- Các dụng cụ khác: Cân điện tử 4 số, thước chia vạch (mm), máy đo pH, DO, Nhiệt kế thủy ngân (
3.1.2.1 Sinh trưởng về khối lượng của cá
Kết quả theo dõi tăng trưởng về khối lượng của Cá Chiên từ ngày 01/05/2010 đến 30/5/2010 ở 3 MĐ khác nhau được thể hiện ở bảng 3.2.
Khi bắt đầu thí nghiệm, cá không đồng đều, song sau 10 ngày nuôi khối lượng của cá trong các nghiệm thức đã tăng lên và có sự sai khác. Khối lượng trung bình của cá dao động từ 0,023-0,032 g/con. Trong đó cá ở MĐ III có khối lượng trung bình cao nhất (0,032 g/con) và thấp nhất ở MĐ I (0,023 g/con). Tuy nhiên khi so sánh thống kê thấy rằng khối lượng trung bình của cá không có sự sai khác giữa các nghiệm thức (P>0,05).
Bảng 3.2 Khối lượng trung bình của cá (g/con) khi thí nghiệm ở các mật độ khác nhau
MĐ Khối lƣợng trung bình ± SD (g/con)
10 ngày 20 ngày 30 ngày
MĐ I (1200con/m3) 0,023±0,008 (1200con/m3) 0,023±0,008 a 0,146±0,027a 0,369±0,023a MĐ II (1600con/m3) 0,024±0,002 a 0,124±0,012a 0,297±0,014b MĐ III (2000con/m3) 0,032±0,016 a 0,128±0,013a 0,295±0,009b
(Ghi chú: Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05).
Sau 20 ngày nuôi, khối lượng trung bình của cá trong các nghiệm thức đều tăng lên và dao động từ 0,124-0,146 g/con. Cá ở MĐ I có khối lượng trung bình đạt cao nhất (0,146g/con). Song cũng không có sự sai khác thống kê (P>0,05) với các mật độ còn lại.
Sau 30 ngày nuôi, khối lượng trung bình của cá ở MĐ I vẫn đạt cao nhất (0,369 g/con) và có sự sai khác thống kê (P<0,05) so với MĐ II và III. Để thấy rõ ảnh hưởng của mật độ nuôi đến sinh trưởng về khối lượng của cá Chiên giai đoạn bột lên hương, chúng tôi thể hiện qua hình 3.4.
Kết quả từ hình 3.4 và bảng 3.2 cho thấy, khi ương cá Chiên giai đoạn từ bột lên hương, nếu ương với mật độ quá cao thì sự tăng trưởng về khối lượng thấp hơn so với khi ương ở mật độ thấp. Cụ thể trong thí nghiệm của chúng tôi, mật độ ương tăng trưởng về khối lượng của cá Chiên giai đoạn từ bột lên hương là MĐ I (1200 con/m3) đạt 0,369 g/con, cao hơn MĐ II (1600 con/m3) chỉ đạt 0,297 g/con và MĐ III (2000 con/m3) đạt 0,295 g/con.
Hình 3.4: Khối lượng trung bình của cá ở các mật độ nuôi khác nhau
Khi xem xét tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá Chiên giai đoạn bột lên hương (bảng 3.3), chúng tôi nhận thấy: Sau thời gian từ 10-20 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá đạt dao động từ 0,0010-0,0123 g/con/ngày, trong đó MĐ I, có tốc độ tăng trưởng về khối lượng cao nhất (0,0123 g/con/ngày). Tuy nhiên không có sự sai khác thống kê giữa tốc độ tăng trưởng về khối lượng giữa MĐ I và hai mật độ còn lại.
Giai đoạn nuôi từ 20-30 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng về khối lượng giai đoạn này cao hơn giai đoạn trước (10-20 ngày), và đạt dao động từ 0,0166-0,0223 g/con/ngày). Điều này có thể giải thích, cá sau thời gian nuôi đã quen dần với môi trường thí nghiệm, nên đã thích nghi và có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với giai đoạn 10-20 ngày nuôi. Trong đó tốc độ tăng trưởng của cá ở MĐ I cao hơn (đạt 0,0223 g/con/ngày) so với MĐ II chỉ đạt 0,0173 g/con/ngày và MĐ III đạt 0,0166 g/con/ngày. Khi so sánh thống kê cho thấy cá ở MĐ I có tốc độ tăng trưởng về khối lượng có sự sai khác (P<0,05) so với hai mật độ còn lại.
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến tốc độ sinh trưởng về khối lượng của cá Chiên giai đoạn từ bột lên hương
Chỉ số
Thời gian nuôi
10-20 ngày 20-30 ngày AGRW (g/con/ngày) MĐ I (1200 con/m3 ) 0,0123±0,0019a 0,0223±0,0025a MĐ II (1600 con/m3 ) 0,0010±0,0009a 0,0173±0,0025b MĐ III (2000 con/m3 ) 0,0116±0,0038a 0,0166±0,0015b
(Ghi chú: Số liệu cùng cột có các chữ cái khác nhau thể hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê P<0,05).