Những nguyên lí của NN bền vững

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 32)

D. CÂU HỎI, BÀI TẬP, NỘI DUNG ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CỦA CHƯƠNG *) Câu hỏi ôn tập:

4.1.3.Những nguyên lí của NN bền vững

Những công việc trên đều phải tuân theo một số nguyên lí chung:

- Các yếu tố (như công trình kiến trúc, nhà ở, ao, vườn, đường đi, v.v...) cần được đặt trong mối quan hệ hỗ trợ nhau tạo thành một chỉnh thể toàn vẹn. Đối với mỗi yếu tố có thể xây dựng chiến lược sử dụng qua phân tích các mặt sau:

(hay hệ phụ) khác như thế nào?

+ Các yếu tố khác có thể cung cấp cho nhu cầu của yếu tố này những gì?

+ Yếu tố đó có lợi cho các yếu tố khác như thế nào và không phù hợp với những yếu tố khác ở những mặt nào?

+ Phải sắp đặt các yếu tố sao cho hệ thống vận hành có hiệu quả nhất và tốt nhất. - Mỗi yếu tố phải đảm bảo nhiều chức năng:

+ Tìm giải pháp chứ không chỉ nêu vấn đề; + Hợp tác chứ không cạnh tranh;

+ Làm cho mọi thứ đều sinh lợi (chất thải thành phân bón, nước thải dùng nuôi cá...); + Chỉ làm việc đó khi nó chắc chắn đem lại hiệu quả;

+ Tận dụng mọi thứ đến khả năng cao nhất của chúng (bố trí hệ thống câytrồng hợp lí để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng này còn dùng để sưởi ấm, nấu ăn, quạt mát, bơm nước...);

+ Đưa việc sản xuất thực phẩm vào các khu đô thị (tận dụng khả năng để sản xuất rau quả, nuôi gia cầm...ngay tại các đô thị);

+ Giúp cho mọi người tự tin ở mình, mọi người ai cũng đều có khả năng tự tìm ra các giải pháp thích hợp để cải thiện chất lượng cuộc sống;

+ Chi phí hay đầu tư thấp nhất để đạt được năng suất cao nhất (ví dụ chọn chỗ đắp đập tốn ít công nhất nhưng lại giữ được nhiều nước tưới nhất...).

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG SINH THÁI HỌC NÔNG NGHIỆP (TÀI LIỆU DÙNG CHO SINH VIÊN NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG) (Trang 32)