3. Các nhóm giải pháp hỗ trợ người dân ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu
3.2.3. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức về BĐKH
Cộng đồng cư dân ven biển là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH. Cuộc sống và hoạt động sản xuất hàng ngày của họ đều phụ thuộc vào các diễn biến thời tiết và khí hậu và cũng chính là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên BĐKH. Chính vì vậy, họ chính là những đối tượng cần có hiểu biết và nhận thức rõ về nguyên nhân, tác động cũng như những biện pháp hàng ngày cần phải có để đối phó, thích ứng và giảm nhẹ tác động của BĐKH lên hoạt động khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của họ. Vì vậy cần tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi cho người dân để họ nhận thức được khí hậu không phải là vấn đề “hàn lâm” mà thực tế nó có tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Qua những hoạt động này, nhận thức và sự hiểu biết của người dân về các vấn đề BĐKH chắc chắn sẽ tăng lên và góp phần thay đổi hành vi của họ với môi trường như tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên nước, bảo vệ rừng ngập mặn, trồng và bảo vệ các loại rừng phòng hộ ven biển…Đây có thể coi là những bước ban đầu để chuẩn bị năng lực cho người dân ở những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất, trong đó có cộng đồng ngư dân và nuôi trồng thuỷ sản quy mô nhỏ ven bờ.
Hộp 3.1: Khó khăn trong việc thực hiện các dự án kè biển
Dự án Hà Lan kè bờ biển Thừa Thiên Huế từ năm 2003 đến giờ nhưng hiện nay vẫn chưa thực hiện được vì dòng nước ở đây rất xoáy. Trong khi độ nén của bãi này (xã bãi ngang) là 36m. Bây giờ mà cứ dựng đoanh xuống, 1 tấm đoanh là 30 nghìn, mà dựng cho đủ 36m,sắp lớp dày như vậy 36m, cộng với hở mặt đất thêm mấy mét nữa, nhân với chiều dài bờ biển Thừa Thiên Huế. Tính ra biết bao nhiêu là tiền. Hiện nay ở cửa Thuận An có kè đá 3 chân nhưng cũng không ăn thua. Theo nghiên cứu của người ta, đá ba chân thì khi sóng đánh vào thì không bị lăn, còn nếu kè đá tròn thì trên cao nó sẽ lăn xuống. Nếu dùng đá 3 chân thì vẫn có hiệu nghiệm, nhưng khi sóng đánh vào thì chỗ đất ở đó bị lở thì đá nó vẫn bị lệch, nói chung là cũng có hiệu nghiệm nhưng cũng không lâu dài được. Hiện nay, nói chung kè bờ biển thì dùng đá 3 chân hết.
84
Quản lý môi trường dựa vào cộng đồng bao giờ cũng mang lại kết quả tốt đẹp và tốn ít chi phí nhất. Để thực hiện thành công hai nhóm giải pháp trên cần phải để cộng đồng có hành động tự giác ứng phó với BĐKH. Các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức có thể được kể đến như:
3.2.3.1. Hoạt động tập huấn
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về BĐKH cho các cán bộ địa phương các kiến thức cơ bản về BĐKH như: sự nóng lên toàn cầu, xâm nhập mặn, nước biển dâng, ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động sinh kế của người dân.
Tổ chức tập huấn về công tác phòng chống, ứng phó khi có thiên tai, sự cố xảy ra trên địa bàn (xâm nhập mặn, hạn hán, bão, áp thấp nhiệt đới…). Các biện pháp căn bản tại chỗ đối phó với thiên tai, sự cố khi xảy ra đột ngột.
Tập huấn cho người dân kỹ thuật nuôi trồng mới có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập.
3.2.3.2. Hoạt động giáo dục
Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho các em học sinh, giúp các em hiểu rõ về thực tế thời tiết hiện nay và những vấn đề liên quan đến BĐKH.
Các cơ quan chức năng cần tổ chức các khóa học về BĐKH cho các giáo viên – những người thường xuyên tiếp xúc và truyền đạt các kiến thức cho học sinh. Xây dựng nội dung bài giảng phù hợp với từng độ tuổi học sinh thông qua các bài học có liên quan đến hoạt động ngoại khóa.
