Các bước sau đây sẽ hướng dẫn chúng ta làm thế nào để lập trình một chương
trình HMI đơn giản với một nút nhấn "ON / OFF" tắt mở đèn.
Bước 1: Xóa hàng văn bản "Chào mừng ..." từ màn hình HMI.
Bước 3: Trong cửa sổ Properties, chọn "Fit object contents", có chức năng tự động điều chỉnh kích thước nút dài ngắn, lớn nhỏ phù hợp với độ dài văn bản ta gán cho nút nhấn.
Bước 4: Tạo nhãn cho nút nhấn: bằng cách kích đúp chuột trái vào nút nhấn, lúc này ta có thể tạo nhãn theo mong muốn, ở đây ta gắn nhãn “Machine ON/OFF”
Bước 5: Để nút nhấn vừa tạo có chức năng nhấn mở cũng như tắt thì ta gán thuộc tính "Press", trong mục “System functions” ta chọn “Edit bits” rồi chọn "InvertBit".
Bước 6: Trong mục "InvertBit" vừa chọn ta gán tags phù hợp trong mục “PLC tags” để thực hiện đúng mục đích nút nhấn mà ta mong muốn, ở chương trình này ta chọn tag “ON_OFF_Switch” .
Tiếp theo ta sẽ thực hiện các bước để tạo đối tượng đồ họa “LEDs” sáng tắt
Bước 7: Trong mục “Basic objects”, ta chọn hình theo mong muốn, ở đây ta vẽ hai vòng tròn bên dưới nút nhấn "Machine ON / OFF".
Bước 8: Trong thẻ “Properties” ta chọn “Appearance” rồi ta chọn màu sắc mà ta mong muốn, ở mục “Background” chọn màu sắc của hình, mục “Border” ta chọn màu sắc và kích cỡ đường viền. Ở đây ta chọn đèn thứ nhất có màu xanh lá, đường viền màu đen có kích thước là 2.
Bước 9: Tương tự như bước 2 nhưng ta chọn đèn thứ 2 có màu đỏ, đường viền vẫn màu đen và có kích thước là 2.
Bước 10: Đối với các đèn LED màu xanh lá cây, trong mục “Animation” ta chọn “New animation” rồi lại chọn thuộc tính “Appearance” và gán tags từ PLC cho phù hợp, thực hiện ở bước sau.
Bước 11: Ta gán tags cho đèn từ mục PLC Tags, chọn tag "ON_OFF_Switch".
Bước 12: Để thể hiện sự thay đổi của đèn ta có 2 cách:
Cách 1: Ở mục “Range” như hình dưới, khi ở mức 0 ta sẽ chọn màu sắc thể hiện đèn đang tắt. Ở mức 1 ta sẽ chọn màu sắc khác với màu vừa chọn ở mức 0. Lúc này khi ta nhấn nút “Machine ON/OFF” ngõ ra sẽ đổi trạng thái lên mức 1 và đèn sẽ hiện màu sắc trạng thái như ta đã chọn.
Cách 2: Ở mục “Range” khi ở mức 0 thì mục “Flashing” ta sẽ chọn “No” ở mức 1 ta chọn “Yes”. Lúc này khi ta nhấn nút “Machine ON/OFF” ngõ ra sẽ đổi trạng thái lên mức 1 và đèn sẽ nhấp nháy khi ngõ ra ở mức 1.
Ở chương trình này ta chọn theo cách thứ 2.
Bước 13: Đối với đèn LED màu đỏ, ta cúng thực hiện các bước tương tự các bước từ bước 4 đến bước 6.
Riêng bước 6 ta sẽ thay đổi ngõ ra ở mức thấp (0) thì mục “Flashing” ta chọn “Yes”, mức cao thì ta chọn “No”.
Kết quả
Chúng ta đã tạo ra một chương trình điều khiển đèn LED hoạt động bằng cách sử dụng các đối tượng đồ họa "vòng tròn". Đèn LED màu đỏ sẽ nhấp nháy trong trạng thái ban đầu khi chưa bấm nút, tức trạng thái “OFF”
Khi ta nhấn nút "Machine ON / OFF" thì chương trình sẽ đổi trạng thái lên mức cao lúc này giá trị của tag "ON_OFF_Switch" được thiết lập lên "1" và nhấp nháy đèn LED màu xanh lá cây.
Khi chương trình được dừng lại bằng cách nhấn "Machine ON / OFF" một lần nữa, giá trị bit của tags "ON_OFF_Switch" được thiết lập để về "0" và lúc này nhấp nháy đèn LED màu đỏ.
CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU PHẦN MỀM TIA PORTAL (STEP7 V11)