3. Kể được các hậu quả của bất bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản. 4. Kể được các lợi ích của việc thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS. 5. Trình bày được tiến trình thực hiện bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS
NỘI DUNG:
1. Khái niệm bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản:
Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy những năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS được hiểu là nam và nữ đều có quyền, nghĩa vụ và được hưởng lợi ngang nhau trong thực hiện KHHGĐ và chăm sóc SKSS.
2. Tình trạng bình đẳng giới và nguyên nhân gây bất bình đẳng giới trong chăm sóc SKSS: chăm sóc SKSS:
Sự bất bình đẳng giới trong xã hội ngày càng giảm, song người phụ nữ vẫn là người bị thiệt thòi hơn nam giới trong chăm sóc SKSS như:
- Sử dụng biện pháp tránh thai vẫn chủ yếu là phụ nữ, nam giới sử dụng biện pháp bao cao su và triệt sản chiếm tỷ lệ thấp.
- Vẫn còn tình trạng người chồng không quan tâm, chăm sóc cho người vợ khi mang thai được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý và lao động hợp lý.
- Nhiều người vợ bị tổn thương đến sức khỏe thể chất và tinh thần do người chồng bạo hành, ép buộc tình dục hay sinh thêm con khi người vợ không muốn.
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn chưa bị xóa bỏ, cả người vợ và người chồng và mọi thành viên trong gia đình còn thiếu hiểu biết về giới và lợi ích của việc thực hiện bình đẳng giới, đối với bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội.
- Vẫn còn phong tục lạc hậu thích con trai hơn con gái, cho nên khi có 2 con gái, một số phụ nữ vận bị chồng hoặc gia đình nhà chồng ép sinh thêm con thứ ba với hy vọng là sinh con trai.
- Nạn nhân của bạo hành trong gia đình thường là phụ nữ. Cộng đồng, các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa quan tâm đến việc phòng ngừa, ngăn chặn và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật những hành vi vẫn cho rằng đó là chuyện riêng của mỗi gia đình.
- Việc xử lý những hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền chưa kịp thời, triệt để dẫn đến việc người có hành vi bạo hành coi thường pháp luật, tiếp tục tái phạm.
- Nạn nhân của bất bình đẳng giới chưa được bảo vệ, dẫn đến không khai báo với các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền vì sợ bị trả thù, nếu vụ việc không được giải quyết kịp thời và nghiêm minh.