U nang buồng trứng là những khối u khá phổ biến ở phụ nữ. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất từ 30 - 45 tuổi. Chẩn đoán tương đối dễ, nhưng triệu chứng và tiến triển phức tạp, nên việc điều trị và tiên lượng còn gặp nhiều khó khăn.
Gọi là u nang, vì có cấu tạo kiểu túi. Thành túi là vỏ nang, trong túi có chứa dịch nang đơn thuần hay phối hợp với thành phần khác.
3.1. Phân loại
3.1.1. U nang cơ năng:
- U nang cơ năng sinh ra do tổn thương chức năng của buồng trứng, có đặc điểm: Lớn nhanh, mất sớm, chỉ tồn tại trong một vài chu kỳ kinh nguyệt.
- U nang cơ năng bao gồm:
+ U nang bọc noãn: do không phóng noãn, thường tồn tại trong vài chu kỳ kinh nguyệt, rồi tự mất.
+ U nang hoàng tuyến: thường gặp trong chửa trứng hoặc Chorio.
+ U nang hoàng thể: có thể gặp trong 1 số trường hợp dùng thuốc kích thích phóng noãn liều cao để điều trị vô sinh.
3.1.2. U nang thực thể:
- Do tổn thương thực thể giải phẫu buồng trứng. U phát triển chậm, nhưng không bao giờ mất. Kích thước u nang thường lớn, có vỏ dày, đa số là lành tính. - Có 3 loại u nang thực thể:
+ U nang bì + U nang nước + U nang nhầy
Hình : Một số dạng khối u buồng trứng
3.2. Triệu chứng cơ năng:
- U nang nhỏ: triệu chứng nghèo nàn, khối u tiến triển nhiều năm. Phần lớn người bệnh vẫn sống, hoạt động bình thường. U nang chỉ được phát hiện khi tắm hoặc khi khám sức khoẻ.
- Trường hợp u lớn có dấu hiệu chèn ép các tạng xung quanh, gây bí tiểu, bí đại tiện. Một số người bệnh cảm giác nặng bụng dưới.
3.2. Triệu chứng thực thể:
- U nang to: Thấy bụng dưới to lên như mang thai, sờ thấy khối u di động, có khi đau. - Khám âm đạo: Tử cung nhỏ, cạnh tử cung có khối tròn đều, di động dễ dàng, ranh giới biệt lập với tử cung.
- U nang to, dính, hay nằm trong dây chằng rộng, thì di động hạn chế, có khi mắc kẹt trong tiểu khung. Không nên đè mạnh hay đẩy lên, vì có thể gây vỡ.
3.3. Cận lâm sàng:
- Chụp bụng không chuẩn bị, nếu là u nang bì sẽ thấy cản quang. Chụp tử cung vòi trứng với thuốc cản quang, thấy tử cung lệch 1 bên, vòi trứng bên khối u kéo dài ra ôm lấy khố u.
- Siêu âm thấy ranh giới khối u rõ.
- Soi ổ bụng chỉ làm khi khối u nhỏ, nghi ngờ với chửa ngoài tử cung.
3.4. Phòng bệnh:
- Khuyến khích phụ nữ khám phụ khoa định kỳ, phát hiện sớm u buồng trứng.
Bài 17. DỰ PHÒNG MỘT SỐ BỆNH UNG THƯĐƯỜNG SINH SẢN MỤC TIÊU:
1. Kể được một số bệnh ung thư đường sinh dục ở nam và nữ.
2. Trình bày được một số dấu hiệu để phát hiện bệnh ung thư sinh dục ở nam và nữ. 3. Tư vấn dự phòng ung thư đường sinh sản cho cộng đồng.
NỘI DUNG: 1. Đại cương
Ung thư đường sinh sản là loại ung thư thường gặp. Nó chiếm một tỷ lệ tương đối cao trong các bệnh ung thư. Một số bệnh ung thư phụ khoa tiến triển chậm trong nhiều năm, cho nên khám sức khoẻ định kỳ và thường xuyên sẽ phát hiện được sớm, điều trị kịp thời có khi khỏi tới trên 90 % hoặc kéo dài sự sống cho người bệnh.