Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 35 - 48)

NỘI DUNG ĐÌNH VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HÓA Ở VĨNH PHÚC

Phúc hiện nay

Phúc hiện nay

1.2.1. Một số nét khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc

Nhìn một cách tổng quan có thể đánh giá rằng, từ khi Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều chính sách đổi mới thì vai trò, vị trí của gia đình trong tỉnh ngày càng được đề cao, được khẳng định như một đơn vị kinh tế độc lập. Đời sống của gia đình ngày càng được nâng cao, kéo theo đó là điều kiện tự đáp ứng nhu cầu văn hóa của mỗi gia đình cũng được mở rộng, dân trí phát triển. Trong phong trào xây dựng làng, ấp văn hóa, khối phố văn minh đang phát triển sôi nổi khắp nơi trong toàn tỉnh, công tác xây dựng gia đình văn hóa nổi lên như một nhiệm vụ trung tâm là biểu hiện sự vận động “đi lên tất yếu” của gia đình Vĩnh Phúc trong giai đoạn mới.

Tuy nhiên, mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường trong những năm gần đây cũng đã và đang gây nên những chấn động, những sóng gió thử thách đối với mỗi gia đình Vĩnh Phúc. Sự nhận thức sai lệch về chuẩn mực giá trị, lối sống thực dụng, chạy theo các tiện nghi vật chất, đề cao đồng tiền dẫn đến có nơi, có lúc con người đã trà đạp lên luân thường đạo lý, làm rạn nứt các nền tảng, nề nếp gia phong tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam truyền thống. Đã có những hiện tượng tệ nạn xã hội phát sinh ngay trong lòng các gia đình như nạn nghiện hút, trộm cắp, mại dâm, bạo lực gia đình… Chính vì lẽ đó, đặt ra một nhiệm vụ lớn cho các cấp lãnh đạo, các ban, ngành, đoàn thể và nhân dân

36

trong tỉnh là phải chú trọng vấn đề xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng gia đình Vĩnh Phúc thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội.

Xây dựng gia đình văn hóa không chỉ là yêu cầu tất yếu trong công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh nhà. Còn có nhiều tiền đề quan trọng khác khẳng định sự cần thiết phải xây dựng gia đình văn hóa ở Vĩnh Phúc hiện nay như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những điều kiện đó:

* Điều kiện về tự nhiên, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc.

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trên Quốc lộ số 2 và tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, là cầu nối giữa vùng trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc. Tỉnh có diện tích tự nhiên 1.231,76 km2

.

Với vị trí địa lý như vậy, kinh tế Vĩnh Phúc có điều kiện phát triển toàn diện góp phần thúc đẩy tiến trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mỗi gia đình lên cao.

Vĩnh Phúc được đánh giá là vùng đất tương đối “mưa thuận, gió hòa”, khí hậu trong năm có bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển loại hình sản xuất đa dạng. Đồng thời, chính điều kiện khí hậu kết hợp với địa hình đa dạng tạo nên nét đặc biệt của tỉnh, Vĩnh Phúc có cả địa hình vùng núi, vùng trung du và đồng bằng.

Vùng núi có diện tích tự nhiên 65.300 ha, vùng này chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, huyện Tam Đảo và 4 xã thuộc huyện Bình Xuyên, 1 xã thuộc thị xã Phúc Yên. Trong vùng có dãy núi Tam Đảo là tài nguyên du lịch quý giá và cũng là biểu tượng cao quý khi nhắc tới

37

Vĩnh Phúc. Vùng này có địa hình phức tạp, khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông. Chính vì vậy đó cũng là một bài toán khó đối với chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình tham gia vào phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Vùng trung du và đồng bằng có diện tích 57.700 ha, trong đó vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm Thành phố Vĩnh Yên, các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên, đất đai bằng phẳng, thuận tiện cho phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm dân cư đô thị và thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt trong vùng có rất nhiều danh lam thắng cảnh đẹp thuận lợi phát triển du lịch như: Đại Lải, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng... Do đó, dân cư vùng này khá năng động, nhạy bén trong phát triển kinh tế, trình độ dân trí tương đối cao.

Bên cạnh điều kiện tự nhiên thì điều kiện kinh tế cũng ảnh hưởng rất lớn tới việc tuyên truyền và thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở tỉnh hiện nay.

Từ sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc (1997), toàn Đảng, toàn dân tỉnh Vĩnh Phúc đoàn kết quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh nhà thành một trong những tỉnh giàu nhất miền Bắc nước ta theo như mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi người về thăm Vĩnh Phúc ngày 02/03/1963: Phải làm cho Vĩnh Phúc trở thành một trong những tỉnh giàu có, phồn vinh nhất ở miền Bắc nước ta.

Thực hiện di nguyện của Người, Vĩnh Phúc đẩy mạnh phát triển kinh tế, GDP toàn tỉnh tăng trưởng rất nhanh. Tính chung cả giai đoạn 2001 - 2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trưởng bình quân 16,5% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của cả nước.

