Kế toán giai đoạn thu lãi, thu nợ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Ninh Hòa (Trang 41)

Tại NHNo&PTNT Thị xã Ninh Hòa, các món vay được áp dụng tính lãi theo tháng. Hàng tháng, khách hàng có nghĩa vụ phải trả lãi vay cho ngân hàng. Công việc thu lãi, thu nợ được nhân viên kế toán đảm nhận.

Quy trình:

Kế toán Thủ quỹ Giám đốc

Bước 1: Tính lãi

Căn cứ vào khế ước cho vay hoặc hợp đồng tín dụng của khách hàng, kế toán tính lãi trên máy tính. Lãi hàng tháng được tính đến ngày cuối tháng dù khách hàng đến trả vào ngày bất kỳ trong tháng.

Bước 2: Lập chứng từ

Sau khi tính lãi, kế toán lập chứng từ thu lãi, chuyển giám đốc phê duyệt, sau đó in xuất chứng từ. Chứng từ thu lãi được lập thành 2 liên: 1 liên giao khách hàng, 1 liên làm căn cứ hạch toán. Việc trả nợ gốc được thực hiện vào ngày đến hạn của hợp đồng tín dụng hoặc bất kỳ khi nào khách hàng có khả năng trả nợ trước hạn. Khi khách hàng đến trả nợ gốc, kế toán cũng căn cứ vào khế ước cho vay hoặc hợp đồng tín dụng, lập chứng từ thu nợ, chuyển giám đốc phê duyệt, sau đó in xuất chứng từ. Chứng từ thu nợ gốc cũng gồm 2 liên: 1 liên giao khách hàng, 1 liên làm căn cứ hạch toán. Kế toán tiến hành hạch toán thu nợ theo quy định.

Tiếp nhận nhu cầu trả nợ

Tính lãi đến cuối tháng (1)

Lập chứng từ thu lãi, gốc (2) Phê duyệt (2) In chứng từ thu lãi, gốc (2)

Thu nợ (3) Hạch toán thu lãi, gốc (2)

Bước 3: Luân chuyển chứng từ

Chứng từ thu nợ sau khi có chữ ký xác nhận của kế toán được chuyển sang cho thủ quỹ, thủ quỹ căn cứ số tiền trên chứng từ tiến hành thu nợ khách hàng. Chứng từ kế toán lưu vào sổ nhật ký chứng từ.

Tài khoản sử dụng:

Số hiệu cấp V Tên tài khoản

702001 Thu lãi cho vay ngắn hạn 702002 Thu lãi cho vay trung hạn

702011 Thu lãi cho vay vốn nhận của Chính phủ ngắn hạn 702012 Thu lãi cho vay vốn nhận của Chính phủ trung hạn

Phương pháp hạch toán:

Khi khách hàng đến trả nợ, kế toán thu nợ, hạch toán tất toán khoản vay: Nợ: Tài khoản tiền mặt

hoặc Tài khoản tiền gửi của người vay

Có: Tài khoản cho vay cấp V thích hợp (trả gốc) Có: Tài khoản 702 cấp V thích hợp (trả lãi) Đồng thời hạch toán xuất hồ sơ vay vốn như sau: Nợ: TK hồ sơ cho vay còn dư nợ

Có: TK đối ứng hồ sơ cho vay còn dư nợ

Đối với các khoản vay có thế chấp, cần cố tài sản, khi khoản nợ được tất toán, kế toán phải xuất chứng từ giải chấp, trả lại giấy tờ, tài sản thế chấp cho khách hàng. (đã trình bày ở mục 2.2.2)

Minh họa 9: Quay lại Minh họa 6, ông Lê Văn Tân đến trả nợ ngắn hạn

thông thường 200.000.000đ. Ngân hàng cho ông vay theo phương thức hạn mức tín dụng gồm 2 lần nhận tiền vaỵ Nên khi tất toán, kế toán lần lượt hạch toán thu nợ đối với từng món nợ của mỗi lần nhận vay:

