Kế toán khấu hao TSCĐ.

Một phần của tài liệu Công tác Tổ chức Quản lý Tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trường Thủy (Trang 47)

IV. Kết quả thanh lýTSCĐ:

4. Kế toán khấu hao TSCĐ.

4.1. Chế độ quản lý và sử dụng nguồn vốn khấu hao tại Công ty* Chế độ quản lý. * Chế độ quản lý.

Để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình kinh doanh vận chuyển dần, công ty phải chuyển dịch dần giá trị hao mòn đó vào chi phí trong kì. Về nguyên tắc việc khấu hao phương tiện phải phù hợp với mức độ hao mòn của phương tiện và đảm bảo thu hồi đầy đủ giá trị muốn đầu tư ban đầu. Điều này không những đảm bảo tính khấu hao của TSCĐ mà còn hạn chế được ảnh hưởng của hao mòn vô hình, góp phần bảo toàn vốn cố định của Công ty.

* Sử dụng nguồn vốn khấu hao

Việc phân phối và sử dụng có hiệu quả số tiền trích khấu hao trong kì: Trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu có thể là vốn đầu tư ban đầu bổ xung từ liên đoàn lao động. Nguồn vốn đi vay có thể là vốn vay ngân hàng Thương mại, các tổ choc tài chính, các cá thể hoặc tổ chức kinh tế khác, vốn vay từ phát hành phát triển doanh nghiệp. Vì vậy khi lập kế hoạch phân phối và sử dụng tiền trích khấu hao, doanh nghiệp phải xác định tỉ trọng của từng nguồn vốn để đầu tư để phân phối sử dụng tiền trích khấu hao hợp lý. Đối với các TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn chủ sở hữu, các doanh nghiệp được quyền sử dụng tonà bộ số tiền khấu hao luỹ kế thu được để tái đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ của mình khi chưa có nhu cầu đầu tư tái tạo lại TSCĐ của mình.

Khi chưa có nhu cầu dầu tư tái tạo lại TSCĐ, doanh nghiệp có thể sử dụng linh hoạt số tiền khấu hao được để phục vụ các yêu cầu kinh doanh sao có hiệu quả nhất định.

Đối với TSCĐ được mua sắm từ nguồn vốn đi vay, về nguyên tắc phải sử dụng số tiền trích khấu hao thu được để trả vốn và vay lãi. Tuy nhiên trong kì chưa đến kì hạn trả nợ doanh nghiệp có thể sử dụng các mục đích khác để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn doanh nghiệp. Để minh hoạ phương pháp lập kế hoạch khấu hao tài sản kế hoạch của doanh nghiệp đã được nêu, có thể xem một ví dụ như sau:

Theo tài liệu kế của doanh nghiệp X có tình hình tài sản theo kiểm kê ở cuối quý III năm báo cáo như sau (Đơn vị: triệu đồng). Tổng giá trị tài sản cố định phải tính khấu hao là 900.

Dự kiến quý 4 năm báo cáo doanh nghiệp sẽ mua sắm, lắp đặt thêm một số tài sản cố định mới có nguyên giá là 150. Đồng thời cũng thanh lý một số tài sản cố định có nguyên giá là 50.

Toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp trong năm báo cáo đều do doanh nghiệp tự mua sắm.

Dự kiến tình hình biến động tài sản của doanh nghiệp trong năm như sau: - Tháng 2 doanh nghiệp sẽ đưa vào sử dụng một hệ thống máy tính bằng vốn tự có bổ sung của doanh nghiệp có giá trị 792.

- Tháng 3 doanh nghiệp sẽ mua sắm một số phương tiện chuyên chở hàng mới bằng vốn vay ngân hàng với giá trị là: 1000, thời gian hoàn trả vốn và lãi vay ngân hàng là 6 năm bằng tiền khấu hao và lợi nhuận.

- Tháng 5 doanh nghiệp bàn giao và đưa vào sử dụng một phần mềm mới giá trị 1200 bằng vốn tự có.

- Tháng 6 doanh nghiệp thanh lý 1 nhà kho có nguyên giá là 120 (đã khấu hao hết).

- Tháng 8 doanh nghiệp sẽ thanh lý 2 xe tải không cần dùng có nguyên giá 90.

- Tỉ lệ khấu hao tổng hợp bình quân của doanh nghiệp năm kế hoạch như năm báo cáo và bằng 10%.

- Dựa vào các số liệu trên có thể tính được mức khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp năm kế hoạch như sau:

Tổng nguyên giá TSCĐ phải trích khấu hao ở đầu năm kế hoạch NGđ = 900 + 150 – 50 = 1000

- Nguyên giá bình quân tài sản cố định phải trích khấu tăng trong kì Gi = (792 x 10)/ 12 + (1000 x 9)/ 12 + (1200 x 7)/ 12

= 660 + 750 + 700 = 2110

NGg = (120 x 6)/ 12 + (90 x 4)/ 12 = 90

Nguyên giá bình quân TSCĐ phải trích khấu hao trong năm kế hoạch là: NGKH = 1000 + 2110 – 90 = 3020

Số tiền trích khấu hao trích trong năm kế hoạch.

Việc quan trọng nhất mà một doanh nghiệp muốn đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất phải bảo toàn được vốn, căn cứ vào bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2002 tình hình vốn và nguồn vốn của công ty như sau:

Tình hình nguồn vốn.

Tổng nguồn vốn là: 9.385.584.798 đồng

Nợ phải trả: 8.238.345.151 đồng chiếm 87,78% tổng nguòn vốn.

Nguồn vốn chủ sở hữu: 1.147.239.647 đồng chiếm 12,22% tổng nguồn vốn.

* Nguồn hình thành vốn của Công ty.

Trong hoạt động kinh doanh vốn và nguồn vốn là thành phần quan trọng

Một phần của tài liệu Công tác Tổ chức Quản lý Tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty TNHH Sản Xuất và Thương Mại Trường Thủy (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w