3. Các nhóm giải pháp hỗ trợ người dân ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu
3.2.1. Nhóm giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
3.2.1.1. Trồng cây
Rừng ven biển và đầm phá luôn được tỉnh Thừa Thiên Huế xác định có vai trò to lớn trong việc chắn cát, giảm thiểu ảnh hưởng do BĐKH, bảo vệ môi trường sinh thái và các công trình hạ tầng trong vùng, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân.
Với người dân thôn Thuận Hòa (xã Hương Phong, huyện Hương Trà) nói riêng và cộng đồng cư dân ven biển Thừa Thiên Huế nói chung thì mùa xuân cho đến mùa hè là thời điểm thích hợp nhất để trồng, chăm sóc cây ngập mặn tại khu vực đất ngập nước ven phá Tam Giang. Vì lúc này thời tiết ấm hơn, cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Thôn Thuận Hòa đã thành lập hội đoàn trồng 4.000m2 rừng
74
ngập mặn tại Cồn Tè với 2.200 loài cây, gồm bần, sú, mắm, đước; bảo vệ, phát triển 5ha rừng rú chá.
Vì vậy, tỉnh phấn đấu đến năm 2015 tiếp tục quản lý, bảo vệ 12.000ha rừng vùng cát ven biển, đầm phá; trồng mới 1.150ha với các loại cây như keo, phi lao và ngập mặn...; trong năm nay sẽ trồng và chăm sóc tốt 5.000ha rừng tập trung và trên 400.000 cây xanh các loại.
3.2.1.2. Trữ nƣớc, tiết kiệm nƣớc
Đối với vùng ven biển, việc trữ nước và tiết kiệm nước là một việc làm cần thiết. Do đặc thù địa hình, hệ thống nước ngọt ở đây thường được khai thác nước ngầm trên đồi cát, hoặc phải xây bể trữ nước mưa, hoặc phải đào giếng thật sâu, thậm chí nhiều hộ gia đình còn phải mua nước dùng cho việc nấu ăn hàng ngày.
Do đó, tiết kiệm nước là một việc làm cần thiết nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH đến cuộc sống của người dân. Đây là giải pháp được đưa ra sau những cuộc thảo luận về tình hình nhiễm mặn tại một số xã, tuy hiện nay tình hình nhiễm mặn chưa nặng nề ở khu vực ven biển Thừa Thiên Huế.
3.2.1.3. Thay đổi kiến trúc nhà
Nhiều nghiên cứu hiện nay đã đưa ra các mô hình nhà có khả năng tránh bão, lũ của miền Trung. Việc đưa các mô hình nhà đi vào đời sống thực tế cần nhiều nỗ lực của các bên liên quan: chính quyền, người dân, các nhà tư vấn… Ngoài ra, vấn đề khó khăn hiện nay luôn là tài chính. Người dân thì chưa đủ khả năng để xây dựng các mô hình nhà đó, chính quyền địa phương cũng chưa có nguồn kinh phí để hỗ trợ người dân. Tuy nhiên, thay đổi kiến trúc nhà cho phù hợp với đặc điểm sinh thái là vấn đề cần phải thực hiện. Trước mắt, có thể thực hiện từng bước; đồng thời cũng cần nâng cao nhận thức cho người dân cũng như nhóm thợ xây dựng về tầm quan trọng của kiến trúc nhà trong việc phòng chống bão, lũ tại Thừa Thiên Huế.
3.2.1.4. Dùng năng lƣợng tái tạo
Việt Nam có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng tái tạo sẵn có của mình. Những nguồn năng lượng tái tạo có thể khai thác và sử dụng trong thực tế đã
75
được nhận diện đến nay gồm: thủy điện nhỏ, năng lượng gió, năng lượng sinh khối, năng lượng khí sinh học, nhiên liệu sinh học, năng lượng từ nguồn rác thải sinh hoạt, năng lượng mặt trời, và năng lượng địa nhiệt.
Thủy điện nhỏ: được đánh giá là dạng năng lượng tái tạo khả thi nhất về mặt kinh tế - tài chính. Căn cứ vào các báo cáo đánh giá gần đây nhất thì hiện nay có trên 1.000 địa điểm đã được xác định có tiềm năng phát triển thủy điện nhỏ, qui mô từ 100kW tới 30MW với tổng công suất đặt trên 7.000MW, các vị trí này tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Năng lƣợng gió: được đánh giá là quốc gia có tiềm năng phát triển năng lượng gió nhưng hiện tại số liệu về tiềm năng khai thác năng lượng gió của Việt Nam chưa được lượng hóa đầy đủ bởi còn thiếu điều tra và đo đạc. Số liệu đánh giá về tiềm năng năng lượng gió có sự dao động khá lớn, từ 1.800MW đến trên 9.000MW, thậm chí trên 100.000MW. Theo các báo cáo thì tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam tập trung nhiều nhất tại vùng duyên hải miền Trung, miền Nam, Tây Nguyên và các đảo.
