Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức chọn bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu n = 200 quan sát. Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy. Để đạt được độ tin cậy cho các phân tích này mẫu thường có kích thước lớn (n >= 200; Hoeler, 1983 trích trong Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Mặt khác, trong thực tế các nhà nghiên cứu thường dựa theo quy tắc kinh
nghiệm để xác định cỡ mẫu cho phù hợp với từng phương pháp phân tích. Theo Bollen (1989, trích trong Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009) thì mỗi biến quan sát cần ít nhất là 5 mẫu. Như vậy, đối với nghiên cứu chính thức này có tổng cộng 34 biến quan sát, do vậy kích thước mẫu tối thiểu cần là 34 x 4 = 136 quan sát. Dựa theo kích thước mẫu tối thiểu này kích thước mẫu được chọn cho nghiên cứu này là 200 quan sát vì trong quá trình đến phỏng vấn du khách thì gặp khó khăn trong vấn đề nhờ du khách giúp dỡ nên chỉ có được 200 khách giúp hoàn thành bảng câu hỏi.
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được mã hóa, làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0 với các bước sau:
1/ Làm sạch dữ liệu.
2/ Mô tả các thuộc tính của mẫu.
3/ Kiểm định độ tin cậy của nhân tố thông qua hệ số Conbach’s Alpha. 4/ Phân tích nhân tố.
5/ Phân tích hồi quy.
Kết luận
Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu được thực hiện để đánh giá các thang đo cho khái niệm nghiên cứu và mô hình lý thuyết. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu bao gồm việc kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bằng phân tích hồi quy.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU