D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG *) Câu hỏi ôn tập:
b) Hệ sinh thái VAC:
-VAC là các chữ đầu viết tắt của hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng. ở miền núi và trung du, đôi khi người ta còn gắn thêm chữ R là Rừng vào tổ hợp từ viết tắt này, thành hệ sinh thái RVAC.
- Hệ sinh thái VAC là một mô hình hiệu quả thể hiện chiến luợc tái sinh: tái sinh nguồn năng lượng mặt trời qua quang hợp của cây trồng, tái sinh các chất thải (vật thải của công đoạn sản xuất này là nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác). Chiến lược tái sinh này còn làm thanh sạch môi trường.
- Người nông dân quen gọi kinh tế VAC là "kinh tế vườn" có vai trò to lớn trong cung cấp dinh dưỡng cho nông hộ, tạo thêm công ăn việc làm, tạo thêm của cải cho xã hội. Làm vườn theo cách này đã tạo ra những hệ sinh thái bền vững, cảnh quan trong lành, góp phần gìn giữ và cải thiện môi trường. Nhiều gia đình nông dân đã có trang trại gia đình dựa trên các nguyên lí của VAC.
+ Tận dụng không gian sinh thái ba chiều của vùng nhiệt đới giầu ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm; Khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và tái sử dụng các chất thải của cây trồng, vật nuôi đưa vào chu trình sản xuất mới;
+ Hạn chế sự suy giảm các nguồn tài nguyên không tái tạo (chủ yếu là sự xói mòn đất); + Làm ra sản phẩm nhiều hơn, đa dạng hơn, có chất lượng tốt hơn trên cùng một đơn vị diện tích canh tác.
4.4. Nông nghiệp bền vững và nông nghiệp sạch
- NN sạch là nhằm sản xuất ra các nông phẩm sạch, khắc phục những nguyên nhân gây ô nhiễm của NN thương mại, nhất là do sử dụng nhiều Nitrat và các hoá chất trong phòng trừ dịch hại. - Ô nhiễm trong NN là vấn đề khó khắc phục vì nó trải rộng trên một diện tích rộng (người phun thuốc trừ sâu ở thượng nguồn một lưu vực có khi lại gây hậu quả tiêu cực cho
người ở hạ lưu)
+ Căn cứ theo nhu cầu của cây mà điều chỉnh lượng đạm cần bón bằng cách chỉ bón vào những lúc thiết yếu nhất. Ta cũng có thể đo hàm lượng đạm trong đất và trong cây để quyết định liều lượng và thời gian bón thích hợp, vừa tránh làm nhiễm bẩn môi trường, vừa tiết kiệm vật tư NN.
+ Cải tiến cách bón phân: người ta bơm phân bón thể lỏng hoặc thể khí vào lòng đất ở độ sâu của rễ cây nhằm làm tăng khả năng hấp thụ phân bón và giảm được hao phí phân bón.
+ Tránh để đất mất đạm: chủ yếu là tránh để đất trống do không được thực vật hay lớp phủ che phủ bề mặt đất. Để khắc phục, người ta trồng cây vào những lúc đất nghỉ (ví dụ như vụ đông) để chúng hấp thu lượng đạm hoá học còn tồn dư trong đất do cây trồng trước để lại, và giữ cho đất khỏi bạc màu. Sau vụ đông, có thể thu hoạch chúng hay cày vùi chúng tạo thêm phân xanh cho đất.
- Nông nghiệp "không sạch" thì tất nhiên cũng là NN không bền vững, vì:
+ Nông sản làm ra do sử dụng nhiều phân hoá học, thuốc trừ sâu, chất kích thích, thuốc bảo quản và các phụ gia chế biến...thường có chất lượng dinh dưỡng kém, độ cảm quan thấp, tăng tỉ lệ nước, chứa các dư lượng hoá chất độc hại.
+ Các loại hoá chất dùng trong NN không chỉ làm nhiễm bẩn nông sản mà còn gây ô nhiễm lâu dài đến môi trường đất, nước, không khí, và làm suy giảm tài nguyên sinh học (chế độ độc canh và nạn ô nhiễm làm mất mát những nguồn gen quý giá cho tương lai).
+ Tác động tiêu cực lên sức khoẻ người sử dụng hoá chất (do thiếu các phương tiện bảo hộ lao dộng phù hợp), tích lũy trong cơ thể người tiêu dùng.
- NN sạch và NNBV phải nằm trong hệ thống chiến lược của toàn xã hội, xuất phát từ tư tưởng lãnh đạo và chính sách quốc gia và liên quốc gia:
+ Giáo dục con người sống có đạo đức, có trách nhiệm với đồng loại, với sự hưng thịnh của Trái Đất; có cuộc sống hiện đại nhưng thấm nhuần tính nhân văn cao cả, không lãng phí, ích kỉ, không thoát li cộng đồng, nêu cao bản sắc dân tộc.
+ Phát triển sản xuất NN (hiểu theo nghĩa rộng gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) tuân theo các quy luật của thiên nhiên, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, bảo tồn tính đa dạng, du nhập thận trọng các giống, loài thích nghi, thực hiện chế độ đa canh và luân canh.
+ Không ngừng cải thiện độ phì nhiêu và nâng cao sức sản xuất của đất.
+ Có những biện pháp nghiêm ngặt khuyến khích sản xuất các sản phẩm sạch, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí tài nguyên.
4.5. Nông nghiệp bền vững về mặt xã hội
- NNBV về mặt xã hội là nói đến cách sống trong cộng đồng.
- NNBV rất chú ý đến các vùng sinh học, coi việc xây dựng các vùng sinh học là một giải pháp cho nhiều vấn đề về chính trị và kinh tế-xã hội.
- Vùng sinh học là một cộng đồng dân cư sống ở một vùng tự nhiên có địa giới được quy định bởi đường xá, sông ngòi, dãy núi, ngôn ngữ, tín ngưỡng...
- Mỗi vùng sinh học phát triển theo những đạo đức riêng của nó:
+ Bảo vệ và phát triển những đặc điểm tự nhiên và tăng cường tính bền vững
+ Phát triển tài nguyên sinh học, đề cao tính nhân văn của vùng sinh học; + Tạo điều kiện cho mọi người có điều kiện sử dụng đất đai hợp lí trong vùng. - Những nguyên lí để thực hiện đạo đức ấy là:
+ Phát triển tính bền vững của vùng sinh học là ưu tiên số một;
+ Giữ vững sự lưu thông và tạo những hệ thống truyền thông nhanh chóng
trong vùng;
+ Tất cả mọi người trong vùng phải gắn bó với các tổ chức địa phương. + Tính địa phương: thực phẩm sản xuất và chế biến ngay tại địa phương.
+ Phương pháp sản xuất: thực phẩm được sản xuất với những nguyên liệu hữu cơ không có chất độc diệt sinh vật.
+ Giá trị dinh dưỡng: thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phải được tiên.
C. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, Ngô Thế Ân (2004), Sinh thái học nông nghiệp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Cao Liêm, Phạm Văn Phê, Nguyễn Thị Lan (1998), Sinh thái học nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG*) Câu hỏi ôn tập: *) Câu hỏi ôn tập:
1. Phát triển bền vững là gì? Nêu các điều kiện để phát triển bền vững NNBV? 2. Trình bày những đạo đức và nguyên lý của NNBV?
3. Các nguyên tắc xây dựng NNBV ?
4. Lấy ví dụ mô hình nông nghiệp theo hướng bền vững?phân tích thành phần của các hệ thống đó? 5. Phân tích hậu quả của các phương thức canh tác không hợp lý?
6. Hãy phân biệt nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ?
*) Nội dung thảo luận:
Nội dung 1: Sự khác biệt giữa hệ sinh thái nông nghiệp và hệ sinh thái rừng tự nhiên? Vận dụng
những đặc điểm của tự nhiên vào phát triển nông nghiệp? - Sự khác biệt:
+ Tính đa dạng + Dịch hại + Độ phì của đất
+ Sức sản xuất sinh khối + Độ ổn định
- Vận dụng: Xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp có độ ổn định, năng suất cao thông qua dòng năng lượng và chu trình tuần hoàn vật chất.
Nội dung 2: Vai trò, đặc tính của nông lâm kết hợp, kết cấu của hệ thống nông lâm kết hợp?
- Vai trò:
+ Thỏa mãn những nhu cầu trước mắt- mục tiêu chiến thuật của các nhà lâm nghiệp: + Bảo đảm chất lượng cây lâm nghiêp – rút ngắn chu kỳ kinh doanh:
+ Giải quyết mục tiêu lâu dài, chiến lược của nhà lâm nghiệp: Xét về mặt chiến lược, nông lâm kết hợp có tác dụng bảo vệ tốt môi trường sinh thái, sử dụng đất một cách hợp lý để duy trì và tăng độ phì của đất.
- Đặc tính:
+ Nông lâm kết hợp thông thường có hai hoặc nhiều loài cây (có thể gồm cả thực vật và động vật), nhưng ít nhất, một trong chúng phải là những cây gỗ sống lâu năm.
+ Một hệ thống nông lâm kết hợp luôn có hai hoặc nhiều sản phẩm đầu ra. + Chu kỳ của một hệ thống nông lâm kết hợp luôn lớn hơn 1năm.
+ Một hệ thống nông lâm kết hợp dù đơn giản nhất cũng vẫn phức tạp hơn một hệ thống độc canh về cả phương diện kinh tế học và sinh thái học (bao gồm cả cấu trúc và chức năng sinh thái học).
- Kết cẩu của hệ thống nông lâm kết hợp + Kết cấu thành phần loài
+ Kết cấu không gian + Kết cấu thời gian
Nội dung 3: Lấy các ví dụ và phân tích hiệu quả của một số mô hình sử dụng đất bền vững vùng
trung du miền núi?
- Mô hình vùng đồi gò - Mô hình vùng trung du - Mô hình vùng núi cao
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận (1999), Sinh thái học và môi trường, NXB Giáo dục, Hà Nội 2. Cao Liêm, Trần Đức Viên (1998), Sinh thái học nông nghiệp và bảo vệ môi trường, NXB
Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Phạm Văn Sở (1996), Kỹ thuật nông lâm kết hợp tại vùng cao, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Vũ Trung Tạng (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Giáo dục, Hà Nội
5. Dương Hữu Thời (2000), Cơ sở sinh thái học, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội
6. Phạm Đức Tuấn, Nguyễn Hữu Vĩnh (2003), Sử dụng đất bền vững ở trung du miền núi. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
7. Trần Đức Viên, Phạm Văn Phê, Ngô Thế Ân (2004), Sinh thái học nông nghiệp, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
8. Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm (2006), Sinh thái học đồng ruộng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.