Xây dựng các chương trình, khóa huấn luyện nâng cao kiến thức về BĐKH cho các nhà hoạch định chính sách và đội ngũ cán bộ làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến BĐKH.
3.2.3.3. Tổ chức hội thảo
Hội thảo về các giống cây trồng vật nuôi có khả năng chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập…, phương pháp canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả cao thích ứng với BĐKH.
Hội thảo xây dựng các biện pháp thích ứng với BĐKH phù hợp với mỗi địa phương.
85
Tổ chức các buổi nói chuyện về việc bảo vệ môi trường cho người dân.
3.2.3.4. Hoạt động tuyên truyền
BĐKH đã, đang và sẽ tác động đến tất cả mọi người trong cộng đồng. Từ những hiện trạng trên cho thấy truyền thông cần được xem là một công cụ quan trọng, cơ bản tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi thái độ, hành vi của con người trong cộng đồng. Từ đó, nó thúc đẩy người dân tự nguyện tham gia vào các hoạt động thích ứng, giảm nhẹ với BĐKH.
Một khi nhận thức của người dân và các cấp chính quyền về BĐKH được nâng cao, nếu con người có những hành vi ứng xử thân thiện với môi trường, nếu cộng đồng được trang bị những kỹ năng cơ bản để ứng phó với BĐKH trong cuộc sống thì trách nhiệm ứng phó với BĐKH không còn là vấn đề của riêng chính quyền mà sẽ được san sẻ trong cả cộng đồng.
Các cơ quan có thẩm quyền cần phát hành các poster, tờ rơi với nội dung thể hiện những tác động do ĐBKH đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Đưa các vấn đề về BĐKH vào chương trình phát thanh của địa phương.
3.2.3.5. Hoạt động phong trào
Vai trò của cộng đồng cũng như các tổ chức dân sự có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến với BĐKH. Những hoạt động của các tổ chức này sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức cho người dân về BĐKH thông qua các hoạt động:
Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về BĐKH
Phối hợp với Đoàn Thanh niên tổ chức các chiến dịch trồng rừng ngập mặn bảo vệ bờ biển.
Phối hợp với các trường học tổ chức các hội thi (hát, vẽ) mang chủ đề BĐKH.
86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Qua nghiên cứu hành vi ứng phó với BĐKH của các hộ gia đình khu vực ven biển Thừa Thiên Huế cho phép rút ra một số kết luận sau:
Thứ nhất, khu vực ven biển Thừa Thiên Huế là vùng có diện tích rộng lớn,
trong những năm gần đây cũng là nơi có nhiều diễn biến phức tạp liên quan đến BĐKH. Hậu quả của BĐKH và thiên tai tại khu vực này khá lớn, tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo luôn có khả năng tăng lên. Không dừng lại ở đó, vùng ven biển Thừa Thiên Huế đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nổi cộm khác như sự suy giảm môi trường tự nhiên, lao động di cư. Do vậy, ảnh hưởng của BĐKH đến khu vực này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Các hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra ở đây chủ yếu là bão, lũ, cùng với hiện tượng biển xâm thực.
Thứ hai, sinh kế chính của vùng ven biển Thừa Thiên Huế là trồng trọt, chăn
nuôi, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, do sự thay đổi của thời tiết nên tình trạng nhiễm mặn, mất mát nhà cửa, tài sản, sản xuất nông nghiệp khó khăn, nuôi trồng thủy sản đình trệ, di cư lao động có xu hướng tăng…
Loại cây trồng chủ đạo vẫn là lúa nước, nhưng năng suất thành phẩm không cao. Đây vẫn là mô hình sinh kế truyền thống nhưng không còn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của hộ gia đình. Chăn nuôi gia súc, gia cầm ở mức độ nhỏ lẻ, cá thể từng hộ gia đình. Mục đích chỉ nhằm tận dụng nguồn thức ăn dư thừa. Nguyên nhân là do diện tích đất của các gia đình không lớn, kèm theo các bệnh dịch diễn ra thường xuyên trong những năm qua. Chưa thể khẳng định được việc chăn nuôi trở nên khó khăn có phải do tác động của BĐKH không nhưng thời tiết nắng, mưa thất thường cũng khiến gia súc gia cầm dễ nhiễm bệnh.
