Gia đình văn hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 68)

VĂN HÓA Ở TỈNH VĨNH PHÚC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

gia đình văn hóa ở tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm tới

dựng gia đình văn hóa

Mỗi con người đều được sinh ra từ một gia đình, vì vậy gia đình thực sự là tổ ấm, là nơi nghỉ ngơi của mỗi con người sau giờ làm việc, là nơi sẻ chia những vui buồn trong cuộc sống. Nét đẹp văn hóa gia đình trở thành nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa của dân tộc. Từ văn hóa gia đình truyền thống đến hiện đại đã có sự biến đổi lớn, đặc biệt là đối với nước ta đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường, bên cạnh các yếu tố tích cực cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực do những mặt trái của nó đã ảnh hưởng trực tiếp và có nguy cơ làm băng

69

hoại các giá trị văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam. Từ thực tế đó, để nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa ở Vĩnh Phúc hơn nữa thì trước hết mỗi cá nhân, gia đình và xã hội phải có nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của việc xây dựng phát huy giá trị gia đình văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trên cơ sở kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp. Nhận thức đúng là khởi đầu của hành động đúng. Nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vị trí, vai trò của công tác xây dựng gia đình văn hóa là yếu tố quan trọng trong sự thành công của xây dựng xã hội văn minh.

Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay là một biến đổi lịch sử sâu sắc và có tính toàn diện, có tác động đến cách nghĩ, cách nhận thức, cách quan niệm theo nhiều mức độ khác nhau của các gia đình và xã hội về công tác xây dựng gia đình văn hóa. Trong những quan niệm đó có cả những quan điểm tích cực và có cả những quan điểm tiêu cực, hạn chế. Vấn đề ở đây là phải làm sao để nâng cao hơn nữa nhận thức của mỗi cá nhân và xã hội về những giá trị tích cực của việc xây dựng gia đình văn hóa ở Vĩnh Phúc đem lại hiện nay. Điều này đòi hỏi phải có một cách nhìn đúng đắn, khoa học về thực trạng công tác xây dựng gia đình văn hóa ở Vĩnh Phúc hiện nay để có phương pháp hữu hiệu, sát hợp giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc xây dựng gia đình văn hóa.

Từng bước nâng cao nhận thức cho mọi người dân Vĩnh Phúc thấy rõ sự cần thiết và tính cấp bách của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá nhằm hình thành một lối sống, nếp sống có văn hoá trong mỗi gia đình, trong mỗi người dân đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, đồng thời giữ gìn và phát triển tốt những tinh hoa truyền thống, những mỹ tục mà cha ông ta đã để lại. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở trước hết phải nhận thức được trách nhiệm của mình đối với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá, thấy rõ được tác dụng tích cực của cuộc vận động sẽ là động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh nhà.

Cần phải xác định trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội Vĩnh Phúc đối với cuộc vận động xây dựng gia

70

đình văn hoá. Sự quan tâm tới những nội dung hoạt động cụ thể của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá với mục tiêu giữ gìn sự ổn định của các gia đình, tế bào của xã hội, thực sự là tổ ấm hạnh phúc cho mỗi thành viên. Cần tăng cường việc giáo dục và nâng cao hiểu biết một cách đầy đủ những kiến thức khoa học và thẩm mỹ cần thiết trong đời sống gia đình cho mọi người đặc biệt chú trọng đến tầng lớp thanh, thiếu niên và nhi đồng.

Cần thống nhất về nhận thức của Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Cuộc vận động này chỉ có thể đạt được hiệu quả cao, khi động viên được đông đảo quần chúng nhân dân tham gia tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, trước hết từ mỗi gia đình, cụm dân cư, phường, xã, thị trấn, trên mọi địa bàn. Các cấp bộ Đảng cần nhận thức được vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của mình đối với các cấp chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể quần chúng. Phải có nhận thức đúng về sự cần thiết phối hợp thường xuyên và đồng bộ giữa chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng, khơi dậy được tiềm năng, lòng nhiệt tình, tính tự giác của mọi tầng lớp nhân dân.

Như vậy, để công tác xây dựng gia đình văn hoá đạt hiệu quả, phải nâng cao nhận thức từ các cấp, các ban ngành, các đoàn thể xã hội và mọi tầng lớp nhân dân về mục tiêu, vai trò của phong trào xây dựng gia đình văn hoá của tỉnh. Đây là giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả của công tác xây dựng gia đình văn hoá ở Vĩnh Phúc hiện nay.