Năng lƣợng sinh khối: Là một nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng sinh khối. Các loại sinh khối chính là: gỗ năng lượng, phế thải - phụ phẩm từ cây trồng, chất thải chăn nuôi, rác thải ở đô thị và các chất thải hữu cơ khác. Khả năng khai thác bền vững nguồn sinh khối cho sản xuất năng lượng ở Việt Nam đạt khoảng 150 triệu tấn mỗi năm. Một số dạng sinh khối có thể khai thác được ngay về mặt kỹ thuật cho sản xuất điện hoặc áp dụng công nghệ đồng phát năng lượng (sản xuất cả điện và nhiệt) đó là: trấu ở Đồng bằng Sông Cửu long, bã mía dư thừa ở các nhà máy đường, rác thải sinh hoạt ở các đô thị lớn, chất thải chăn nuôi từ các trang trại gia súc, hộ gia đình và chất thải hữu cơ khác từ chế biến nông-lâm-hải sản.
Năng lƣợng mặt trời: Việt Nam có tiềm năng về nguồn năng lượng mặt trời, có thể khai thác cho các sử dụng như: (i) Đun nước nóng, (ii) Phát điện và (iii) Các ứng dụng khác như sấy, nấu ăn... Với tổng số giờ nắng cao lên đến trên 2.500 giờ/năm, tổng lượng bức xạ trung bình hàng năm vào khoảng 230-250 kcal/cm2
76
theo hướng tăng dần về phía Nam là cơ sở tốt cho phát triển các công nghệ năng lượng mặt trời.
Năng lƣợng địa nhiệt: Mặc dù nguồn địa nhiệt chưa được điều tra và tính toán kỹ. Tuy nhiên, với số liệu điều tra và đánh giá gần đây nhất cho thấy tiềm năng điện địa nhiệt ở Việt Nam có thể khai thác đến trên 300MW. Khu vực có khả năng khai thác hiệu quả là miền Trung. Hiện tại, sử dụng năng lương tái tạo ở Việt Nam mới chủ yếu là năng lượng sinh khối ở dạng thô cho đun nấu hộ gia đình. Năm 2010, mức tiêu thụ đạt khoảng gần 13 triệu tấn quy dầu. Ngoài việc sử dụng năng lượng sinh khối cho nhu cầu nhiệt, thì còn có một lượng năng lượng tái tạo khác đang được khai thác cho sản xuất điện năng. Theo số liệu mới nhất đến năm 2010, tổng điện năng sản xuất từ các dạng năng lượng tái tạo đã cung cấp lên lưới điện quốc gia đạt gần 2.000 triệu kWh, chiếm khoảng 2% tổng sản lượng điện phát lên lưới toàn hệ thống.
So với nhiều nước trên thế giới, những kết quả nêu trên còn quá nhỏ bé và chưa phát huy hết tiềm năng hiện có. Để đáp ứng nhu cầu trong khi việc cung ứng năng lượng đang và sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức, đặc biệt là sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu biến động theo xu thế tăng và Việt Nam sẽ sự phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới... Chính vì vậy, việc xem xét khai thác nguồn năng lượng tái tạo trong giai đoạn tới sẽ có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về kinh tế, xã hội, an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường. Vấn đề này đã được Chính phủ quan tâm, chỉ đạo và bước đầu đã được đề cập trong một số các văn bản pháp lý.
Dùng năng lượng tái tạo được xem là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu BĐKH. Tuy nhiên, đối chiếu với tình hình thực tế và các nguồn lực sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển thì giải pháp này chưa thể thực hiện được trong hiện tại. Do đó, chúng tôi vẫn mạnh dạn đề xuất với kỳ vọng đây là giải pháp cho tương lai.
