Phân tích mặt cắt địa tầng phân tập trong bối cảnh địa chất ít hoạt động kiến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa tầng phân tập và triển vọng dầu khí trầm tích cenozoic khu vực nước sâu đông bắc bể Nam Côn Sơn (Trang 71)

động kiến tạo

Học viên sử dụng mặt cắt địa chấn tuyến A19 phía Tây khu vực nghiên cứu, trong giai đoạn Đệ Tứ để thể hiện đặc điểm địa tầng phân tập của các tập trầm tích it chịu tác động của quá trình biến dạng do kiến tạo.

70

Hình 4.27. Mặt cắt địa chấn chưa phân chia hệ thống trầm tích

Tại mặt cắt trên, các tập trầm tích đƣợc thành tạo trong Pliocen- Đệ Tứ có quy luật phân bố rất trật tự theo chu kỳ xen kẽ với tập trầm tích biển thấp ở dƣới cùng, tiếp đến là các tập trầm tích biển tiến và cuối cùng là trầm tích biển cao để hoàn thiện một phức tập.

Hình 4.28 . Mặt cắt địa chấn được phân chia hệ thống trầm tích với 4 phức tập minh giải được

Các hoạt động kiến tạo nâng trồi móng, phá hủy ít xảy ra trong thời kỳ này, chủ yếu là hoạt động lún chìm nhiệt. Tuy nhiên, có một số khu vực có các đứt gãy

71

đóng vai trò ngăn cách, thay đổi điều kiện lắng đọng trầm tích giữa phía trái và phía phải của đứt gãy nhƣ ở hình dƣới đây:

Hình 4.29 . Mặt cắt địa chấn thể hiện sự thay đổi tướng trầm tích giữa bên trái và phải đứt gãy

Ở bên trái đứt gãy, các tập trầm tích trong giai đoạn LST có xu hƣớng khá giống với đặc điểm địa chấn của tập trầm tích trong giai đoạn TST với phân lớp ngang song song, liên tục thể hiện môi trƣờng biển nông. Nhƣng ở bên phải đứt gãy, cho thấy sự thay đổi về hình khối tập trầm tích với các dấu hiệu chống đáy, các phản xạ đứt đoạn không liên tục, biên độ mạnh thể hiện môi trƣờng thô hơn.

Tập trầm tích biển tiến có môi trƣờng biển nông với bề dày không lớn, có tần số cao phủ chỉnh hợp lên các tập trầm tích thuộc hệ thống biển thấp ở dƣới với tần số thấp hơn và độ liên tục thấp hơn.

Vào giai đoạn biển cao vẫn là môi trƣờng biển là chủ yếu với đặc điểm địa chấn không khác nhiều so với tập trầm tích thuộc giai đoạn biển tiến.

Hình 4.30. Đặc điểm địa tầng phân tập phức tập 3

Ở phức tập thứ hai, tổng hợp của nhiều tác động nhƣ sự lún chìm nhiệt hoạt động mạnh mẽ hơn tạo ra không gian lắng đọng trầm tích tốt hơn cũng nhƣ mực

72

nƣớc biển rút mạnh hơn thời kỳ trƣớc đó tạo ra các tập trầm tích dày, điển hình là phát triển các cấu tạo nêm lấn thể hiện môi trƣờng châu thổ ngầm đặc trƣng. Phức tập trên có đặc điểm là miền hệ thống trầm tích biển tiến hầu nhƣ không có hoặc rất ít thể hiện rằng nguồn cung cấp trầm tích của phức tập trên luôn dƣ thừa ngay cả khi mực nƣớc biển lên cao nhất thuộc chu kỳ lắng đọng phức tập trên. Đôi chỗ yếu tố đào khoét trầm tích của các tập thuộc phức tập trƣớc phản ánh sự hoạt động đào khoét của lạch triều với phản xạ không liên tục, khá hỗn độn, biên độ phản xạ mạnh.

Hình 4.31. Đặc điểm địa tầng phân tập phức tập 4

Ở các phức tập thứ ba và thứ tƣ đặc trƣng bởi quá trình biển tiến mạnh do trầm tích không đƣợc cung cấp nhiều nhƣ trƣớc. Các phức tập này chủ yếu có phản xạ trung bình đến yếu, phân lớp ngang song song, biên độ lớn thể hiện tƣớng biển nông, bề dày trầm tích mỏng và không có sự thay đổi quá lớn về tƣớng trầm tích.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa tầng phân tập và triển vọng dầu khí trầm tích cenozoic khu vực nước sâu đông bắc bể Nam Côn Sơn (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)