3. Các nhóm giải pháp hỗ trợ người dân ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu
3.1.1. Những nỗ lực của chính quyền các cấp để ứng phó với BĐKH
Những năm vừa qua, các cơ quan hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo Việt Nam đã thay đổi nhận thức về vấn đề BĐKH. Hiện nay, BĐKH được coi là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất mà Việt Nam đang phải đối mặt: Nghị quyết Đại hội lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam (được thông qua tháng 1/2011) khẳng định BĐKH sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam. Nghị quyết cũng chỉ rõ ứng phó với BĐKH là vấn đề cần được ưu tiên trong giai đoạn 2011- 2015 [3]. Nhận thức rõ những tác động hiện hữu và nguy cơ tiềm tảng của BĐKH đến sự phát triển bền vững của đất nước, Chính phủ Việt Nam đã sớm tham gia và phê chuẩn Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH và Nghị định thư Kyoto. Nhiều bộ, ngành và địa phương đã triển khai các chương trình, dự án nghiên cứu diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế- xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện những giải pháp ứng phó.
Từ tháng 11/2007, Thủ tưởng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020. Đến tháng 12/2008, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKh (Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg). Đây là một trong những thành công ban đầu quan trọng trong nỗ lực của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững. Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao là đầu mối và thực hiện quản lý Nhà nước trong lĩnh vực BĐKH, cũng là cơ quan chủ trì và điều phối triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH.
Mục tiêu chiến lược của Chương trình là đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng kế hoạch hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn nhằm bảo đảm cho sự phát triển bền vững của đất nước, tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp, và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực giảm nhẹ BĐKH.
70
1. Đánh giá được mức độ biến đổi của khí hậu Việt Nam do BĐKH toàn cầu và mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương;
2. Xác định được các giải pháp ứng phó với BĐKH;
3. Tăng cường các hoạt động khoa học công nghệ, nhằm xác lập cơ sở khoa học cho các giải pháp ứng phó với BĐKH;
4. Củng cố và tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về ứng phó với BĐKH;
5. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm tham gia của cộng đồng và phát triển nguồn nhân lực;
6. Tăng cường hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hỗ trợ của quốc tế trong việc ứng phó với BĐKH;
7. Tích hợp vấn đề BĐKH vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, phát triển ngành và địa phương;
8. Xây dựng và triển khai các kế hoạch hành động của các bộ, ngành, và địa phương ứng phó với BĐKH; triển khai các dự án, trước tiên là các dự án thí điểm.
Hai ưu tiên quan trọng của Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH là: (i) thích ứng với BĐKH: hạn chế tối đã những tác động của BĐKH đối với con người và tài sản quốc gia, đồng thời, duy trì các chỉ tiêu phát triển con người, gồm y tế, giáo dục, sản xuất, tiếp cận thị trường… nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững; và (ii) giảm nhẹ BĐKH: tận dụng các cơ hội phát triển nền kinh tế theo hướng cacbon thấp và tham gia cùng cộng đồng quốc tế trong nỗ lực bảo vệ khí hậu toàn cầu.
Nhiều hoạt động quan trọng thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH cũng đang được tiến hành một cách đồng bộ, như:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng và triển khai kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH.
2. Triển khai xây dựng khung Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia về BĐKH.
71
3. Tham gia rất tích cực trong đàm phán quốc tế và bày tỏ quan điểm của Việt Nam về BĐKH; tổ chức nhiều diễn đàn kêu gọi, vận động tài trợ quốc tế cho ứng phó với BĐKH của Việt Nam và bước đầu đã nhận được nhiều cam kết của các tổ chức quốc tế cũng như các chính phủ.
4. Triển khai xây dựng và hoàn thiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của các bộ, ngành và địa phương, làm cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động quốc gia về BĐKH.
5. Khởi động triển khai một số dự án thí điểm thích ứng với BĐKh đã có. 6. Thực hiện việc tích hợp, lồng ghép yếu tố BĐKH trong quá trình xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2010-2020) và Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5năm (2011-2015).