2.2.2. Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong công tác lãnh đạo, tổ chức và quản lý đối với xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh

Một là, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và sự chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác xây dựng gia đình văn hóa

Để công tác xây dựng gia đình văn hóa đạt hiệu quả, cần xác định trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội Vĩnh Phúc đối với cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa. Nêu cao vai

71

trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể mỗi huyện, mỗi xã đối với quá trình thực hiện cuộc vận động ở từng cơ sở. Cần phải đưa các chỉ tiêu nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hoá vào nghị quyết của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các cấp chính quyền, vào hoạt động của các đoàn thể quần chúng. Cần củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu quả của Ban chỉ đạo xây dựng gia đình văn hóa các cấp. Trong quá trình thực hiện, các ngành, các đoàn thể xây dựng cho được mô hình, chương trình hành động cụ thể để phát huy cao nhất khả năng của từng thành viên. Cần thực hiện cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý, nhân dân làm chủ trong xây dựng gia đình văn hoá. Cần đưa nội dung cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa đến từng thôn, từng tổ dân phố và các gia đình để mỗi gia đình biết và phấn đấu đạt danh hiệu gia đình văn hoá, tổ dân phố văn hoá, làng xã văn hoá, đơn vị văn hoá.

Sự kết hợp chặt chẽ giữa Ủy ban nhân dân và Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể khác nhằm thống nhất được các mục tiêu, xây dựng các chỉ tiêu cụ thể, những biện pháp thiết thực nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho cuộc vận động đồng thời thể hiện vai trò trách nhiệm của chính quyền, Mặt trận và các tổ chức thành viên, đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân trong quá trình xây dựng gia đình văn hoá và đời sống văn hoá cơ sở.

Các cấp chính quyền trong tỉnh Vĩnh Phúc phải thực hiện tốt chức năng quản lý các lĩnh vực đời sống xã hội: quản lý sản xuất, quản lý an ninh trật tự xã hội, quản lý văn hóa v.v... Chính quyền các huyện, các xã, các thôn dựa trên điều kiện khí hậu đất đai phải xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương và chỉ đạo cho những kế hoạch đó được thực hiện. Các cấp chính quyền phải giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phải đấu tranh trừng trị những kẻ trộm cướp, gây mất an ninh, ảnh hưởng tới phát triển kinh tế - xã hội trong tỉnh. Chính quyền các cấp cũng cần thực hiện quản lý các hoạt động văn hóa xã hội, quản lý hoạt động lễ hội ở các làng, các bản theo đúng những quy định

72

của nhà nước. Các lễ hội phải tiết kiệm, phải khơi dậy được những truyền thống quý báu của địa phương, phải góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc; đồng thời phải chống lại những người lợi dụng hoạt động lễ hội để cờ bạc, để hoạt động mê tín dị đoan. Các cấp chính quyền cũng cần phải quản lý được các hoạt động thông tin đại chúng, các phương tiện truyền thông sao cho những phương tiện này phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện những chủ trương chính sách của tỉnh và góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân.

Hội phụ nữ có vị trí quan trọng trong cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá bởi Hội có thế mạnh riêng, có thể thường xuyên vận động, tiếp cận với từng thành viên của gia đình trong đó có người phụ nữ. Phụ nữ với vai trò ngọn lửa giữ tổ ấm gia đình có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình văn hóa. Người phụ nữ thường là người quan trọng trong giáo dục con cái. Bằng lời ru tiếng hát, bằng tính cách dịu dàng người phụ nữ là người đặt nền móng cho hình thành nhân cách của mỗi con người. Phụ nữ cũng là những người quán xuyến công việc gia đình, là người nắm tay hòm chìa khóa điều tiết chi tiêu trong gia đình, vì vậy có vai trò cực kỳ quan trọng trong xây dựng kinh tế, đảm bảo cuộc sống gia đình.

Cán bộ Hội liên hiệp phụ nữ cần hiểu được vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình, từ đó có biện pháp công tác, phương pháp vận động đúng đắn.

Các cấp Hội phải coi trọng công tác tuyên truyền vận động rộng rãi đến mọi tầng lớp phụ nữ để gây khí thế, lôi cuốn đông đảo quần chúng hưởng ứng, tham gia. Đồng thời Hội phải đưa cuộc vận động đi vào chiều sâu, tham gia giải quyết những việc cụ thể đưa lại những kết quả thực tế, làm cho quần chúng tin tưởng vào hiệu quả của phong trào như phổ biến những kiến thức về luật hôn nhân gia đình, đấu tranh bảo vệ những lợi ích chính đáng của phụ nữ. Từ sự phân tích trên chúng ta thấy rằng, Hội liên hiệp phụ nữ là một thành phần quan trọng của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá. Hội liên hiệp phụ nữ các cấp trong tỉnh cần hoạt động thiết thực hơn, phải tích cực

73

tham gia cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống bạo lực gia đình, bảo vệ những lợi ích chính đáng của bà mẹ trẻ em.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong xây dựng gia đình văn hóa, vì thanh niên là lực lượng trẻ khỏe, là lực lượng lao động chính đóng góp vào kinh tế gia đình, là lực lượng năng động, sáng tạo, hăng hái xung phong trong mọi công việc.

Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các cấp trong tỉnh Vĩnh Phúc phải tăng cường công tác tuyên truyền vận động thu hút đông đảo thanh niên tham gia vào phong trào “Lập thân lập nghiệp” ở các vùng nông thôn, thu hút thanh niên học sinh, sinh viên, thanh niên thành thị vào phong trào “ Thanh niên tình nguyện”, phong trào “Hiến máu nhân đạo” v.v... Thông qua những phong trào này mà giáo dục rèn luyện thanh niên, đấu tranh khắc phục những tệ nạn xã hội đang còn tồn tại trong một bộ phận thanh niên.

Thanh niên cũng là sự mở đầu cho việc xây dựng gia đình văn hóa mới, vì thường sau khi kết hôn các cặp vợ chồng ra ở riêng bắt đầu cho một gia đình mới. Để gia đình hạnh phúc cần xây dựng những quan niệm đúng đắn cho thanh niên về tình yêu tình bạn. Chỉ những cuộc hôn nhân được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân chính, hai người có sự thông cảm, hiểu biết lẫn nhau mới có thể có một gia đình hạnh phúc. Thanh niên cũng là những người tham gia tích cực vào thực hiện đám cưới văn minh lịch sự tiết kiệm trang trọng. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phải đẩy mạnh tuyên truyền làm rõ những lợi ích của kế hoạch hóa gia đình để thanh niên hiểu và tự giác thực hiện.

Các cấp bộ Đoàn cần xây dựng chương trình, kế hoạch liên kết với các tổ chức, các ban ngành như : Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh, nhất là ngành Văn hoá - Thông tin để tranh thủ và tạo sức mạnh tổng hợp trong việc động viên tuổi trẻ tham gia cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá.

Hội nông dân của tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những thành viên tích cực của cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh. Hội có trách nhiệm

74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiên cứu đề xuất nội dung tổ chức vận động xây dựng gia đình văn hóa phù hợp với đặc thù của tổ chức mình.

Hội nông dân các cấp trong tỉnh cần tập trung vào cuộc vận động xây dựng nông thôn mới đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Cuộc vận động của Hội cần tập trung vào công tác giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, thực hiện chuyển đổi cây trồng vật nuôi từ các loại cây con có năng suất thấp sang các loại có năng suất cao, thực hiện từng bước xoá đói giảm nghèo trong khu vực nông thôn. Hội cũng phải nỗ lực tham gia xoá bỏ những tập tục lạc hậu, những hủ tục mê tín dị đoan, vận động nông dân thực hiện tang lễ văn minh theo đúng quy định của Nhà nước. Hội nông dân phải tích cực đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phải cung cấp những kiến thức chăn nuôi trồng trọt đến bà con nông dân. Hội phải tham gia tích cực vào cuộc vận động tạo nên sự hợp tác 4 nhà (nhà nông - nhà nước - nhà khoa học và nhà doanh nghiệp) để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, góp phần nâng cao mức sống cho nông dân Vĩnh Phúc.

Liên đoàn lao động tỉnh Vĩnh Phúc đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nội dung và chỉ đạo, đôn đốc cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa trong khu vực nhà máy, cơ quan, gia đình cán bộ công chức. Hướng hoạt động chủ yếu của Liên đoàn lao động trong cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá là tăng cường giáo dục ý thức kỷ luật lao động công nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho mọi cán bộ, công chức, làm cơ sở vững chắc cho việc hình thành, phát triển tập thể văn hoá, gia đình văn hoá.

Hội cựu chiến binh động viên các hội viên phát huy vai trò, bản chất tốt đẹp của anh bộ đội cụ Hồ, gương mẫu trong mọi công tác tại phường, xã và cơ quan. Hội cần tích cực tham gia giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, về đạo đức, lối sống có văn hoá; vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ nhau phát triển kinh tế gia đình.

Như vậy, cuộc vận động xây dựng gia đình văn hoá là cuộc vận động văn hoá lớn mang tính lâu dài và có ý nghĩa chính trị - xã hội vô cùng sâu sắc,

75

quan trọng; tiếp tục một bước thực hiện đưa nghị quyết TW5 của Đảng vào cuộc sống góp phần thúc đẩy việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chung, là một mắt xích quan trọng trong quá trình, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa quê hương Vĩnh Phúc. Do đó các cấp uỷ Đảng, chính quyền và đoàn thể tổ chức xã hội đều phải có trách nhiệm triển khai thực hiện phong

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 68)