Phân chia ranh giới địa chấn địa tầng dựa trên tài liệu địa chấn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa tầng phân tập và triển vọng dầu khí trầm tích cenozoic khu vực nước sâu đông bắc bể Nam Côn Sơn (Trang 50)

Khu vực nghiên cứu sử dụng các băng địa chấn đƣợc chuyển về hệ định vị chung là hệ Mercatos- WGS84.

Với sự thay đổi lớn về mực nƣớc biển từ vài chục mét ở phần phía Tây lên đến 1500 m ở phần phía Đông nhƣng chất lƣợng tài liệu rất tốt. Chiều sâu quan sát đƣợc của các tuyến địa chấn trung bình đạt từ 500- 5500 ms.

Hình 4.1. Đoạn mặt cắt địa chấn tuyến A-23 chưa minh giải cắt ngang kvnc

Hình 4.2. Đoạn mặt cắt địa chấn tuyến A-33 chưa minh giải cắt dọc khu vực nghiên cứu tồn tại nhiễu nhiều ở các vùng sâu

49

Trên các mặt cắt địa chấn tiến hành phân tích, xác định các ranh giới địa chấn dựa trên các đặc tính phản xạ và gián đoạn phản xạ ( cấu trúc địa chấn địa tầng nhƣ gá đáy, chống đáy, v.v.), học viên đã xác định đƣợc 6 ranh giới địa chấn đƣợc minh họa trên tuyến địa chấn A19 nhƣ sau:

- Tầng màu đỏ- Nóc móng trƣớc Cenozoic:

Nóc móng trƣớc Cenozoic đƣợc xác định và nhận dạng dễ dàng trên mặt cắt địa chấn. Với đặc điểm phản xạ có biên độ từ trung bình đến mạnh, hỗn độn và không liên tục, tần số từ thấp đến trung bình.

Tầng này chịu ảnh hƣởng của ít nhất 2 pha hoạt động đứt gãy, pha thứ nhất chủ yếu là hoạt động sụt lún tạo rift xảy ra trong Oligocen và đầu Miocen dƣới. Pha hoạt động đứt gãy thứ 2 xảy ra trẻ hơn, trong Pliocen- Đệ Tứ ở phần phía Bắc của khu vực nghiên cứu tạo ra hiện tƣợng sụt lún mạnh, trong khi đó ở phần phía Nam của khu vực nghiên cứu lại có xu hƣớng bình ổn hơn trong Pliocen- Đệ Tứ. Phần lớn các đứt gãy xác định đƣợc cắt qua móng là các đứt gãy thuận, chúng có ý nghĩa nhƣ là màn chắn tạo ra các dạng bẫy nếp lồi, nếp uốn kéo dài hay các bẫy cấu tạo khép kín kề 1 phía hay 2 phía của đứt gãy.

50

Hình 4.3. Ranh giới nóc móng thể hiện băng địa chấn dạng Bitmap và Wiggles

Hình 4.4. Thể hiện băng địa chấn dưới các phổ màu khác nhau sẽ giúp tìm ra các ranh giới dễ dàng và chính xác hơn

- Tầng màu xanh đậm- Nóc Oligocen

Tầng này có phản xạ á song song, độ liên tục trung bình đến tốt, biên độ phản xạ mạnh và tần số thấp thể hiện môi trƣờng tƣớng aluvi đến châu thổ. Ở một số nơi phản xạ địa chấn có biên độ rất yếu, không liên tục có thể là do trong quá trình thu nổ hầu hết năng lƣợng sóng đã bị hấp thụ bởi tầng Cacbonat phía trên. Tầng này có xu hƣớng chỉnh hợp lên tầng móng trƣớc Cenozoic và chịu các hoạt động biến dạng khá giống tầng móng thể hiện giai đoạn thành tạo tầng là trong thời

51

kỳ đồng tạo rift. Phần lớn các đứt gãy hoạt động trẻ xảy ra sau này trong Pliocen- Đệ Tứ là kế thừa các đứt gãy cổ hơn mà điển hình là trong Oligocen.

Hình 4.5. Mặt cắt địa chấn thể hiện tập trầm tích Oligocen

- Tầng màu xanh nhạt- Nóc Miocen dƣới

Môi trƣờng trầm tích chủ yếu của Miocen dƣới khu vực nghiên cứu là biển nông, phát triển mạnh tƣớng cacbonat do vậy mà trên mặt cắt địa chấn đã xác định đƣợc rất nhiều các phản xạ có biên độ mạnh, liên tục, phân lớp từ thấp đến trung bình thể hiện các khối ám tiêu san hô phát triển trên các khối nâng.

Tại vùng trũng của tầng này, độ dày trầm tích tăng mạnh, đặc điểm phản xạ song song đến á song song, độ liên tục tốt, kề đáy với các khối nhô, biên độ từ trung bình đến mạnh cho thấy đây là môi trƣờng châu thồ ngầm cho đến biển nông, mức độ lắng đọng trầm tích mạnh và chế độ sụt lún xảy ra từ từ và kéo dài tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các tập trầm tích dày kề áp lên các địa hình nhô cao trƣớc đó.