38

Giai đoạn 2001 - 2010 ngành công nghiệp và xây dựng của tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả khá cao: Giá trị tăng thêm năm 2010 đạt 7.410,3 tỷ đồng, tăng bình quân 20,6%/năm. Giá trị gia tăng dịch vụ tăng trưởng bình quân 17,1%, đặc biệt năm 2006 tăng đạt ngưỡng 1.856 tỷ đồng. Giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng bình quân cả thời kỳ 2001 - 2010 đạt 6,0%/năm, cao hơn so với mức bình quân cả nước (3,97%) và của vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ (2,1%).

Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, GDP bình quân đầu người trong tỉnh cũng tăng khá nhanh. Năm 2000 GDP/người của tỉnh (giá thực tế) mới chỉ đạt 3,83 triệu đồng, bằng 78,2% GDP vùng Đồng bằng sông Hồng và 67,2% so với cả nước. Nhưng đến năm 2010, chỉ tiêu này đạt 33,6 triệu đồng, cao hơn nhiều so với dự kiến bình quân cả nước là 22,5 triệu đồng và mức bình quân các tỉnh Đồng bằng sông Hồng là 25,5 triệu đồng. Như vậy, xét về GDP/người Vĩnh Phúc có điểm xuất phát khá thuận lợi so với nhiều tỉnh trong cả nước, GDP bình quân đầu người của tỉnh năm 2008 xếp thứ 6 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố của cả nước (chỉ thấp hơn các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Bà Rịa - Vùng Tàu và Cần Thơ).

Kinh tế có sự phát triển vượt bậc trong nhiều năm qua đã làm thay đổi bộ mặt của toàn tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Các gia đình có điểu kiện vật chất hơn để chăm lo cho con em của mình, tham gia vào sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế gia đình, đây chính là nền tảng của gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ. Hay nói một cách khác, sự phát triển kinh tế của tỉnh kéo theo kinh tế hộ gia đình phát triển là điều kiện, là nền móng để xây dựng thành công mô hình gia đình văn hóa rộng khắp trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, kinh tế giữa các vùng, miền phát triển chưa đồng đều, có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa người dân thành thị và người dân nông thôn. Theo ước tính, thu nhập bình quân của một nhân khẩu ở nông thôn chỉ bằng khoảng 60% so với một nhân khẩu ở thành thị, vùng miền núi thu nhập bình quân còn thấp hơn nữa. Đây chính là

39

trở ngại lớn để các hộ gia đình tham gia và xây dựng gia đình văn hóa, vì lẽ đó, cần có sự quan tâm thiết thực hơn nữa của Đảng bộ tỉnh và chính quyền địa phương nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

Những điều kiện tự nhiên, kinh tế nêu trên cho thấy, đây là vùng đất chứa đựng nhiều tiềm năng cho sự phát triển. Phát huy thế mạnh đó, tỉnh Vĩnh phúc đã thực sự nghiêm túc khai thác, phát huy tiềm năng để phát triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, quan tâm đến từng hộ gia đình. Tuy nhiên, Vĩnh Phúc vẫn còn đứng trước nhiều khó khăn : mất cân đối trên nhiều mặt, thiếu kinh phí sản xuất, mạng lưới giao thông vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế, nên thu hút đầu tư chưa cao, dẫn tới tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn phổ biến ở vùng nông thôn… Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của người dân, là cản lực lớn để các gia đình xây dựng và phấn đấu danh hiệu “Gia đình văn hóa”.

* Điều kiện về văn hoá - xã hội

Bên cạnh những đặc điểm về tự nhiên và kinh tế, Vĩnh Phúc có những đặc điểm văn hóa - xã hội sau:

Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với nền văn hóa Đồng Đậu nổi tiếng tồn tại cách đây hơn 3000 năm. Người Đồng Đậu có một nền kinh tế khá ổn định và phát triển dựa trên nông nghiệp trồng lúa và các cây hoa màu. Nếu như ở Phùng Nguyên, con người mới biết đến kỹ thuật luyện kim thì ở Đồng Đậu kỹ thuật luyện kim đã thực sự phát triển. Cũng bởi có lịch sử phát triển lâu dài như vậy, nên cộng đồng dân cư Vĩnh Phúc có nhiều giá trị văn hóa ưu việt, nói tới Vĩnh Phúc là nói về nơi : Về với Mẫu chốn Tây Thiên; Thẳm xanh đầm Vạc bóng hình nghìn năm; Ngọt ngào mấy khúc hát Xoan; Trống quân Đức Bác rộn ràng gọi ai…

Vĩnh phúc tự hào là mảnh đất có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời, nhân dân Vĩnh Phúc giàu lòng yêu nước, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu. Có thể nói, cùng với cả nước, lịch sử phát triển của Vĩnh phúc là lịch sử đấu tranh dựng nước, giữ nước. Đất Vĩnh Phúc đã từng nổi tiếng với những

