Giải pháp khắc phục tồn tại:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Huyện Hóa Sơn - An Giang (Trang 76)

- Tồn tại: Công tác tự kiểm tra của tổ TK & VV, của tổ chức Hội xã, của

3.2.5.Giải pháp khắc phục tồn tại:

Phối hợp với đôn đốc các tổ chức hội nhận ủy thác tăng cường công tác kiểm tra tổ chức hội cấp dưới, tổ TK& VV, hộ vay vốn. Với nhiệm vụ hết sức nặng nề mỗi cán bộ Đảng viên và nhân viên trong cơ quan phải vì tập thể, đặt

lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân để phát huy trí tuệ tập thể tạo sức mạnh tổng hợp, xây dựng đoàn kết thống nhất cao từ Chi bộ đến cơ quan hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010- 2015. Góp phần đáng kể vào việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội trên địa bàn và góp phần vào sự tồn tại phát triển bền vững của ngành. Tham mưu cho ban đại diện HĐQT xây dựng kế hoạch và lập đề cương tự kiểm tra của tổ chức Hội xã và của tổ TK& VV. Trong bối cảnh nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác chưa hiểu rõ hoạt động cho vay ưu đãi của NHCSXH nên chưa mạnh dạn vay vốn thì việc tuyên truyền cho họ là rất cần thiết. Do đó, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để hoạt động của NHCSXH ngày càng xã hội hoá theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có điều kiện tiếp cận vốn tín dụng ưu đãi, ổn định cuộc sống, thoát nghèo và vươn lên trong cộng đồng. Việc NHCSXH cung cấp vốn cho người nghèo là rất quan trọng nhưng cái quan trọng hơn là làm sao hướng dẫn những người nhận được tiền vay biết cách làm ăn. Đây là vấn đề đòi hỏi NHCSXH phải có một đội ngũ chuyên gia không phải chỉ có cung ứng vốn cho người nghèo mà cần phải nghiên cứu để hướng dẫn cho từng đối tượng vay biết cách làm ăn, biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả, làm cho đồng vốn đó có thể tăng trưởng được, để thoát nghèo và để giàu lên.

Ngoài việc cho người nghèo và các đối tượng chính sách vay vốn, Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương chặt chẽ hơn nữa thực hiện lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư nhằm tuyên truyền các kỹ thuật sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi mới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng vay vốn tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với nguồn vốn chính sách, gắn với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các cán bộ của NHCSXH phối hợp với các tổ chức Chính trị - xã hội và Tổ Tiết kiệm và vay vốn để tổ chức mạng lưới giao dịch tới tận nơi cư trú của đối tượng thụ hưởng thông qua các tổ giao dịch lưu động. Đây là cầu

nối quan trọng giữa Ngân hàng với hộ vay vốn, giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có cơ hội tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Huyện Hóa Sơn - An Giang (Trang 76)