Ảnh hƣởng của thức ăn đến sinh trƣởng của cá Chiên khi ƣơng từ bột lên hƣơng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (bagarius rutilus ng & kottelat, 2001) giai đoạn từ cá bột lên cá hương (Trang 43)

- Các dụng cụ khác: Cân điện tử 4 số, thước chia vạch (mm), máy đo pH, DO, Nhiệt kế thủy ngân (

3.2.2 Ảnh hƣởng của thức ăn đến sinh trƣởng của cá Chiên khi ƣơng từ bột lên hƣơng

hƣơng

3.2.2.1 Sinh trưởng về khối lượng của cá

Sau 10 ngày ương nuôi thì tăng trưởng về khối lượng của cá Chiên cao nhất đạt ở CT III (0,031 g/con), thấp nhất ở CT II (0,004 g/con) (Bảng 3.9). Kết quả cho thấy, thức ăn khác nhau đã ảnh hưởng đến khối lượng của cá, bước đầu có thể thấy ở CTIII cá tăng trưởng về khối lượng nhanh hơn so với 2 công thức thức ăn còn lại sau thời gian 10 ngày ương nuôi. Song phân tích thống kê cho thấy không có sự sai khác (p>0,05).

Tăng trưởng về khối lượng của cá sau 20 ngày nuôi đã cho thấy có sự thay đổi: giá trị cao nhất đạt ở CT I (0,133 g/con), kế tiếp CT III (0,128 g/con) và đạt giá trị thấp nhất ở CT II (0,104 g/con). Tuy nhiên kết quả sai khác này cũng không có ý nghĩa thống kê (p >0,05) (Bảng 3.9).

Bảng 3.9: Khối lượng trung bình của cá (g/con) khi thí nghiệm ở các công thức thức ăn khác nhau

Công thức thức ăn

Ngày kiểm tra

10 ngày 20 ngày 30 ngày

CT I (50% ĐVPD+ 50% giun chỉ) 0,0103±0,002a 0,133±0,019a 0,354±0,014a giun chỉ) 0,0103±0,002a 0,133±0,019a 0,354±0,014a CT II (50% bột cá+50% bột đậu tƣơng) 0,004±0,003 a 0,104±0,012a 0,277±0,012b CT III (100% giun chỉ) 0,031±0,002a 0,128±0,022a 0,294±0,008b

(Ghi chú: Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05).

Kết thúc thời gian thí nghiệm, sau 30 ngày nuôi kết quả cho thấy thức ăn khác nhau đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. Cụ thể, cá Chiên ở CT I sử dụng thức ăn là (50% ĐVPD + 50% giun chỉ) đạt giá trị cao nhất (0,354g/con), tiếp đến là CT III cho cá ăn 100% giun chỉ (0,294 g/con) và thấp nhất là CT II (50% bột cá +50% bột đậu tương) 0,277g/con. So sánh thống kê cho thấy cá sử dụng thức ăn ở CT I có tốc độ tăng trưởng trung bình về khối lượng có sự sai khác (p<0,05) so với hai công thức thức ăn còn lại.

Ảnh hưởng của các công thức thức ăn khác nhau còn thể hiện rõ qua hình 3.9 . Rõ ràng cá cho ăn bằng thức ăn 50% động vật phù du + 50% giun chỉ (CT I) có sinh trưởng về khối lượng cao hơn so với hai công thức thức ăn còn lại là 50% bột cá +50% bột đậu tương (CT II) và 100% là giun chỉ (CT III). Chứng tỏ cá Chiên

ương từ giai đoạn cá bột lên cá hương thức ăn phù hợp cho giai đoạn này là ĐVPD và giun chỉ. Điều này phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của cá Chiên [2].

Hình 3.9: Khối lượng trung bình của cá ở các công thức thức ăn khác nhau Kết quả theo dõi tốc độ tăng trưởng tuyệt đối của cá ở thí nghiệm về thức ăn khác nhau được thể hiện trong bảng 3.10.

Qua bảng 3.10 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tuyệt đối ở giai đoạn 10-20 ngày nuôi về khối lượng có giá trị cao nhất đạt ở CT I (0,0123g/con/ngày), kế tiếp CT II (0,010 g/con/ngày) và thấp nhất ở CT III (0,0096 g/con/ngày). Tuy nhiên khi so sánh giữa các công thức thức ăn thì sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Giai đoạn 20- 30 ngày nuôi, đây là giai đoạn cuối của thí nghiệm thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng đã có sự khác biệt giữa các nghiệm thức. Cụ thể, CT I cá có tốc độ tăng trưởng đạt giá trị cao nhất (0,022 g/con/ngày), tiếp đến là CT III (0,016g/con/ngày) và thấp nhất là ở CT II (0,012 g/con/ngày). Kết quả này cho thấy khi sử dụng thức ăn là ĐVPD và giun chỉ cho kết quả cao nhất là phù hợp với đặc điểm dinh dưỡng của cá ở giai đoạn từ bột lên hương [2].

