MĐI (1200con/m 3 )

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (bagarius rutilus ng & kottelat, 2001) giai đoạn từ cá bột lên cá hương (Trang 35)

- Các dụng cụ khác: Cân điện tử 4 số, thước chia vạch (mm), máy đo pH, DO, Nhiệt kế thủy ngân (

MĐI (1200con/m 3 )

) 0,0123±0,0019a 0,0223±0,0025a MĐ II (1600 con/m3 ) 0,0010±0,0009a 0,0173±0,0025b MĐ III (2000 con/m3 ) 0,0116±0,0038a 0,0166±0,0015b

(Ghi chú: Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05).

3.1.2.2 Sinh trưởng về chiều dài của cá

Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng chiều dài giai đoạn từ cá bột lên hương thể hiện trên bảng 3.4.

Sau 10 ngày nuôi, chiều dài trung bình của cá dao động từ 1,187-1,230 cm/con (Bảng 3.4). Trong đó chiều dài cá đạt lớn nhất ở MĐ I (1,230 cm/con) cao hơn so với MĐ II và MĐ III (lần lượt là: 1,200 và 1,187 cm/con).

Sau 30 ngày nuôi, chiều dài cá ở MĐ I đạt 2,950 cm/con cũng cao hơn so với MĐ II đạt 2,840 cm/con và MĐ III đạt 2,833 cm/con. Tuy nhiên khi so sánh thống kê thấy không có sự sai khác (P>0,05) giữa chiều dài của cá ở 3 mật độ nuôi khác nhau.

Bảng 3.4: Chiều dài trung bình của cá (cm/con) khi nuôi ở các mật độ khác nhau

Mật độ Thời gian nuôi

MĐ I (1200con/m3) (1200con/m3) MĐ II (1600con/m3) MĐ III (2000con/m3) 10 ngày 1,230±0,92 1,200±0,046 1,187±0,144 20 ngày 1,913±0,136 1,850±0,066 1,873±0,177 30 ngày 2,950±0,050 2,840±0,115 2,833±0,153

Để thấy rõ sự tăng trưởng trung bình của cá về chiều dài ở 3 mật độ nuôi khác nhau, chúng tôi thể hiện trên hình 3.5.

Hình 3.5: Chiều dài trung bình của cá ở các mật độ nuôi khác nhau

Kết quả về sinh trưởng tuyệt đối theo chiều dài (bảng 3.5) đã thể hiện rõ: Sau 30 ngày ương nuôi, cá ở MĐ I có tốc độ tăng trưởng cao nhất (đạt 0,1036 cm/con/ngày), cao hơn 2 mật độ còn lại (MĐ II chỉ đạt 0,0990 cm/con/ngày và MĐ III cũng chỉ đạt 0,0960 cm/con/ngày). Điều đó một lần nữa chứng tỏ rằng cá được nuôi ở mật độ thấp (1200 con/m3) có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nuôi ở các mật độ cao hơn (1600 và 2000 con/m3). Tuy nhiên không có sự sai khác thống kê của cá ở 3 mật độ nuôi khác nhau này (p>0,05).

Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ sinh trưởng về chiều dài của cá Chiên giai đoạn bột lên hương

Thời gian thu mẫu

Tăng trƣởng tuyệt đối (AGRL)

(cm/con/ngày) MĐ I MĐ II MĐ III 10 -20 ngày 0,0686±0,022 0,0650±0,002 0,0683±0,015 20 -30 ngày 0,1036±0,014 0,0990±0,005 0,0960±0,013

Như vậy kết quả về sinh trưởng của cá Chiên (giai đoạn từ bột lên hương) khi nuôi ở các mật độ nuôi khác nhau đã cho thấy có sự sai khác và ương nuôi ở mật độ thấp (MĐ I là 1200 con/m3) sinh trưởng của cá cao hơn nuôi ở mật độ cao (MĐ II :1600 con/m3 và MĐ III : 2000 con/m3). Điều đó có thể giải thích là: ở mật độ nuôi hợp lý (không quá cao), cá không phải tốn nhiều năng lượng cho việc cạnh tranh thức ăn và không gian sống, năng lượng đó cá có thể sử dụng để tăng cường các hoạt động về trao đổi chất...giúp cho sự sinh trưởng và phát triển (cá lớn lên). Ngược lại, ương nuôi ở mật độ cao, cá lại càng phải tiêu tốn nhiều năng lượng cho việc cạnh tranh giữa các cá thể với nhau để giành thức ăn và không gian sống, nên sinh trưởng của cá chậm hơn khi nuôi ở mật độ thấp. Kết quả trên của chúng tôi cũng phù hợp với Nguyễn Anh Hiếu (2009), khi nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng của cá Chạch sông M. armatus (Lacépède, 1800) giai đoạn bột lên hương. Trong đó cá Chạch sông khi nuôi ở mật độ 600 con/m3

đạt (0,018 ± 0,0011 g/ngày) về khối lượng và (0,0054 ± 0,0046 cm/ngày) về chiều dài cao hơn mật độ 1000 con/m3

là (0,013 ± 0,0007 g/ngày) về khối lượng và (0,0042 ± 0,0040 cm/ngày) về chiều dài. Số liệu sai khác về tốc độ tăng trưởng giữa các nghiên cứu là do các loài khác nhau thì có tốc độ tăng trưởng khác nhau.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của mật độ, thức ăn đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá chiên (bagarius rutilus ng & kottelat, 2001) giai đoạn từ cá bột lên cá hương (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)