40

danh tướng và anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn, Nguyễn Danh Phương, Nguyễn Thái Học. Trong kháng chiến chống Pháp, trên đất Vĩnh Phúc đã diễn ra nhiều chiến công hiển hách như Chiến thắng Xuân Trạch, chiến dịch Trần Hưng Đạo. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, tỉnh là nơi đã bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, có các anh hùng quân đội tiêu biểu như Trần Cừ, Nguyễn Viết Xuân, có những con người sáng tạo, năng động như Bí thư tỉnh ủy Kim Ngọc... Cho đến nay, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hóa dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, gia đình Vĩnh Phúc vẫn là nơi gìn giữ, phát huy những chuẩn mực truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Người dân Vĩnh Phúc hiếu học, cầu thị, có ý thức tìm tòi, đổi mới và sáng tạo. Truyền thống đó, trong nhiều năm qua được truyền cho các thế hệ trong gia đình đã là động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế - xã hội nhanh chóng trên địa bàn tỉnh.

Tính đến năm 2008 (theo Niên giám Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc), tỉnh Vĩnh Phúc có 1.014.488người, trong đó nữ chiếm 51,7%, nam chiếm 48,3%, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm 70% dân số. Từ năm 2008 đến năm 2010, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Vĩnh Phúc đã giảm từ 1,49% xuống còn 1,41%. Đây là hệ quả trực tiếp của việc giảm tỉ lệ sinh, bắt nguồn từ việc tuyên truyền và thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình, và cũng là một trong những tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hóa.

Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có trên 11 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số với 95,72% dân số, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 4,28% dân số gồm 7.365 hộ. Đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở 17 xã thuộc 4 huyện, thị xã, trong đó chiếm tỉ lệ cao nhất là huyện Tam Đảo. Trong số các dân tộc sống thành cộng đồng thì đông nhất là dân tộc Sán Dìu chiếm 88,49%, dân tộc Cao Lan (Sán Chay) chiếm 3,6%, dân tộc Tày chiếm 2,44%, dân tộc Dao chiếm 1,86%, dân tộc Mường chiếm 0,97%, còn lại các

41

dân tộc khác. Các dân tộc có phong tục tập quán với những đặc trưng văn hoá dân tộc riêng, song ngôn ngữ giao tiếp chính của đồng bào các dân tộc thiểu số hiện nay là tiếng phổ thông (tiếng Việt) và các dân tộc đều có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, hoà thuận và hỗ trợ nhau phát triển.

Ở Vĩnh Phúc đồng bào dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở miền núi, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Những năm qua, bên cạnh các chính sách dân tộc của Đảng và nhà nước, thì phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được vận động thực hiện rộng khắp, đã góp phần nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho đồng bào dân tộc, song hiệu quả chưa cao do điều kiện kinh tế khó khăn, giao thông trở ngại.

Tính đến đầu tháng 11 năm 2012, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 17.669 hộ nghèo, chiếm 6,5%, giảm 4,55 % so với năm 2011 (11,05%). Tỉnh đã triển khai 18 chính sách nhằm hỗ trợ người nghèo và đảm bảo an sinh xã hội như: chính sách tín dụng cho vay hộ nghèo, hỗ trợ đào tạo nghề... Đây là những chính sách rất ưu việt của tỉnh nhằm nâng cao đời sống vật chất cho các hộ gia đình, góp phần ổn định xã hội. Bên cạnh đó, công tác giải quyết việc làm luôn được chú trọng, số lao động được sắp xếp việc làm năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2007 có 17,8 ngàn lao động được giải quyết việc làm và đến năm 2010 có 21 ngàn được giải quyết việc làm. Thu nhập và đời sống của người dân tỉnh Vĩnh Phúc được cải thiện. Theo số liệu điều tra của Cục Thống kê Vĩnh Phúc về mức sống dân cư trong giai đoạn 2001 - 2005, thu nhập bình quân đầu người của tỉnh tăng với nhịp độ trung bình 13,8%/năm so với mức 6,05% của cả nước trong cùng thời kỳ.

Phong trào xây dựng các thiết chế văn hoá được đẩy mạnh. Tính đến cuối năm 2010 toàn tỉnh đã xây dựng được 1165 nhà văn hóa thôn, khu phố, 121 nhà văn hóa xã (phường), 137 điểm bưu điện văn hóa xã. Toàn tỉnh có 01 thư viện tỉnh, 6 thư viện cấp huyện và 27 thư viện xã, 450 thư viện, phòng đọc cơ quan trường học.

42

Bên cạnh những thành tựu của sự phát triển xã hội, hiện nay ở Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại một số khó khăn trong vấn đề này như : công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng, nguy cơ của sự bất bình đẳng trong xã hội, chính sách đối với người lao động trong các khu công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức. Tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm… chưa được ngăn chặn triệt để gây mất ổn định xã hội. Bên cạnh

Một phần của tài liệu Xây dựng gia đình văn hoá ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay (Trang 35 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)