thực tế của những sản phẩm, công việc hay lao vụ chưa hoàn thành.

· TK 631 : “ Giá thành sản xuất”

Bên Nợ:

- Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ:

- Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Giá thành thực tế sản xuất sản phẩm, công việc hay lao vụ hoàn thành trong kỳ (không phân biệt nhập kho hay giao ngay cho khách hàng)

TK 631 : Không có số dư cuối kỳ

Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

- Đầu kỳ kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ vào bên nợ TK 631 theo từng đối tượng.

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất. Có TK 154 – Chi phí SXKDDD.

- Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bố các chi phí sản phẩm phát sinh trong kỳ. Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.

Có TK 621 – Chi phí NVLTT (theo từng đối tượng) Có TK 622 – Chi phí NCTT

Có TK 627 – Chi phí SXC

- Cuối kỳ kiểm kê xác định giá thành sản phẩm dở dang. Nợ TK 154 – CP SXKDDD.

Có TK 631 – Giá thành sản xuất (theo từng đối tượng)

- Giá thành sản xuất công việc hay lao vụ đã hoàn thành nhập kho hay cung cấp cho khách hàng.

Nợ Tk 632 – Giá vốn hàng bán

Sơđồ kế toán tổng hợp

154 631 154 xxx

Kết chuyển giá trị DD ĐK Kết chuyển giá trị DD CK

621 138 xxx Kết chuyển chi phí VT TT Các khoản làm giảm chi phí

622 632 xxx Kết chuyển CP NCTT Giá thành SP hoàn thành

627

xxx Kết chuyển chi phí SXC

Sơđồ 5 :Sơđồ chi phí sản xuất ( kiểm kê định kỳ ) 1.7. Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là sản phẩm đang chế tạo trên các dây chuyền sản xuất cuối mỗi kỳ kế toán, đề tính được giá thành sản xuất thực tế của những sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ nhằm đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ké toán phải tiến hành đánh giá những sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ. Tuỳ theo các đặc điểm của tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ hay tính

chất của sản phẩm ,trình độ và yêu cầu quản lý mà những sản phẩm dở dang lúc cuối kỳ có thể tính theo các phương pháp sau đây:

1.7.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp)

Theo phương pháp này thì trong giá trị của những sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ có một loại duy nhất là chi phí nguyên vật liệu chính (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) còn các chi phí chế biến khác thì tính hết cho sản phẩm hoàn thành mà không tính cho sản phảm dở dang. Phương pháp này chỉ thích hợp đối với những sản phẩm mà chi phí về nguyên vật liệu chính chiếm tuyệt đại bộ phận trong cơ cấu giá thành sản phẩm như doanh nghiệp chế biến trà, cà phê,… ( thường > 70%).

Giá trị Tổng chi phí NVLC Số lượng NVLC = x SPDD cuối kỳ nằm trong Số lượng + Số lượng SPDD không quy đổi ra SPDD thành phẩm không quy đổi thành phẩm

1.7.2. Phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Phương pháp này căn cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm ở từng công đoạn chế biến để tính đổi khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Khối lượng sản phẩm dở dang quy đổi thành SPHT tương đương.

SLSP DD tương đương = SLSPDD x Mức độ hoàn thành (%) Việc đánh giá sản phẩm dở dang cần phân biệt 2 nhóm chi phí:

- Chi phí bỏ vào 1 lần đầu như chi phí NVC chính (hoặc chi phí NVLTT) được phân bố đều trên các sản phẩm đã chế tạo hoặc không phân biệt đã hoàn thành hay chưa hoàn thành.

Giá trị NVLC Toàn bộ giá trị NVLC (NVLTT) sử dụng Số lượng (NVLTT) = x SPSDD nằm trong Số lượng + Số lượng SPDD CK không SPDD Thành phẩm không quy đổi quy đổi

- Chi phí bỏ dần theo quá trình sản xuất như các chi phí chế biến khác thì phân bố theo số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương hoặc theo tiêu hao thực tế.

Chi phí chế biến Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng nằm trong = x SPDD CK SPDD theo Số lượng + Số lượng SPDD không quy từng loại Thành phẩm không quy đổi đổi

1.7.3.Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến

Phương pháp này giảđịnh mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang tính bình quân chung là 50%.

Có 2 trường hợp:

+ Đánh giá theo 50% chi phí chế biến thực tế: dựa vào chi phí thực tế tính toán: D đk + Cn D đk + Ccb

Dck = * Q d + * 50% Qd Qtp + Qd Qtp + 50%Qd

+ Đánh giá theo 50% chi phí chế biến kế hoạch:

Dck = (Mục CP VLC (CPVLTT) trong Z KH đơn vị x Qd ) + (Mục CPCB trong Z KH đơn vị x 50%Qd).

1.7.4. Xác định giá trị SPDD theo chi phí định mức hoặc kế hoạch

Phương pháp này dùng chi phi sản xuất định mức ở từng công đoạn chế biến nhân với SL SPDD ở công đoạn đó. Sau đó tổng hợp chúng lại.