Đánh bắt hải sản là mô hình sinh kế mang lại nguồn thu tương đối cho các hộ gia đình khu vực ven biển Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên cũng như số tần suất các cơn bão, trận lũ diễn ra nhiều hơn trong những năm qua, nên
87
nghề này chủ yếu chỉ làm trong 6 tháng. Nguồn thu của 6 tháng này được chi tiêu cho cả năm nên tình hình kinh tế của các gia đình cũng dừng ở mức trung bình. Đối với nuôi trồng thủy sản, nếu như trước đây là mô hình sinh kế làm giàu cho người dân thì nay nguy cơ nợ nần, cầm cố tài sản là đến từ loại hình này. Nguyên nhân là do việc nuôi trồng khó khăn do nguồn nước, thời tiết thất thường… nên không có sản phẩm đầu ra.
Lao động tự do là mô hình sinh kế mới mang lại những hy vọng mới cho người dân. Di cư lao động đến các thành phố lớn với mong muốn tìm kiếm những công việc có nguồn thu cao khiến số lao động di cư có xu hướng ngày càng tăng. Tiểu thủ công nghiệp chỉ là mô hình sinh kế tạm thời trong những lúc nông nhàn của người dân. Tuy không phải là mô hình sinh kế chủ đạo nhưng nó cũng tạo thêm nguồn thu trong những lúc rảnh rỗi cho các hộ gia đình.
Thứ ba, có sự dịch chuyển quan trọng về các hoạt động sinh kế trong vòng 10
năm qua. Nổi bật nhất là hoạt động nuôi trồng thủy sản của các doanh nghiệp, được khuyến khích như một phần chính sách của Nhà nước. Tuy nhiên, chỉ có các hộ gia đình tương đối khá giả mới có khả năng tham gia. Những hộ gia đình nghèo phải đối mặt với những trở ngại trong việc tham gia nuôi trồng thủy sản do năng lực hạn chế để đầu tư (vốn tài chính) và đòi hỏi phải áp dụng kiến thức kỹ thuật (vốn nhân lực).
Thứ tư, trước thực trạng trên người dân đã có những ứng phó kịp thời để khắc
phục những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và đời sống sinh hoạt nói riêng như: giảm quy mô sản xuất, thay đổi giống cây trồng vật nuôi, bảo vệ tài sản trước mỗi mùa mưa bão, tái định cư cho người dân khu vực sạt lở với diện tích nhà ở ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu của người dân, xây nhà chống bão… Những giải pháp trên được người dân địa phương từ lâu đúc kết thành những kho tàng tri thức vô giá về quản lý và khai thác tự nhiên, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe. Trên nền tảng đó, họ đã có những sáng kiến nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của BĐKH và thảm họa thiên tai. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các tri thức bản địa cũng như mong muốn, suy nghĩ của người dân đang phải đối mặt với nhiều
88
khó khăn. Do đó, những ứng phó này chỉ mới là trước mắt, về lâu dài cần thực hiện những biện pháp ở quy mô tổng thể.
Tóm lại, qua nghiên cứu trường hợp khu vực ven biển Thừa Thiên Huế, chúng tôi có thể nhận thấy rằng những biểu hiện của BĐKH đến khu vực này là rõ rệt. Những hành vi nhằm thích nghi với BĐKH của người dân cũng đã có tuy nhiên chỉ mới dừng lại ở những biện pháp mang tính tạm thời, trước mắt. Về lâu về dài, người dân cần có được những hỗ trợ để có thể thực hiện các giải pháp bền vững hơn. Những kết luận trên đây là kết quả chính của công trình nghiên cứu này. Các kết quả phù hợp với giả thuyết nghiên cứu được đặt ra ban đầu. Dưới đây là một số bình luận về ưu điểm cũng như hạn chế về mặt lý thuyết tiếp cận và phương pháp đã được sử dụng trong đề tài này.
Về mặt lý thuyết, nghiên cứu này được xây dựng trên cơ sở vận dụng tiếp cận
sinh thái nhân văn và thuyết hành vi. Tiếp cận sinh thái nhân văn cho phép vận dụng các yếu tố tự nhiên và cộng đồng nhằm hiểu rõ về các loại hình sinh kế cũng như những hành vi phù hợp đối với mối quan hệ hữu cơ này. Từ quan điểm thuyết hành vi, chúng ta thấy rằng hành vi cá nhân sẽ được tiếp tục hay chấp dứt phụ thuộc vào kết quả mà hành vi đó mang lại cho con người. Những cách thức ứng phó với BĐKH có tác dụng tốt sẽ được người dân áp dụng, truyền kinh nghiệm cho nhiều thế hệ. Đó chính là một kho tàng tri thức bản địa cần được lưu tâm khi đề ra các giải pháp thích ứng cho người dân. Hai lý thuyết này đã góp phần lý giải các vấn đề được phân tích trong phần kết quả nghiên cứu.
Về mặt phương pháp, những kết quả nghiên cứu đã cho thấy các phương pháp
thu thập thông tin được sử dụng có hiệu quả và đem lại độ tin cậy cao. Tuy nhiên, các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này vẫn còn một vài hạn chế nhất định.
Dữ liệu định lượng là số liệu được kế thừa của một nghiên cứu trước đó, vì vậy việc bóc tách số liệu từ một mục tiêu nghiên cứu khác làm đề tài nghiên cứu này sẽ gặp những hạn chế nhất định. Một số thông tin cần thì lại không đáp ứng được ở nghiên cứu này. Tổng số mẫu điều tra định lượng là 166 được phân bố cụ
89
thể ở các địa bàn, tuy nhiên do đặc thù là tìm hiểu thông tin của hộ gia đình nên cơ cấu mẫu không thể hiện các con số phần trăm về đặc điểm nhân khẩu học. Việc thực hiện thêm các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm là việc cần thiết. Nó bổ sung và giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về đề tài nghiên cứu. Do đó, trong quá trình trình bày kết quả nghiên cứu, những dẫn chứng từ dữ liệu định tính có phần phong phú hơn. Trong điều kiện nếu có thể triển khai tiếp nghiên cứu này, tác giả sẽ cố gắng bổ sung thêm những con số nhằm tăng thêm tính thuyết phục và độ tin cậy.
Như vậy, việc nghiên cứu trường hợp là một khu vực sinh thái nhân văn nhạy cảm đã góp phần cung cấp thông tin tham khảo cho các nhà quản lý vì mục tiêu thích ứng với BĐKH.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với ngƣời dân
Thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết từ các phương tiện thông tin đại chúng, khi biết thông tin về dự báo thời tiết, đặc biệt là khi có thiên tai (bão, lũ, sóng lớn…) thì cần báo cho nhiều người biết và có biện pháp kịp thời bảo vệ tính mạng, tài sản của gia đình, của cộng đồng.
Theo dõi diễn biến của các thiên tai theo thời gian (ví dụ theo năm) để nắm được xu hướng diễn ra các hiện tượng thiên tai. Đánh giá mức độ thường xuyên và hậu quả của các thiên tai.
Luôn ở trong tư thế sẵn sàng đối phó với các hiện tượng thiên tai bất thường có thể xảy ra. Chuẩn bị những thiết bị, dũng cụ hỗ trợ phòng khi thiên tai xảy ra.
Thực hiện phương châm “phòng chống hơn khắc phục hậu quả”. Có thể học hỏi các kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai của bà con trong vùng, nắm được các việc cần làm để phòng chống thiên tai hiệu quả.
Học hỏi kinh nghiệm, những vệc cần làm để khắc phục hậu quả thiên tai có hiệu quả.
Tham gia hoạt động cộng đồng trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: đối với ngư dân khai thác xa bờ có thể tổ chức đi khai thác theo nhóm tàu để tạo thuận lợi cho thông tin liên lạc, ứng cứu trong trường hợp bất trắc xảy ra.
90
2.2. Đối với các cơ quan quản lý trung ƣơng và địa phƣơng
Cần chuẩn bị sẵn các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho cứu hộ cứu nạn. Có phân công nhiệm vụ cụ thể, đồng thời cũng đẩy mạnh sự phân công theo nhóm