52

Hình 4.6. Trầm tích Miocen dưới thể hiện trên mặt cắt địa chấn

- Tầng màu xanh lá cây- Nóc Miocen giữa

Đặc điểm của tầng này có xu hƣớng chỉnh hợp lên tầng Miocen dƣới, đặc điểm địa chất cũng không có sự thay đổi đáng kể về mặt môi trƣờng thành tạo hay các pha hoạt động đứt gãy nên không có sự khác biệt rõ rệt để có thể phân chia tầng này với tầng Miocen dƣới một cách chính xác.

Ở vùng trũng chiều dày trầm tích của tầng cũng khá dày, nằm chính hợp lên các tầng trƣớc đó và môi trƣờng trầm tích là biển nông.

Hình 4.7. Các đứt gãy sau trầm tích tạo ra hiện tượng các tập trầm tích hình thành trước đó bị nén ép, oằn võng và bị bào mòn tạo ra bất chỉnh hợp đặc trưng để phân

53 - Tầng màu vàng- Nóc Miocen trên

Ở khu vực nƣớc sâu từ 100 đến 250 m nƣớc, đặc điểm phản xạ địa chấn của tầng trên chủ yếu là phân lớp ngang song song, song song lƣợn sóng, biên độ phản xạ từ yếu đến trung bình, độ liên tục tốt, tần số từ trung bình đến cao phản ánh môi trƣờng biển nông.

Ở những khu vực nƣớc sâu hơn, từ 300 cho đến 2000 m nƣớc, đặc điểm phản xạ địa chấn của tầng trên có xu hƣớng chia ra làm hai mà ranh giới của chúng đƣợc ngăn cách bởi hệ thống đứt gãy lớn á kinh tuyến chạy dọc khu vực nghiên cứu. Phần bên trái của hệ thống đứt gãy, tức là phần thềm trong đặc điểm phản xạ địa chấn bao gồm sự phát triển dày đặc các nêm lấn nhiều tầng nhiều lớp, độ liên tục trung bình, biên độ phản xạ từ trung bình đến mạnh, tần số cao. Đến đới phá hủy do đứt gãy, các pha địa chấn trở nên hỗn độn, không liên tục, biên độ phản xạ trung bình đến mạnh. Đến phần bên phải của hệ thống đứt gãy, đặc điểm địa chấn khác hẳn so với phần bên trái, với xu hƣớng dốc dần xuống sâu, biên độ phản xạ rất mạnh, độ liên tục kém, tần số thấp, chiều dày trầm tích mỏng hơn thể hiện tƣớng từ biển nông cho đến biển sâu.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy, vào giai đoạn cuối Miocen trên, các pha kiến tạo nén ép, sụt lún diễn ra khá mãnh liệt tạo ra sự biến dạng nâng, hạ mạnh mẽ cấu trúc địa chất tạo ra rất nhiều các giả địa hào, giả địa lũy nằm xen kẹp lẫn nhau. Điều này thể hiện rõ nhất ở phần phía Nam khu vực nghiên cứu.

54 - Tầng Pliocen- Đệ tứ

Đặc điểm phản xạ địa chấn ở phần bên trái của hệ thống đứt gãy á kinh tuyến giống với tầng Miocen trên với biên độ phản xạ từ trung bình đến mạnh, có sự xuất hiện của các cấu tạo nêm lấn nhƣng với mật độ và cƣờng độ ít hơn, thay vào đó là các tập có phản xạ ngang song song, độ liên tục cao, tần số lớn thể hiện môi trƣờng thành tạo là châu thổ cho đến biển nông. Ở phần bên phải, độ dày của tập trầm tích Pliocen- Đệ Tứ có chiều hƣớng không giảm mà tiếp tục dày lên, điều này có thể liên quan đến hoạt động kiến tạo sụt lún nhanh, kéo dài đã xảy ra trong suốt quá trình thành tạo ra tập trầm tích trên tạo không gian cho lắng đọng trầm tích. Đặc điểm phản xạ địa chấn ở phần trên có biên độ phản xạ mạnh, độ liên tục kém, tần số thấp đến trung bình, đôi chỗ có hỗn độn là hệ quả của hoạt động trƣợt lở các khối trầm tích trên mặt dốc địa hình cổ.

Từ phân tích mặt cắt địa chấn đẳng thời, học viên thành lập các mặt cắt địa chất- địa vật lý dựa vào hàm chuyển đổi thời gian- độ sâu nhƣ hình dƣới:

y = 0.0002x2 + 0.7217x + 5 R2 = 0.9993 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 0 1000 2000 3000 4000 Well 29a-1x D Hai Thach 28A-1X NCS TL-1X TLB-1X 12-Dua-1X 05-DH-1P 21-Song-1X TD-NCS

55

Từ các mặt cắt địa chấn, học viên thành lập đƣợc các mặt cắt địa chất- địa vật lý với độ sâu thực của các ranh giới địa chất.

Hình 4.10. Mặt cắt địa chất tuyến A19 cắt ngang khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa tầng phân tập và triển vọng dầu khí trầm tích cenozoic khu vực nước sâu đông bắc bể Nam Côn Sơn (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)