Kỹ thuật cải tạo ao nuôi.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) tại Công ty Uni President - Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (Trang 25)

Qui trình cải tạo ao nuôi tại cơ sở thực tập được tiến hành theo các bước sau: * Bước 1: Tẩy dọn ao.

Sau khi thu hoạch xong vụ trước, đáy ao tích tụ một lớp mùn bã hữu cơ nên ta tiến hành bơm cạn nước, sử dụng máy để sên vét bùn đáy, lấp lỗ mọi, gia cố bờ ao và đáy ao nhằm chống ro rỉ.

Đáy ao được phơi nắng khoảng 1 tuần khi đáy ao vẫn còn ẩm ướt người ta đo pH đạt được 4,5- 4,6. Vì vậy dùng vôi bột super carbonate (CaCO3) bón khắp đáy ao và bờ ao với liều lượng 1000 kg/ha. Phơi tiếp ao đến khi nền đáy nứt dạng chân chim.

* Bước 2: Lấy nước vào ao nuôi.

Khi triều cường, nước được lấy trực tiếp vào ao nuôi qua túi lọc để ngăn tạp. Nước được lấy đến khi đạt mức nước yêu cầu là từ 1,2-1,4 m, để khoảng 3-5 ngày cho phù sa lắng đọng cũng như đủ thời gian để trứng của các loài cá, giáp xác nở hết nhằm tăng hiệu quả của quá trình xử lý. Ngoài ra, nước được để khoảng 3-5 ngày để mầm bệnh không gặp ký chủ bị tiêu diệt khi sống tự do.

* Bước 3: Xử lý và gây màu nước. + Xử lý nước:

Nước sau khi được lắng đọng trong ao nuôi khoảng 3-5 ngày thì ta tiến hành diệt tạp bằng Saponin với liều lượng 8kg/1000m2 ngâm 24 giờ trong nước đều khắp ao để tiêu diệt các loài cá tạp và nguyên sinh động vật trong ao nuôi, làm tăng lượng thức ăn thiên nhiên trong ao, thay đổi màu nước giảm độ phèn.

Sau khi diệt tạp 3 ngày thì ta tiến hành diệt khuẩn bằng Ramine-B với nồng độ 0,2 ppm nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh có trong nguồn nước ao nuôi.Ramine-B ở dạng bột màu trắng được pha loãng với nước với tỷ lệ 1/20 (1 kg thuốc với 20 lít nước), sau đó được tạt đều khắp ao và chạy quạt nước để thuốc phân tán đều trong ao.

+ Gây màu nước:

Sau khi diệt khuẩn 3 ngày, ta tiến hành bón phân gây màu nước. Đồng thời với quá trình bón phân gây màu, ta tiến hành bổ sung men vi sinh BIO-TS.01 hoặc men Vime- Bitech nhằm khôi phục lại hệ vi sinh vật có lợi trong ao nuôi.Cách tiến hành bón phân gây màu và bổ sung men vi sinh như sau:

Bảng 10: Một số chỉ tiêu môi trường đạt được trước khi thả giống.

Các chỉ tiêu theo dõi Ao 7 Ao 8 Ao 9

Độ sâu (cm) 140 140 140

Độ trong(cm) 35 35 36

Độ mặn(o/oo) 5 5 5

pH nước 7,7 7,5 7,7

Nhiệt độ(oC) 28 28 28

Màu nước Xanh vàng Xanh vàng Xanh vàng

Qua bảng trên ta thấy các yếu tố môi trường tương đối phù hợp với điều kiện thích nghi của tôm sú. Tuy nhiên độ mặn hơi thấp hơn khoảng thích nghi của tôm sú nên cần thuần hóa độ mặn trước khi thả giống.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) tại Công ty Uni President - Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)