Cách thiết lập mật khẩu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng PLC S7-1200 và HMI điều khiển giám sát hệ thống (Trang 31)

CPU cung cấp 3 cấp độ bảo mật để hạn chế sự truy cập đến một số chức năng riêng biệt. Khi cấu hình cấp độ bảo mật và mật khẩu cho một CPU, ta giới hạn các chức năng và các vùng nhớ mà có thể truy cập không cần nhập vào mật khẩu.

Hình 2.8. Các chế độ thiết lập mật khẩu Để cấu hình mật khẩu ta làm theo các bước sau đây: Bước 1: Trong mục “Device configuration”, lựa chọn CPU. Bước 2: Trong cửa sổ kiểm tra, lựa chọn thẻ “Properties”.

Bước 3: Lựa chọn thuộc tính “Protection” để chọn cấp độ bảo vệ và để nhập vào mật khẩu.

Điều kiện mặc định cho CPU là phải không có sự hạn chế nào và không có một sự bảo vệ bằng mật khẩu nào thì ta mới có thể thiết lập mật khẩu.

Sự bảo vệ bằng mật khẩu không áp dụng đến sự thực thi của tập lệnh chương trình người dùng bao gồm các hàm truyền thông.

Việc thiết lập mật khẩu chỉ để hạn chế việc truy xuất đến một CPU và một số các chức năng của chương trình. Truyền thông PLC đến PLC (sử dụng tập lệnh truyền thông trong các khối mã) sẽ không bị hạn chế bởi cấp độ bảo mật trong CPU. Chức năng HMI cũng không bị hạn chế.

Bảng 2.4. Các cấp độ bảo mật Cấp độ bảo mật Những sự hạn chế truy cập

No protection Cho phép truy cập hoàn toàn các chức năng vì không có mật khẩu

bảo vệ.

Write protection Cho phép đọc, truy cập vào CPU, truy cập HMI và PLC-to-PLC mà không cần nhập mật khẩu bảo vệ.

Mật khẩu sẽ ngăn chặn việc sửa đổi (chương trình) CPU và việc thay đổi chế độ CPU (RUN / STOP).

Read/write protection

Cho phép truy cập HMI và tất cả các hình thức truyền thông PLC- to-PLC mà không cần nhập mật khẩu bảo vệ.

Mật khẩu sẽ ngăn chặn việc đọc dữ liệu trong CPU, thay đổi (chương trình) của CPU, và thay đổi chế độ CPU (RUN / STOP).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, ứng dụng PLC S7-1200 và HMI điều khiển giám sát hệ thống (Trang 31)