5. Kết cấu khóa luận
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn
Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa khác.
2.1.3.1. Di tích văn hóa – lịch sử
Theo thống kê, trên địa bàn Sầm Sơn có 16 di tích - thắng cảnh phân bố đều ở 5 xã, phường được Bộ Văn hóa - Thông tin, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Thanh Hóa công nhận. Các di tích cấp Quốc gia gồm:
- Đền Độc Cước (hay còn gọi là đền Thượng), nằm trên hòn Cổ Giải thuộc dãy núi Trường Lệ. Đền Độc Cước được xây dựng cách đây 700 năm, thờ vị thần có công tự xẻ đôi thân mình thành hai nửa, một nửa dẹp loài thủy quái, một nửa bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân chài Sầm Sơn. Hàng năm, người dân Sầm Sơn tổ chức lễ hội bánh chưng - bánh dày vào ngày 12 tháng 5 âm lịch để tế thần.
- Đền Cô Tiên nằm trên hòn Đầu Voi ở phía Tây núi Trường Lệ. Có truyền thuyết cho rằng dưới thời Lý, đền Cô Tiên là nơi thờ vọng thần Độc Cước. Sau này nhân dân đem thần vị, bát hương của thánh mẫu Liễu Hạnh gửi nhờ vào đền, lâu dần lấy nơi này làm nơi thờ đức thánh mẫu, còn đền Độc Cước là nơi thờ chính của thần Độc Cước.
- Đền Tô Hiến Thành (hay còn gọi là đền Trung), nằm khiêm tốn ở sườn núi phía Tây dãy Trường Lệ, cách đền Độc Cước 300 m. Thờ thái úy Tô Hiến Thành, vị quan thanh liêm, cương trực của triều Lý. Nhân dân địa phương làm lễ dâng hương ở đền ngày 16 tháng 2 âm lịch hàng năm.
- Hòn Trống Mái là danh thắng nổi tiếng gắn với huyền thoại về một mối tình chung thủy.
32
Hình 2.3: Hòn Trống Mái (Thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa)
- Đền Đề Lĩnh thuộc phường Trung Sơn. Đây là đền thờ thành hoàng làng Lương Trung Đương Quang Lộc, tứ trụ triều đình thời vua Lê Tương Dực, người có công khai dân, lập ấp nên làng Lương Trung. Vào dịp ngày giỗ thần 16 tháng Giêng, nơi đây diễn ra lễ hội truyền thống với các hoạt động văn hoá mang tính giáo dục cho nhiều thế hệ.
- Đền Cá Lập (hay còn gọi là đền làng Trấp) thuộc phường Quảng Tiến, thờ tướng Trần Đức có nhiều công trạng trong công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm thời nhà Trần.
Ngoài ra, Sầm Sơn còn 10 di tích được xếp hạng cấp tỉnh gồm: đền Hoàng Minh Tự (hay còn gọi là đền Hạ), chùa làng Lương Trung, đền Bà Triều, đền làng Hới, đền Thanh Khê, đền thờ phủ Đô Hầu, đền thờ Ngư Ông và nhiều di tích khác như: nơi Bác Hồ về thăm và tham gia kéo lưới cùng ngư dân Sầm Sơn, nơi anh hùng Nguyễn Thị Lợi đánh tàu chiến Pháp; nơi tập kết đón học sinh miền Nam ra Bắc sau Hiệp định Genever và nơi đón tiếp các tử tù cách mạng miền Nam ra Bắc sau Hiệp định Pari…
Phát huy truyền thống văn hoá ngàn đời của nhân dân Sầm Sơn, mỗi di tích lịch sử văn hoá đều gắn liền với những giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc của các triều đại Lý - Trần - Lê - Nguyễn... gắn với những huyền thoại, những thiên tình sử đậm chất nhân văn, được nhân dân lưu truyền và tổ chức
33
đều đặn hàng năm. Không những mang yếu tố tâm linh mà còn mang giá trị như một nguồn lực thu hút nhân dân và du khách về Sầm Sơn tham quan, nghỉ mát. Tạo sự hoà quyện giữa văn hoá vật chất với văn hoá tinh thần.
