Biện pháp kỹ thuật phòng và trị bệnh cho tôm.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) tại Công ty Uni President - Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (Trang 44)

Bệnh là kết quả của mối quan hệ giữa tác nhân gây bệnh cho tôm và sức đề kháng của tôm trong điều kiện môi trường nhất định diễn ra theo chiều hướng bất lợi cho tôm nuôi. Và khi bệnh đã xảy ra thì rất khó chữa trị và rất tốn kém. Vì vậy trong nuôi tôm Sú thương phẩm thì các biện pháp kỹ thuật phòng bệnh cho tôm rất được chú trọng nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình nuôi. Trong thực tế sản xuất, công tác phòng bệnh cho tôm phải được thực hiện nghiêm ngặt trong toàn bộ qui trình nuôi. Ngoài việc lựa chọn đàn giống sạch bệnh thông qua xét nghiệm PCR cũng như tuân thủ chặt chẽ khâu chuẩn bị ao nhằm loại bỏ tác nhân gây bệnh thì trong quá trình nuôi, tại cơ sở thực

* Phòng bệnh.

Tại cơ sở thực tập, công tác phòng bệnh cho tôm được thực hiện thông qua các biện pháp kỹ thuật sau:

+ Quản lý các yếu tố môi trường thích hợp:

- Yêu cầu kỹ thuật: Thiết kế xây dựng trại, ao nuôi đúng kỹ thuật. Tuân thủ qui trình kỹ thuật cải tạo và chuẩn bị ao nuôi nuôi cũng như ao chứa lắng. Và trong quá trình nuôi phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi các yếu tố môi trường để điều khiển các yếu tố môi trường luôn nằm trong khoảng thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi.

- Mục đích của biện pháp kỹ thuật này là: nhằm diệt trừ mầm bệnh, tránh lây lan mầm bệnh giữa các ao. Đảm bảo nền đáy sạch, giảm khí độc và điều chỉnh các yếu tố môi trường thích hợp từ đó giúp tôm bắt mồi tốt.

+ Hạn chế tác nhân gây bệnh:

- Nước lấy vào phải được xử lý cẩn thận nhằm diệt sạch mầm bệnh, không cho mầm bệnh vào ao nuôi, tránh lây truyền bệnh sang tôm nuôi.

- Định kỳ 7-10 ngày/lần sử dụng men vi sinh, thuốc diệt khuẩn để hạn chế vi sinh vật có hại, kích thích vi sinh vật có lợi phát triển.

+ Tăng sức đề kháng cho tôm nuôi thông qua việc bổ sung các loại khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa cần thiết cho quá trình hấp thụ và chuyển hóa thức ăn cũng như quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm.

* Trị bệnh.

Trong quá trình nuôi thì tại cơ sở thực tập có xảy ra các loại bệnh như bệnh nhiễm khuẩn, bệnh đốm trắng.

+ Bệnh nhiễm khuẩn: tôm bị mòn phụ bộ (đứt râu), đóng nhớt trên cơ thể làm tôm bắt mồi kém.

- Nguyên nhân: do nước trong ao nuôi bị nhiễm khuẩn.

- Cách xử lý: sử dụng Ramine-B để diệt khuẩn với nồng độ 0,5ppm. Ramine-B được hòa vào nước với tỷ lệ 1/20 rồi tạt đều khắp ao và chạy quạt nước.

- Kết quả: sau 5-7 ngày điều trị, tiến hành kiểm tra tôm thì thấy trên cơ thể tôm đã hết đóng nhớt, râu mọc lại bình thường và bắt mồi tốt.

+ Bệnh đốm trắng: xảy ra ở ao 8

- Nguyên nhân: gây ra bởi virus SEMBV (Systemic Ectodermal and Mesodermal Baculo Virus). Vì đàn tôm giống đã được xét nghiệm PCR và kết quả cảm nhiễm là 0% nhưng trong ao vẫn xảy ra bệnh nên nguyên nhân có thể là do lây truyền từ các ký chủ trung gian (cua, còng, tép...).

Hình 8 : Tôm Sú bị bệnh đốm trắng.

- Cách xử lý: khi xảy ra bệnh thì tại cơ sở thực tập đã sử dụng vôi đá với liều lượng là 10 kg/1000m2, với mục đích là kích thích tôm đã bị đốm trắng lột xác nhưng không hiệu quả nên phải tiến hành thu hoạch.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) tại Công ty Uni President - Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)