1.8. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 1.8.1 Kỳ tính giá thành sản phẩm 1.8.1 Kỳ tính giá thành sản phẩm

Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành theo các đối tượng cần tính giá. Doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức và chu kỳ sản xuất sản phẩm để xác định kỳ tính giá thành thích hợp cho mỗi đối tượng tính giá thành. Trường hợp sản xuất nhiều mặt hàng, kế hoạch sản xuất ổn định, chu kỳ sản xuất ngắn, liên tục có sản phẩm hoàn thành nhập kho thì kỳ tính giá thành là tính hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Kỳ tính giá thành hàng tháng phù hợp với kỳ báo cáo nhưng không phù hợp với chu kỳ sản xuất sản phẩm.

Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loạt theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài, sản phẩm chỉ hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm mà sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành toàn bộ. Trong trường hợp này các đối tượng có liên quan nhưng không tính giá thành, chỉ khi nào nhận được báo cáo của bộ phận sản xuất về sản phẩm hay đơn đặt hàng đã hoàn thành thì kế toán mới sử dụng số liệu chi phí sản xuất để tập hợp các đối tượng cần tính giá thành từ khi bắt đầu sản xuất cho đến thời điểm hoàn thành để tính giá thành sản phẩm hay đơn đặt hàng. Tức là phù hợp với chu kỳ sản xuất của sản phẩm.

1.8.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là một phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp đựoc dùng để xác định giá thành đơn vị từng loại sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành theo các khoản mục chi phí quy định việc tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp phải phù hợp với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tương tính giá thành sản phẩm đã xác định. Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp một số các phương pháp sau đây:

- Phương pháp trực tiếp: thường được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệđơn giản, số lượng hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, tập hợp chi phí sản xuất theo từng loại sản phẩm. Giá thành đơn vị từng loại sản phẩm được tính như sau:

Giá trị SP DD + CPSX phát sinh + Giá trị SP Giá thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ đơn vị =

SP Số lượng sản phẩm

- Phương pháp tổng cộng chi phí: thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc các giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Giá thành sản phẩm được tính bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất của các giai đoạn, bộ phận sản xuất, hay chi tiết, hay bộ phận sản phẩm theo công thức:

Zsp = Z1 + Z2 + Z3 + ……+ Zn

Trong đó : Z1, Z2, Z3,…..,Zn là chi phí sản xuất của các chi tiết, bộ phận sản xuất hoặc các giai đoạn công nghệ, bộ phận sản xuất.

- Phương pháp hệ số: thường được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất nhưng thu được nhiều loại sản phẩm khác nhau, đối tương tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm như doanh nghiệp hoá dầu, giá thành các loại sản phẩm khác nhau được tính trên cơ sở hệ số quy đổi các loại sản phẩm khác nhau về sản phẩm chuẩn theo công thức:

Giá thành Tổng giá thành các loại sản phẩm Đơn vị =

sản phẩm chuẩn Số lượng SP + Số lượng SP chuẩn quy đổi chuẩn từ những sản phẩm khác

Giá thành đơn vị = Giá thành đơn vị x Hệ số quy đổi SP từng loại sản phẩm chuẩn sản phẩm từng loại

- Phương pháp tỷ lệ: thường được áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau như doanh nghiệp dệt, đóng giày….. đối tượng tập hợp chi phí theo nhóm sản phẩm cùng loại. Giá thành sản xuất thực tế các loại sản phẩm có quy cách phẩm chất khác nhau được tính theo tỷ lệ với giá thành định mức hhoặc giá thành kế hoạch của nó trong tổng giá thành định mức hoặc giá thành kế hoạch của nhóm sản phẩm cùng loại theo công thức: Zsx thực tế Tổng Zsx thực tế Tỷ lệ = x từng loại SP các loại sản phẩm chi phí Tỷ lệ Z định mức (hay kế hoạch) của từng loại sản phẩm = x 100% Chi phí Tổng Zsx định mức (hay kế hoạch) của các loại SP

- Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ: Thưòng được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất vừa thu được sản phẩm chính và sản phẩm như nhà máy đường, rượu, bia… đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là: toàn bộ dây chuyền sản xuất. Giá thành sản phẩm chính được tính bằng cách loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi chi phí theo công thức:

Tổng Z = CPSX kỳ trước + CPSX phát sinh – Giá trị SP - CPSX chuy ển sản phẩm chuyển sang trong kỳ phụ thu được sang kỳ sau chính

Giá trị sản phẩm phụ có thể tính theo giá có thể tiêu thụ được hoặc tính theo giá kế hoạch ( không điều chỉnh).

- Phương pháp liên hợp : được áp dụng trong các doanh nghiệp có đặc điểm tổ chức sản xuất, quy hoạch công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra rất phức tạp, đòi hỏi phải sử dụng đồng thời nhiều phương pháp giá thành khác nhau gọi là phương pháp liên hợp.