3.2.1.5. Xây dựng hệ thống thủy lợi
Hệ thống thủy lợi có vai trò quan trọng đối với hệ thống nông nghiệp vùng ven biển. Nó vừa giải quyết được hiện tượng đất nhiễm mặn, vừa có vai trò thoát lũ,
77
điều hòa nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp cũng như nuôi trồng thủy sản. Tiềm năng phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản nước ta khá lớn, nhiều hệ thống thuỷ lợi khi xây dựng đã xét đến việc kết hợp cấp nước để nuôi trồng thuỷ sản. Khi xây dựng các hồ chứa nước vấn đề phát triển thuỷ sản trong hồ chứa cũng được đề cập đến. Vài năm gần đây do hiệu quả của nuôi trồng thuỷ sản, nhất là tôm sú nhiều vùng đất ven biển đã được xây dựng thành những khu vực nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Tuy nhiên việc xây dựng các hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất chưa được quan tâm đúng mức, chưa có qui hoạch và các giải pháp đồng bộ. Hầu hết đều do dân tự phát, tự tổ chức xây dựng theo kinh nghiệm. Một số vùng đã có tranh chấp giữa nuôi tôm và trồng lúa gắn với nó là ranh giới mặn, ngọt cũng là vấn đề công tác thuỷ lợi phải xem xét, giải quyết.
Việc phát triển thuỷ sản ở các hồ chứa nước cũng rất hạn chế, ở hầu hết các hồ chứa vừa và lớn chủ yếu chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên nên chỉ sau một thời gian ngắn nguồn lợi này đã cạn kiệt. Đây là một tiềm năng lớn nhưng chưa được quan tâm tổ chức, đầu tư.
Các hệ thống thuỷ lợi đã cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho phần lớn cư dân nông thôn nhất là trong mùa khô. Với 80% dân số sống ở nông thôn, hầu hết các hệ thống thuỷ lợi đều tạo nguồn nước sinh hoạt trực tiếp cho dân hoặc nâng cao mực nước ở các giếng đào. Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, là điều kiện để khai thác và sử dụng tài nguyên khác và là nguyên liệu không thể thay thế của các ngành kinh tế. Mặt khác, nước cũng có thể gây những tai hoạ khủng khiếp cho dân sinh, kinh tế và môi trường.
Tài nguyên nước luôn vận động và luân hồi nhưng hữu hạn. Vì thế việc khai thác xây dựng và quản lý hiệu quả các công trình thuỷ lợi để phát huy những mặt lợi, hạn chế những tác hại của nước, vừa là giải pháp, vừa là mục tiêu hết sức quan trọng đảm bảo sự nghiệp phát triển bền vững nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ mới.
78
3.2.2. Nhóm giải pháp thích nghi với sự biến đổi khí hậu
Chính phủ không thể giả định có một cách tiếp cận phù hợp với mọi trường hợp để quản lý thích ứng. Thậm chí ngay cả trong một hệ sinh thái đơn lẻ cũng đã cần những chiến lược hoàn toàn khác nhau để có thể áp dụng được.
Sự tổn thương do các tác động của BĐKH đến các nhóm khác nhau có quan hệ với mức độ tổn hại tài sản/các nguồn vốn khác nhau cũng như khả năng thích ứng. Các nhóm cận nghèo với các tài sản sinh kế có giá trị từ các nguồn vay chưa trả có thể đối mặt với tình thế tài chính do những tác động bất ngờ hay từ từ của BĐKH hơn là các nhóm nghèo khi các khoản nợ nhỏ có thể bỏ qua. Nói một cách khác đi, sự thiếu tài sản vật chất của các nhóm nghèo, ví dụ như nhà ở chất lượng thấp, có thể khiến họ dễ đối mặt với những rủi ro (bị thương, thiệt mạng…) do bão lũ.
Những hộ gia đình có người già, những người bị bệnh kinh niên, thương tật…, tất cả đều có thể thiếu vốn sinh kế cần thiết để đối mặt với những áp lực của BĐKH. Họ cần sự hỗ trợ bên ngoài nhiều hơn để thực hiện các chiến lược thích ứng một cách thành công cũng như ít bị cách ly về mặt xã hội và kinh tế.
Nhằm xây dựng một hệ thống các giải pháp mang tính chất lâu dài cần có sự phối hợp, vận dụng các tri thức của khoa học hiện đại và những kinh nghiệm/tri thức bản địa của người dân địa phương.