7. Nghiên cứu xây dựng chương trình, giáo trình; biên soạn tài liệu về BĐKH, phục vụ giảng dạy theo từng bậc học trong hệ thống giáo dục quốc gia.
8. Xây dựng các chương trình thông tin chuyên đề để phục vụ tuyên truyền về BĐKH.
9. Xây dựng Chiến lược quốc gia về BĐKH.
10. Cập nhật các kịch bản BĐKH và nước biển dâng cho Việt Nam.
Như vậy, Chính phủ Việt Nam đã và đang có những hành động quyết liệt để ứng phó với BĐKH.
Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 15/09/2008 UBND Tỉnh đã đồng ý phê duyệt việc thực hiện kế hoạch số 70/KH-UBND về việc thực hiện Chiến lược Giảm nhẹ thiên tai do thiên tai gây ra đến năm 2010 để giảm thiểu tới mức tối đa những thiệt hại về người và tài sản, tài nguyên thiên nhiên, môi trường và di sản văn hóa, đưa tỉnh nhà đi đến phát triển bền vững và an toàn.
Những kết quả mong đợi chính là:
Một mạng lưới khả thi trong việc quản lý về Khí tượng, thủy văn, đại dương và những nguy cơ liên quan đến thời tiết và sự phát triển của mạng lưới truyền thông cho Ban phòng chống lụt bão từ cấp tỉnh đến cấp huyện.
72
Nâng cao năng lực của 100% thành viên của Ban phòng chống lụt bão ở các cấp và nâng cao kiến thức về quản lý và giảm nhẹ thiên tai của 80% cư dân sống ở những vùng nhạy cảm.
Kế hoạch thích hợp cho những công trình xây dựng, khu dân cư, vùng phát triển kinh tế-xã hội với những chuẩn mực về nhiệm vụ phòng chống lụt bão và thiên tai ở những vùng trọng tâm.
2040 hộ gia đình sống ở những vùng dễ bị tổn thương sẽ được di tản và tái định cư vào năm 2010.
Đầu tư vào thiết bị và xây dựng năng lực cho các nhóm cứu hộ ở địa phương để có thể ứng phó trong những trường hợp khẩn cấp.
Phương pháp giải quyết những vấn đề về sự xâm nhập mặn ở vùng ven biển Thuận An, Tư Hiền và những vùng khác.
Đảm bảo sự an toàn của những đập lớn và những đập quan trọng.
100% tàu đánh cá sẽ có nơi trú ẩn.
100% tàu đánh cá sẽ được trang bị các thiết bị liên lạc.
Ban Phòng chống lụt bão được thành lập từ cấp Trung ương đến địa phương. Ở cấp thôn, ban này là một đội xung kích tình nguyện giúp đỡ trực tiếp Ban Phòng chống lụt bão của xã trong việc cứu hộ cứu nạn. Ban Phòng chống lụt bão của Tỉnh bao gồm cả những thành phần quan trọng của UBND Tỉnh, nông nghiệp, tài nguyên môi trường, y tế, hội Chữ thập đỏ và những tổ chức xã hội, chính trị khác. Hoạt động của Ban Phòng chống lụt bão dựa trên 4 nguyên tắc: lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ, chỉ huy tại chỗ. Hằng năm, Ban Phòng chống lụt bão xây dựng một kế hoạch để ứng phó với bão lụt. Từ kinh nghiệm có giá trị của những năm trước về thiệt hại, Ban Phòng chống lụt bão ngày càng gia tăng sức mạnh về cả nhân sự và công tác phòng tránh.
Trung tâm Khí tượng Thủy văn của Tỉnh cũng là một thành viên của Ban Phòng chống lụt bão Tỉnh. Trung tâm này có nhiệm vụ dự báo khí tượng thủy văn để phục vụ cho việc phòng chống thiên tai. Bên cạnh đó, trung tâm cũng có chức năng phổ biến và tuyên truyền kiến thức về khí tượng và thủy văn.
73