Dự kiến tăng trưởng năm 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Huyện Hóa Sơn - An Giang (Trang 82 - 87)

CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ & GIẢI PHÁP THỰC HIỆN MỤC TIấU XểA ĐểI GIẢM NGHẩO NHCSXH

3.3. Dự kiến tăng trưởng năm 2012

Một là, đối với hoạt động tín dụng: Tập trung nguồn lực mở rộng hoạt động tín dụng, tiếp tục thực hiện tốt các chưng trình tín dụng ưu đãi đã có và chuẩn bị tốt các điều kiện tốt để tiếp nhận các chương trình mới của Chính phủ giao để cho vay đối với người nghèo, vùng nghèo, trên cơ sở định hướng hoạt động của ngành và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội XĐGN của địa phương, mục tiêu phấn đấu của PGD NHCSXH huyện Hóa Sơn năm 2012 như sau:

+ Phấn đấu nguồn vốn đến 31/12/2012: Đạt 195.640 triệu đồng, tăng so với năm 2011 là 23.926 triệu đồng.

Trong đó:

- Nguồn vốn cân đối TW: 190.640 triệu đồng.

- Nguồn vốn huy động tại địa phương được cấp bù lãi xuất: 4.800 triệu

đồng, trong đó TK qua tổ 3.502 triệu đồng.

+ Tổng nguồn vốn đến cuối năm 2012 là 195.640 triệu đồng.

+ Dư nợ đến 31/12/2012 là 195.640 triệu đồng.

Trong đó :

- Dư nợ hộ nghèo : 70.759 triệu đồng.

- Dư nợ giải quyết việc làm : 7.754 triệu đồng.

- Dư nợ XKLĐ : 979 triệu đồng.

- Dư nợ CT CV NS& VSMT : 26.391 triệu đồng.

- Dư nợ CV HSSV : 86.269 triệu đồng.

- Dư nợ cho vay hộ nghèo về nhà ở : 3.488 triệu đồng.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp bằng mức, tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiện quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi, lao động nông nghiệp giảm dần.

Hai là, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác tăng cường kiểm tra việc triển khai thực hiện hợp đồng ủy thác, thực thi 6 công đoạn ủy thác của quá trình cho vay tại cơ sở, kiểm tra tình hình hoạt động của Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn, nắm bắt thông tin của tổ Tiết kiệm và vay vốn, xem như công cụ điều hành để nâng cao chất lượng tín dụng. Tiếp tục xây dựng và kiện toàn, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ tiết kiệm và vay vốn.

Cùng với việc củng cố Tổ tiết kiệm và vay vốn theo địa bàn thôn để dể theo dừi, quản lý, xõy dựng đội ngũ Ban quản lý tổ Tiết kiệm và vay vốn cú trình độ năng lực trở thành “người cán bộ chuyên trách” của NHCSXH để làm cầu nối giữa ngân hàng với người vay.

Ba là,nâng cao năng lực và chất lượng của điểm giao dịch lưu động tại xã, thực hiện đúng ngày giao dịch theo qui định, tạo điều kiện để tổ tiết kiệm và vay vốn và người dân có thói quen đến giao dịch với Ngân hàng tại xã ,

không phải đi lại tốn kém thời gian và công sức. Giao dịch xã như là một mô hình hoạt động của NHCSXH tại xã và là điều kiện để Ngân hàng thường xuyên tiếp cận với chính quyền, Hội đoàn thể cấp xã và người dân, kịp thời xử lý những phát sinh trong hoạt động tín dụng. Mặt khác, thông qua công tác giao ban tại điểm giao dịch tại xã, cán bộ NHCSXH cũng có thể thực hiện công tác tuyên truyền, tập huấn qui trình nghiệp vụ tín dụng, tạo điều kiện cho cỏn bộ cấp hội ở xó, Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn hiểu rừ qui chế tớn dụng để làm đúng qui định.

Bốn là,chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ Ngân hàng không chỉ giỏi về chuyên môn mà phải có kiến thức để hướng dẫn người vay sử dụng vốn có hiệu quả. Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống để nâng cao nhận thức đối về mọi mặt đối với cán bộ viên chức.

Năm là,đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền quản bá các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, làm cho mọi cấp, mọi ngành, mọi người thông hiểu và làm đúng qui định,sử dụng đồng vốn có hiệu quả chống thất thoát tiền vốn của nhân dân.Xử lý kiên quyết những món nợ tồn đọng do nguyên nhân chủ quan của người vay. Tích cực xử lys nợ đến hạn, nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng.

Sáu là xây dựng NHCSXH huyện Hóa Sơn ngày càng vững mạnh, phát huy khối đoàn kết nội bộ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của thành viên Ban hội đồng quản trị NHCSXH huyện tại các xã, thị trấn được phân công.

3.4. Đề xuất, kiến nghị - Đối với Nhà nước

Nhà nước cần có một chính sách tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển. Khu vực nông thôn cần được chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển cho người dân nông thôn. Nhà nước cần có chính sách

thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển, cần khuyến khích hỗ trợ, tạo cơ sở pháp lý cho các công ty tài chính ra đời phát triển dịch vụ tới mọi người dân, đặc biệt là bảo hiểm tín dụng.

- Đối với NHCSXH cấp trên

Đề nghị chi nhánh NHCSXH tỉnh An Giang quan tâm phân bổ nguồn vốn cho vay để đáp ứng nhu cầu của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn, nhất là nguồn vốn vay hộ nghèo, trong phạm vi quyền hạn của mình cần tăng cường công tác lãnh đạo đối với các tổ chức hội đoàn thể trong việc thực hiện hợp đồng ủy thác với NHCSXH.

- Đối với chính quyền huyện

+ Đề nghị chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa và phối hợp chặt chẽ với NHCSXH giám sát quá trình sư dụng vốn vay; củng cố và nâng cao vai trò của Ban XĐGN và các tổ chức tương hỗ, hình thành các Tổ vay vốn hoạt động thật sự để hỗ trợ NHCSXH tiếp cận nhanh, chính xác đến từng hộ nghèo. Cần coi NHCSXH là Ngân hàng của tổ chức mình, thực sự chăm lo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để NHCSXH hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ được giao.

+ Phối hợp với NHCSXH thực hiện chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất mới cho người dân, giúp người dân tiếp cận với những ngành nghề mới, phù hợp với tình hình của địa phương để người dân có cơ hội tạo việc làm, thu nhập cho bản thân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

+ Các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn huyện tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ, trách nhiệm và nghĩa vụ của các hộ vay vốn để vốn vay sử dụng đúng mục đích và thực hiện tốt nghĩa vụ trả nợ vay cho Ngân hàng.

- Đối với UBND xã, các cấp chính quyền

+ Đề nghị UBND xã chỉ đạo các tổ TK & VV thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ cho vay, quản lý vốn vay, hướng dẫn hộ dân sử dụng vốn vay đúng mục đích, đúng đối tượng thụ hưởng, tăng cường chuyển giao kỹ thuật cây trồng vật nuôi cho nông dân trên địa bàn nói chung và hộ nghèo nói riêng để các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, tăng thu nhập, ổn định đời sống.

+ Đề nghị chính quyền địa phương, tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc chấp hành đầy đủ các quy định về hoạt động ủy thác với NHCSXH, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Huyện Hóa Sơn - An Giang (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w