- Nợ 101101 50.783.333

Có 211101 (Lê Văn Tân) 50.000.000

Có 702001 783.333

- Nợ 101101 152.350.000

Có 211101 (Lê Văn Tân) 150.000.000 Có 702001 2.350.000

- Nợ 999003(Lê Văn Tân) 1

Có 999004 (Lê Văn Tân) 1

(Xem phụ lục - Bút toán số 16, 17, 29 ngày 17/5/2013 của GDV Lê Thị Bích Hường)

Minh họa 10: Quay lại Minh họa 8, ông Lê Mộng Hoàng đến trả món vay ngắn

hạn vốn nhận của Chính phủ 50.000.000đ. Kế toán hạch toán thu nợ, tất toán khoản vay: Nợ 101101 52.445.139 Có 252101 (Lê Mộng Hoàng) 50.000.000 Có 702012 2.445.139 Nợ 999003 (Lê Mộng Hoàng) 1 Có 999004 (Lê Mộng Hoàng) 1

(Xem phụ lục - Bút toán số 96 và 173 ngày 13/5/2013 của GDV Lê Thị Bích Hường)

Việc thu lãi, thu nợ tại NHNo&PTNT Thị xã Ninh Hòa được thực hiện nghiêm túc theo nguyên tắc thu lãi trước, thu nợ gốc saụ Trường hợp khách hàng trả nợ trước hạn theo quy định, lãi phải thu được tính theo số ngày thực tế mà khách hàng sử dụng số tiền vay đó.

(Việc tính lãi trong hạn chi tiết xem phụ lục – chứng từ giao dịch tất toán ngày 17/5/2013, khách hàng Lê Văn Tân)

2.2.4. Kế toán gia hạn nợ, chuyển nợ quá hạn

NHNo&PTNT thị xã Ninh Hòa không thực hiện gia hạn nợ cho bất kỳ món vay nào đến hạn. Nếu đến hạn, khách hàng không trả được nợ, thì sau 10 ngày kể từ ngày đến hạn trả nợ, phần mềm hệ thống IPCAS tự động chuyển số nợ trên của khách hàng sang nhóm nợ tiếp theo, kế toán không phải thực hiện hạch toán chuyển nợ quá hạn trên máy tính. Đây được xem là bước phát triển của việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hạch toán kế toán. Việc phần mềm tự động chuyển nhóm nợ vừa tiết kiệm thời gian cho kế toán, vừa đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ đối với tất cả các khoản nợ quá hạn.

Hàng tháng, cán bộ tín dụng in sao kê tất cả những món nợ sắp đến hạn, qua đó có thể nắm bắt được những món nợ nào có khả năng bị chuyển nhóm, từ

đó có biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ kịp thờị Khi nợ bị chuyển nhóm, cán bộ tín dụng phải thông báo cho khách hàng biết.

Cuối mỗi quý, ngân hàng tiến hành sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Việc này không có nghĩa là ngân hàng xóa nợ cho khách hàng. Cán bộ tín dụng không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng. Sau đó, kế toán tiến hành chuyển khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng sang ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

Tài khoản sử dụng:

Tên tài khoản

211 Cho vay ngắn hạn thông thường

211201 Nợ cần chú ý 211301 Nợ dưới tiêu chuẩn 211401 Nợ nghi ngờ

211501 Nợ có khả năng mất vốn

212 Cho vay trung hạn thông thường

212201 Nợ cần chú ý 212301 Nợ dưới tiêu chuẩn 212401 Nợ nghi ngờ

212501 Nợ có khả năng mất vốn

252--1 Cho vay ngắn hạn vốn nhận của Chính phủ

252201 Nợ cần chú ý 252301 Nợ dưới tiêu chuẩn 252401 Nợ nghi ngờ

252501 Nợ có khả năng mất vốn

252--2 Cho vay trung hạn vốn nhận của Chính phủ

252202 Nợ cần chú ý 252302 Nợ dưới tiêu chuẩn 252402 Nợ nghi ngờ

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán cho vay tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thị xã Ninh Hòa (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)