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng về khối lượng của cá Chiên giai đoạn bột lên hương

Chỉ số

Thời gian nuôi

10-20 ngày 20-30 ngày AGRW (g/con/ngày) CT I (50% ĐVPD+50% giun chỉ) 0,0123±0,002 0,022±0,003 a CT II (50% bột cá+50% bột đậu tƣơng) 0,010±0,001 0,013±0,002 b CT III (100% giun chỉ) 0,0096±0,0005 0,016±0,001b

(Ghi chú: Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05).

3.2.2.2 Sinh trưởng về chiều dài của cá

Theo dõi về sinh trưởng của cá về chiều dài ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.11, hình 3.10.

Bảng 3.11: Chiều dài trung bình của cá (cm/con) khi nuôi ở các công thức thức ăn khác nhau

Thức ăn Thời gian nuôi

CT I (50% ĐVPD+50% ĐVPD+50% giun chỉ) CT II (50% bột cá+50% bột đậu tƣơng) CT III (100% giun chỉ) 10 ngày 1,41±0,13 0,99±0,18 1,38±0,23 20 ngày 2,09±0,33 1,64±0,16 2,07±0,09 30 ngày 3,13±0,20 a 2,63±0,11b 3,03±0,21 b

Ghi chú: Số liệu cùng hàng có các chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Chiều dài trung bình của cá Chiên sau khi ương 10 ngày có giá trị cao nhất đạt ở CT I (1,41 cm/con), kế tiếp CT III (1,38 cm/con), thấp nhất ở CT II (0,99 cm/con). Tuy nhiên sự sai khác về chiều dài của cá giữa 3 công thức không có ý nghĩa thống kê (p >0,05).

Ở giai đoạn 20 ngày nuôi cũng vậy chiều dài trung bình của cá cao nhất vẫn ở CT I (2,09 cm/con), tiếp đến là CT III (2,07 cm/con) và thấp nhất ở CT II (1,64 cm/con) và cũng không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (Bảng 3.11). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đức Tuân và ctv (2004), khi ương cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus (Lacépède, 1803) giai đoạn từ 0-15 ngày tuổi thì thức ăn thích hợp nhất là ĐVPD và giun chỉ, cá Lăng có chiều dài trung bình là 1,99-2,03 cm, khối lượng trung bình 0,058-0,062 gam/con

[14].

Kết quả nghiên cứu sau 30 ngày nuôi đã có sự chênh lệch về chiều dài trung bình của 3 công thức thức ăn. Giá trị cao nhất đạt ở CT I (3,13 ± 0,02cm), tiếp đến CT III (3,03±0,21 cm ), thấp nhất ở CT II (2,63±0,11 cm). So sánh thống kê cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) giữa 3 nghiệm thức thức ăn. Nguyên nhân là do cá ở giai đoạn này đã có sự thay đổi về tập tính, chúng chuyển sang sống bám đáy hoàn toàn và thể hiện đặc điểm dinh dưỡng của loài [2].

Hình 3.10: Chiều dài trung bình của cá ở các công thức thức ăn khác nhau Bảng 3.12: Ảnh hưởng của thức ăn đến tốc độ sinh trưởng về chiều dài của cá Chiên

giai đoạn bột lên hương

Thời gian thu mẫu

Tăng trƣởng tuyệt đối (AGRL)

(cm/con/ngày) CT I (50% ĐVPD+50% giun chỉ) CT II (50% bột cá+50% bột đậu tƣơng) CT III (100% giun chỉ) 10 -20 ngày 0,068±0,023 0,065±0,002 0,067±0,015 20 -30 ngày 0,103±0,013 b 0,090±0,005 a 0,093±0,014 a

Ghi chú: Số liệu cùng hàng có các chữ cái giống nhau thể hiện sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).

Từ bảng 3.12, kết quả thu được cho thấy, ở giai đoạn 10-20 ngày nuôi thì tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều dài có khác nhau: giá trị cao nhất ở CT I là (0,068 cm/con/ngày), tiếp đến là CT III (0,067 cm/con/ngày) và thấp nhất là CT II (0,065

cm/con/ngày). Tuy nhiên khi so sánh thống kê thì không có sự sai khác giữa 3 công thức thức ăn (p>0,05). Ở giai đoạn 20-30 ngày nuôi, đây là giai đoạn kết thúc quá trình thí nghiệm, giá trị về tăng trưởng tuyệt đối của cá về chiều dài đạt cao nhất ở CT I (0,103 cm/con/ngày), tiếp đến là CT III (0,093 cm/con/ngày) và thấp nhất là CT II (0,090 cm/con/ngày) và có sự sai khác thống kê khi so sánh kết quả tăng trưởng của cá ở 3 công thức thức ăn này (CT I có sự sai khác với CT II và CT III). Điều này cho thấy khi ương cá giai đoạn từ bột lên hương việc sử dụng thức ăn là ĐVPD và giun chỉ cho kết quả cao nhất cả về khối lượng và chiều dài cá.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (bagarius rutilus ng & kottelat, 2001) giai đoạn từ cá bột lên cá hương (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)