3.2.2.1. Xây dựng nông nghiệp thích ứng với khí hậu
Thứ nhất, hỗ trợ các biện pháp thích ứng hiện tại của địa phương như: điều
chỉnh khi nào trồng cây và thu hoạch (lịch gieo trồng); trồng nơi nào; trồng cây gì (chuyển đổi sang các loại cây có khả năng phục hồi theo khí hậu); cách trồng (đa dạng canh tác). Những người nông dân trong nghiên cứu này đã điều chỉnh lịch thời vụ của họ, trồng lúa ngắn ngày nhằm tránh thiệt hại do bão gây ra, chọn các giống ngô, lạc chịu hạn và chịu nước để có thể trồng ở các khu vực không thích hợp trồng lúa.
Thứ hai, giảm rủi ro do mất mùa bằng cách thay đổi phương thức quản lý và
79
Điều chỉnh cải tiến về thời điểm trồng và thu hoạch (lịch thời vụ) và trồng cây gì (đa dạng hóa cây trồng nhằm thích ứng được với khí hậu)
Tăng cường các phương pháp canh tác hữu cơ để giảm ô nhiễm (ví dụ: thay đổi phương thức sử dụng phân bón, kiểm soát dịch bằng phương pháp vi sinh…)
Xác định các giống cây trồng có thể chống lại thiên tai và phương pháp thực hành tốt nhất để giảm tối thiểu các rủi ro do BĐKH và thay đổi của hệ sinh thái gây ra. Nghiên cứu các giống cây chống hạn, chống mặn.
Mở rộng phạm vi và nội dung của khuyến nông nông nghiệp với nhiệm vụ rộng hơn nhằm đối phó với những rủi ro do BĐKH gây ra.
Cung cấp những biện pháp đối phó với rủi ro mất mùa và thị trường tiêu thụ.
Cân bằng về nông nghiệp ven biển, giữa việc quảng bá cho các đầu tư mới bên cạnh việc tăng cường canh tác đa dạng hơn các sản phẩm nông nghiệp.
3.2.2.2. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản thích ứng với khí hậu
Giới thiệu các loại thủy sản đã thích nghi với môi trường có nhiệt độ cao và độ mặn đã thay đổi hay ngọt hóa.
Bên cạnh giải pháp chuyển đổi cơ cấu diện tích giữa nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, cơ cấu đối tượng nuôi trong phạm vi nội bộ sản xuất nuôi trồng thuỷ sản cũng có sự thay đổi theo hướng tập trung nuôi các đối tượng có khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt như chuyển một số diện tích trước kia nuôi tôm sú nhưng nay môi trường đã bị xấu đi nên chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng, do đối tượng này có khả năng chống chịu tốt hơn. Về mặt công nghệ nuôi trồng thuỷ sản, do sự xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều với cường độ ngày càng lớn của các yếu tố thời tiết bất lợi cũng như sự hữu hạn của các yếu tố nguồn lợi cần thiết cho nghề cá như tài nguyên đất, nước, nguồn lợi giống tự nhiên nên công nghệ nuôi trồng thuỷ sản cũng ngày càng được cải tiến theo hướng thân thiện hơn với môi trường, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, hạn chế tác động của thời tiết và khí hậu. Nổi bật nhất là lĩnh vực áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt là trong lĩnh vực nuôi tôm nước lợ, các kỹ thuật tiến bộ và công nghệ mới ngày càng được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả, ví dụ như chu
80
trình nuôi khép kín ít thay nước, nuôi tôm trên nền đất cát có sử dụng vật liệu chống thấm, nuôi sinh thái,... hay công nghệ nuôi cá lồng biển theo công nghệ nuôi và sản xuất lồng của Nauy, nuôi cá nước lạnh, nuôi xen canh, nuôi ghép nhiều đối tượng với nhau để tận dụng đặc tính sinh học và tính ăn của các đối tượng khác nhau... Nhiều loại chế phẩm sinh học cũng đã được nghiên cứu và sử dụng để giúp bảo vệ các đối tượng nuôi trước tác động của thời tiết và sự tấn công của dịch bệnh... Tỷ lệ thức ăn công nghiệp được sử dụng trong cơ cấu thức ăn cho nuôi trồng thủy sản ngày càng cao.
Các biện pháp thích ứng với tác động của BĐKH trong nuôi trồng thuỷ sản còn thể hiện ở việc người dân ngày càng đa dạng hoá các loại hình thuỷ vực nước nuôi. Trước kia chỉ những thuỷ vực có điều kiện thuận lợi tối ưu cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản được người dân đưa vào khai thác sử dụng, ví dụ như các loại ao, hồ nhỏ có sẵn, hồ chứa, sông ngòi lặng sóng, các vùng cửa sông, đầm phá lặng sóng