ĐẶC ĐIỂM CỘNG SINH TƢỚNG KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa tầng phân tập và triển vọng dầu khí trầm tích cenozoic khu vực nước sâu đông bắc bể Nam Côn Sơn (Trang 40)

Qua việc phân tích đặc điểm trƣờng sóng trên mặt cắt địa chấn, ta thấy đặc điểm cộng sinh tƣớng thay đổi theo không gian và thời gian:

-Chuyển tƣớng theo không gian

+Càng về phía Đông của khu vực nghiên cứu thì càng thấy rõ dấu hiệu phản ánh tƣớng biển nông bao gồm: trầm tích hạt mịn, đá vôi phát triển rất mạnh, trƣờng sóng thể hiện phân lớp ngang song song, liên tục.

+Tại các nơi hoạt động kiến tạo tạo đới nâng sẽ ảnh hƣởng đến tƣớng trầm tích, điển hình ở mặt cắt A19, tại vị trí đới nâng ở giai đoạn Miocen muộn trầm tích aluvi phát triển tạo các đào khoét lòng sông cổ thể hiện rõ ràng. Trong khi vị trí gần bờ hơn vẫn là tƣớng châu thổ, biển nông.

+ Với các tuyến A27, A23(vuông góc với đƣờng bờ), ta nhận sự thay đổi tƣớng từ trong đất liền ra biển thể hiện rõ nét.

-Chuyển tƣớng theo thời gian:

+ Việc phân tích đặc điểm cộng sinh tƣớng theo không gian thực chất đã bao hàm cả phân tích tƣớng theo thời gian.

+ Do đặc điểm kiến tạo theo kiểu dao động mà các chu kỳ trầm tích ngoài các hệ thống trầm tích biển thoái, biển tiến lớn theo khu vực, còn có các hệ thống trầm tích biển thoái, tiến xen kẹp nhau tạo thành các chu kì trầm tích địa phƣơng.

Quá trình chuyển tƣớng của các tập trầm tích vô cùng phức tạp, tuy nhiên có những quy luật nhất định. Với những dòng sông thì đó là các rãnh đào khoét lòng sông cổ chạy lƣợn sóng theo hƣớng từ đất liền ra biển tức là vuông góc đƣờng bờ. Với đồng bằng châu thổ là các nêm tăng trƣởng có bề dày lớn, và môi trƣờng biển thì phổ biến đá vôi cacbonat hoặc các tập trầm tích mỏng nằm ngang song song. Tuy nhiên, để tiến tới phân tích một cách có ý nghĩa hơn sự biến đổi tƣớng trên mặt cắt địa chấn, cần xác định đƣợc cùng là một môi trƣờng tƣớng nhƣ vậy thì cái nào

39

hình thành trƣớc, theo hƣớng nào là chính, và do những yếu tố địa chất nào tạo thành.

Học viên phát hiện ra một trƣờng hợp đặc biệt của quá trinh biến đổi tƣớng, với sự hình thành 2 rãnh đào khoét theo hai hƣớng khác nhau trong cùng một khu vực có tuổi Pliocen- Đệ Tứ tại vùng nƣớc sâu phía Đông Nam của khu vực nghiên cứu.

Hình 3.1. Quá trình sụt lún tạo địa hình dốc xảy ra theo hướng Đông Bắc- Tây Nam như ngày nay chỉ là kết quả của một loạt quá trình sụt lún liên tục theo các hướng

Nam- Bắc và Đông Bắc- Tây Nam trong thời gian từ Miocen giữa đến Đệ Tứ

Nhƣ đã biết, các thung lũng cắt xẻ tựa nhƣ là ranh giới để bắt đầu đằng sau nó là sự tụt dốc của địa hình tạo thuận lợi cho môi trƣờng biển sâu phát triển. Nếu nhƣ bình ổn về mặt địa chất thì các quá trình lắng đọng môi trƣờng biển sâu cũng nhƣ là cổ địa hình của ranh giới thung lũng cắt xẻ cũng phải không đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi chủ yếu là do mức độ lắng đọng trầm tích ở khu vực trên từ hƣớng Bắc- Nam sang Tây Bắc- Đông Nam đã đóng góp chủ yếu vào sự xê dịch cổ địa hình và sự thiết lập lại hƣớng lắng đọng của các tập trầm tích biển sâu ở vùng nƣớc sâu sau đó.

40

Hình 3.2. Thung lũng cắt xẻ theo tuyến A24 trong Pliocen- Đệ Tứ có ý nghĩa như là lòng kênh ngầm dẫn vật liệu trầm tích lắng đọng theo hướng Nam- Bắc

Hình 3.3. Môi trường biển sâu thuộc mặt cắt A-34 được lắng đọng theo hướng vuông góc với rãnh thung lũng đào khoét ở phần dưới của một thung lũng cắt xẻ

mới được hình thành vào giai đoạn muộn hơn

Thung lũng cắt xẻ đƣợc tạo thành vào giai đoạn muộn hơn và vuông góc (hoặc nghiêng góc) với thung lũng cắt xẻ đƣợc thành tạo vào tuổi cổ hơn phản ánh một quá trình thay đổi hƣớng vật liệu trầm tích điển hình. Với sự bất đối xứng của

41

hai bờ thung lũng nhƣ trong hình trên thì ta có thể thấy mặt cắt địa chấn trên cắt chéo hình dạng của rãnh đào khoét vốn có xu hƣớng đối xứng theo hai bờ của thung lũng. Sự thay đổi cơ bản hƣớng vận chuyển trầm tích có thể phản ánh đặc điểm cộng sinh tƣớng của cả nguồn vật liệu cung cấp cho kênh dẫn đào khoét trên, cũng nhƣ phản ánh cả không gian lắng đọng của trầm tích biển sâu ở phía dƣới của các rãnh trên. Sự phân tích chi tiết hƣớng vận chuyển vật liệu trầm tích dựa vào các thành tạo rãnh đào khoét thuộc các tuổi khác nhau và so sánh chúng với tƣơng quan địa hình thực tế hiện nay sẽ đem lại một bằng chứng thuyết phục và cũng là một tiền tố để có thể nội suy, phân tích các đặc điểm thay đổi tƣớng của các không gian khác kế cận.

Đi xa hơn, các chuyển động kiến tạo cũng đóng vai trò không nhỏ trong sự thay đổi hƣớng đào khoét của các thung lũng cắt xẻ. Nhƣ nhìn trên hình 3.1 có thể thấy bề dày trầm tích Pliocen- Đệ Tứ của tuyến A-34 dày hơn tuyến A-24, cũng nhƣ dấu hiệu các thung lũng đào khoét của tuyến A-34 muộn hơn A-24 đã phản ánh một quá trình sụt lún, cung cấp vật liệu trầm tích nhiều hơn ở tuyến trên, cũng phản ánh quá trình hoạt động của các đứt gãy đồng trầm tích hƣớng Đông Bắc- Tây Nam. Sau đó, các hoạt động của các đứt gãy trên suy yếu, nhƣờng chỗ cho các đứt gãy chạy theo hƣớng Bắc- Nam để tạo ra các thung lũng cắt xẻ trẻ hơn vuông góc với chúng, hình thành nên sự thay đổi hƣớng đổ của vật liệu trầm tích theo thời gian từ Đông Bắc- Tây Nam sang Nam- Bắc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu địa tầng phân tập và triển vọng dầu khí trầm tích cenozoic khu vực nước sâu đông bắc bể Nam Côn Sơn (Trang 40)