CHƯƠNG II :

TÌNH HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG

TY THAN CỌC 6

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY THAN CỌC 6 2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển 2.1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển

Từ trước 1954 khi thực dân Pháp xâm lược nước ta chúng đã tìm ra mỏ than Cọc 6 hiện nay . Hoà bình lập lại vùng mỏ được giải phóng, lúc bấy giờ công ty than Cọc 6 chỉ là 1 công trường than dưới sự quản lý của xí nghiệp than Cẩm Phả.

Từ ngày 01 tháng 8 năm 1960 công ty than Cọc 6 chính thức được thành lập, công ty có 1800 cán bộ công nhân, số lao động giản đơn là chủ yếu. Số người có trình độ đại học là 2 người, số người có trình độ trung cấp là 4 người còn lại lao động giản đơn.

Từ tháng 5- 1986 đến tháng 3 năm 1996 công ty mang tên là Mỏ than Cọc 6 trực thuộc công ty than Cẩm Phả .

Tháng 4- 1996 Mỏ than Cọc 6 là thành viên trực thuộc công ty than Việt Nam. Mỏ than Cọc 6 là doanh nghiệp hạch toán độc lập theo quyết định số 2600QĐ-TCCB ngày 1-7-1996 của bộ trưởng bộ công nghiệp.

Mỏ than Cọc 6 đổi tên là công ty than Cọc 6 trực thuộc công ty than Việt Nam theo quyết định số 405/QĐ-HĐQT ngày 1/10/2001 của hội đồng quản trị tổng công ty than Việt Nam.

Có thể nói sau ngày đất nước được thống nhất từ chỗ chưa được quy hoạch tổng thể và toàn diện , cho đến nay trải qua 44 năm xây dựng và trưởng thành, cơ sở vật chất của công ty đã được đầu tư với số lượng lớn hơn và hiện đại hơn, phù hợp với yêu cầu khai thác và sản xuất kinh doanh than.

Công ty đầu tư mua máy xúc, máy gạt, ôtô… với nguyên giá TSCĐ tính đến tháng 6-2006 là 618.391.321.194 đồng.

Trình độ khoa học kỹ thuật tay nghề của công nhân sản xuất được nâng lên một cách đáng kể. Đội ngũ cán bộ, nhân viên quản lý cán bộ kỹ thuật có trình độđại học và trung học tăng lên cụ thể là :

Tổng số cán bộ công nhân viên là 4432 người Trong đó : Trình độđại học là 400 người Trình độ trung học là 500 người Công nhân kỹ thuật là 2840 người

Trong những năm gần đây công ty khai thác trong điều kiện khó khăn, đặc biệt khai thác xuống sâu từđộ cao nhất là +360m và độ sâu – đáy moong là - 120m so với mực nước biển.

Như vậy, việc sản xuất và khai thác than của công ty gặp rất nhiều khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thời tiết.Công ty tiến hành tổ chức khai thác và sản xuất than chiến dịch vào mùa khô vì mùa mưa dưới moong ngập nước, việc khai thác không thuận tiện, công ty phải tổ chức bơm đi từ 15-20 triệu m3 nước.

Bên cạnh đó, do sự tác động của việc chuyển đổi cơ chế quản lý từ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, cũng như nhiều doanh nghiệp khác công ty than Cọc 6 đã gặp không ít khó khăn nhưng công ty đã vượt qua và vươn lên bằng chính sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty và hơn 4000 công nhân. Cho đến nay công ty đã phát triển đứng vững và đi lên. Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện đáng kể. Công ty đã được Nhà Nước phong tặng 2 huân chương.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ

Công ty than Cọc 6 là công ty khai thác lộ thiên trực thuộc tổng công ty than Việt nam. Nhiệm vụ chính của công ty là khai thác, chế biến và kinh doanh than đáp ứng nhu cầu sản xuất cho các ngành công nghiệp khác và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho xã hội. Ngoài ra công ty còn tổ chức sản xuất vật liệu xây dựng, các mặt hàng cao su, tận dụng phế liệu từ sản xuất than, tạo thêm công ăn việc làm, đảm bảo đời sống cho người lao động.

2.1.3. Tổ chức quản lý và sản xuất tại doanh nghiệp 2.1.3.1.Đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty 2.1.3.1.Đặc điểm tổ chức quản lý ở Công ty

Công ty than Cọc 6 là công ty có quy mô lớn với cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động rất thuận lợi cho việc chỉđạo sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

Đứng đầu là giám đốc - người có quyền hành cao nhất, có nhiệm vụđiều hành và chịu trách nhiệm chung hoạt động sản xuất kinh doanh trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty.

Giúp việc cho giám đốc là 4 phó giám đốc ở từng lĩnh vực cụ thể . Các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Than cọc 6 - Quảng Ninh (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)