phát sinh trong kì vào hệ thống sổ sách kế toán theo đúng chế độ hiện hành. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ. Đối với việc vào các sổ kế toán chi tiết đồng thời với việc thực hiện trên máy vi tính còn được ghi sổ theo dõi đúng theo mãu sổ quy định của bộ tài chính để đề phòng khi máy gặp sự cố. Vì thế công tác kế toàn đảm bảo phản ánh trung thựcvà chính xác tình hình tài chính của Công ty. Điều này đã được Công ty kiểm toán Việt Nam xác nhận bằn báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần trong cuộc kiêmt toán vào tháng 1/2002.
- Kế toán đã phân loại các TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp theo đúng quy định của nhà nước mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng. Cách phân loại cụ thể, tỉ mỉ, rõ ràng giúp cho người xem báo cáo tài chính có thể nhận biết được thế mạnh của Công ty.
Cách phân loại theo tình hình sử dụng cho biết tình hình sử dụng TSCĐ trong công ty:bao nhiêu TSCĐ đang dùng trong sản xuất kinh doanh, TSCĐ không cần dùng, TSCĐ hư hỏng thanh lý… từ đó có phương hướng đầu tư đúng đắn.
Cách phân loại theo nguồn hình thành TSCĐ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp đánh giá chính xác tình trạng của từng TSCĐ hiện có trong doanh nghiệp trong mối liên hệ với các nguồn đầu tư của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp có phương hướng tổ chức và sử dụng TSCĐ hợp lý, cân nhắc tính toán khấu hao thu hồi đủ để trang trải vốn vay để đầu tư TSCĐ đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước..
- Các nhân viên kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng các văn bản, điều luật mới về hạch toán kế toán của Bộ Tài chính.
1.2. Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm như đã nêu ở trên, em nhận thấy công tác kế toán tại Công ty còn một số tồn tại như sau:
- Trong mẫu bảng tính và phân bổ khấu hao ở Công ty chưa có phần phân bổ riêng cho từng phòng ban bộ phận.
- Phương pháp khấu hao đều không thực sự phù hợp đối với tất cả TSCĐ ở Công ty nếu áp dụng theo nguyên tắc phù hợp của kế toán.
- Trong bảng đăng ký mức trích khấu hao không ghi rõ thời gian khấu hao, thời gian đưa voà sử dụng cũng như tỉ lệ % khấu hao mỗi năm. Vì vậy, không có cơ sở nào để kiểm tra tính chính xác, phù hợp giữa việc đăng kí và việc thực hiện trích khấu hao.
- Cũng như tình trạng chung ở nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, Công ty chưa đưa tiêu thức TSCĐ vô hình và khấu hao TSCĐ vô hình vào hệ thống tài khoản của Công ty.
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác KT TSCĐ công ty TNHHSản Xuất và Thương Mại Trường Thủy Sản Xuất và Thương Mại Trường Thủy
Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương mại Trường Thủy Với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với thời gian tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại công ty, trước cô giáo hướng dẫn Th Sĩ DƯƠNG TRỌNG THỦY, em xin mạnh dạn đề xuất một vài ý kiến của em như sau:
Khi hạch toán tăng, giảm TSCĐ ngoài việc lưu tất cả chứng từ có liên quan vào bộ hồ sơ riêng cho mỗi TSCĐ, kế toán nhất thiết phải lập thẻ TSCĐ. Mỗi TSCĐ lập một thẻ. Thẻ TSCĐ có thể được đánh số theo thứ tự thời gian phát sinh nghiệp vụ kết hợp với bộ phận sử dụng để thuận tiện cho công tác quản lý vì công ty còn có một số chi nhánh ở các tỉnh thành phố khác. Từ đó ghi sổ chi tiết TSCĐ theo đúng mẫu quy định để tạo điều kiện cho việc quản lý, kiểm tra TSCĐ thuận tiện hơn. Thẻ TSCĐ được lập theo mẫu số 02 – TSCĐ do bộ tài chính quy định thống nhất
Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng bên cạnh những ưu điểm như đã nêu ở phần trên thì nhược điểm là thu hồi vốn chem. Và làm cho TSCĐ chịu ảnh hưởng bất lợi của hao mòn hữu hình. Xuất phát từ nguyên tắc phù hợp với thu nhập trong kỳ kế toán. Nếu tất cả TSCĐ ở Công ty đều áp dụng theo phương pháp khấu hao đều thì đối với một số TSCĐ hao mòn nhanh trong thời gian đầu chi phí thực tế lớn hơn chi phí ghi sổ và sau đó thì ngược lại. Để đảm boả số liệu sổ kế toán cung cấp phản ánh đúng hơn thực tế hoạt động kinh tế của Công ty cũng như tình hình sử dụng tài sản của doanh nghiệp, Công ty nên thay đổi quy định về khấu hao TSCĐ theo hướng sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc vẫn áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. - Máy móc thiết bị vật tư gắn liền với quá trình kinh doanh, tính năng công suất sử dụng bị giảm dần trong quá trình sử dụng, cho phép áp dụng phương pháp khấu hao theo phương pháp khấu hao giảm dần.
KẾT LUẬN
Tài sản cố định là một bộ phận hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trường Thủy. Nó chiếm một tỷ trọng tương đối trong tổng cơ cấu tài sản của Công ty.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, TSCĐ của công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trường Thủy nói riêng và trong nền kinh tế Quốc dân nói chung không ngừng được đổi mới, hiện đại hoá và tăng lên nhanh chóng để tạo được hiệu quả công việc ngày càng cao.
Trong thời gian thực tập ở công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trường Thủy em đã có điều kiện nghiên cứu, tiếp cận thực tế và học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích về chuyên môn kế toán cũng như về thực tế công việc. Trên cơ sở những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập, em đã đề xuất một số ý kiến bổ sung nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty. Do thời gian thực tập không nhiều cùng với hạn chế về nhận thức, chắc chắn bài báo cáo tốt nghiệp của em không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của thầy, cô giáo và của các bạn để bài báo cáo này thực sự có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn, Thạc Sĩ DƯƠNG TRỌNG
THỦY , trưởng Khoa kinh tế đã trực tiếp hướng dẫn em trong đợt thực tập vừa
qua cùng các anh chị nhân viên phòng kế toán công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trường Thủy đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo tốt nghiệp của mình.
Hà nội, ngày… tháng… năm 2012
Học sinh