Điều khiển sự hoạt động tổng hợp của hệ sinh thái nông nghiệp

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 29)

c) Mô hình động của quá trình tạo năng suất

3.4.Điều khiển sự hoạt động tổng hợp của hệ sinh thái nông nghiệp

a) Sự phát triển nông nghiệp

Thực chất của sự phát triển nông nghiệp là điều khiển sự hoạt động của hệ sinh thái nông nghiệp để hệ sinh thái này có năng suất sơ cấp (sản phẩm cây trồng) và năng suất thứ cấp (sản phẩm vật nuôi) cao hơn.

b) Năng lượng và nông nghiệp

- Để phân tích tình hình sử dụng năng lượng trong nông nghiệp, thường người ta quy tất cả sức lao động và vật tự nông nghiệp ra năng lượng. Mức tính năng lượng nói chung ở mỗi tác giả khác nhau, nhưng sai khác không nhiều.

- Các hướng chủ yếu để tiết kiệm năng lượng là:

+ Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng bức xạ mặt trời của cây trồng và hiệu suất sử dụng thức ăn của gia súc là biện pháp quan trọng nhất.

Ví dụ, giống năng suất cao sử dụng phân bón có hiệu quả cao hơn các giống của địa phương. Bố trí trồng cây hợp lý để tận dụng nguồn lợi tự nhiên.

+ Sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm hơn.

Ví dụ, trong cơ giới hoá hiện đại hiện nay có xu hướng tăng độ lớn của máy móc, tăng tốc độ làm việc, làm đất tối thiểu để tiết kiệm năng lượng.

+ Phải tăng việc sử dụng năng lượng không phụ thuộc vào hoá thạch như năng lượng mặt trời, gió, thuỷ triều, cây xanh, gia súc.

+ Phát triển các thành tựu của sinh học như đạm sinh học, bảo vệ cây trồng bằng biện pháp sinh học, tạo giống chống chịu sâu bệnh.

c) Mối quan hệ giữa trồng trọt và chăn nuôi

- Trong hệ sinh thái nông nghiệp, ngành trồng trọt tạo ra sản phẩm cây trồng, còn ngành chăn nuôi tạo ra sản phẩm chăn nuôi.

- Sản phẩm cây trồng được con người sử dụng trực tiếp một phần làm lương thực, thực phẩm, phần còn lại có thể sử dụng cho chăn nuôi.

- Như vậy, trong từng hệ sinh thái nông nghiệp nên phát triển trồng trọt cây lương thực, cây thức ăn gia súc và phát triển chăn nuôi như thế nào cho hợp lý, yếu tố nào quyết định tỷ lệ giữa chăn nuôi và trồng trọt.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 29)