2.1.3.2. Phong tục, tập quán, lễ hội
Người dân Sầm Sơn có phong tục ăn Tết lại vào ngày 13 tháng Giêng, lễ cầu phúc vào tháng 2, lễ hội rước bóng Bà Triều vào ngày tháng 10 tháng 2 âm lịch. Lễ hội bánh chưng, bánh dày và lễ hội bơi chải cầu ngư (Quảng Tiến) đều diễn ra vào tháng 5 âm lịch.
- Lễ hội bánh chưng, bánh dày: Hàng năm, đến ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân các làng xung quanh thị xã Sầm Sơn tổ chức lễ hội bánh chưng, bánh dày. Ðây là lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa. Những chiếc bánh dày có đường kính 30 cm, bánh chưng mỗi cạnh 40 cm được chuẩn bị công phu từ khâu chọn gạo, đậu, thịt, lá gói đến kỹ thuật chế biến, được đặt trang trọng trên những chiếc kiệu do dân các làng đưa về tế lễ ở khu vực đền Ðộc Cước.
Hình 2.4: Lễ hội bánh chƣng, bánh dày thị xã Sầm Sơn
Sau nghi lễ, những chiếc bánh chưng, bánh dày được chấm giải để lựa chọn bánh làng nào ngon nhất. Lễ hội kết thúc, bánh được mang về chia cho dân trong làng cùng hưởng lộc để trong năm gặp nhiều may mắn.
34
- Lễ hội cầu ngư: Để bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp đặc trưng của vùng biển và nhằm làm phong phú thêm các hoạt động thu hút khách du lịch, lễ hội cầu ngư Sầm Sơn lần thứ nhất - năm 2008 đã được tổ chức tại cảng Hới (phường Quảng Tiến).
Lễ hội cầu ngư với ý nghĩa tưởng nhớ chiến công của người xưa, và cầu cho mưa thuận gió hoà để dân chài ra khơi được bình an, mùa màng bội thu. Đây là hoạt động văn hoá phi vật thể giàu tính nhân văn, có giá trị quan trọng trong đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân, nhằm mục đích tôn vinh các giá trị tài nguyên lịch sử, văn hoá của Sầm Sơn. Qua đó khơi dậy lòng tự hào, ý thức trách nhiệm của cộng đồng, khích lệ nhân dân bảo vệ nguồn tài nguyên sẵn có, giữ gìn nét đẹp văn hoá truyền thống, xây dựng Sầm Sơn trở thành khu đô thị du lịch văn minh, giàu đẹp.
Ngoài ra, trong khoảng thời gian từ ngày 28 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 dương lịch hàng năm, Sầm Sơn thường tổ chức khai trương mùa du lịch. Đây được coi là ngày hội của nhân dân thị xã với các hoạt động thể thao, văn nghệ, tổ chức các hội chợ thương mại, bắn pháo hoa…
35
2.1.3.3. Tài nguyên du lịch nhân văn khác
Làng nghề: Sầm Sơn hiện có 20 làng nghề tiểu - thủ công nghiệp. Trong số này, nhiều làng nghề có lịch sử lâu đời đang được các thế hệ nghệ nhân có tâm huyết bảo tồn, phát huy. Đó là các cơ sở chiếu cói, nước mắm Tân Hưng (phường Quảng Tiến); dệt xăm tơ (xã Quảng Cư); hàng mỹ nghệ ốc, trai (phường Trường Sơn)... Sản phẩm của các làng nghề này không chỉ tiêu thụ trong nước, nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới.
Phát huy lợi thế của khu vực kinh tế này, trong những năm qua các cấp chính quyền thị xã Sầm Sơn đã tạo điều kiện cho làng nghề phát triển. Từ đó, những người tâm huyết với nghề đã yên tâm hơn trong đầu tư phát triển làng nghề. Tuy nhiên, các làng nghề truyền thống ở Sầm Sơn dường như vẫn tự vận động là chính, phát triển mang tính tự phát, mẫu mã, bao bì sản phẩm còn đơn điệu. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu của các làng nghề để mở rộng sản xuất và phối hợp với ngành du lịch nhằm đẩy mạnh việc quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề bảo vệ môi trường cũng chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng thiếu vốn đầu tư đang là khó khăn của một số làng nghề truyền thống.
Ẩm thực: Gắn với du lịch biển chắc chắn không thể không nhắc tới những món hải sản mang đặc trưng cho hương vị biển như tôm hùm, cua bể, mực ống, cá thu, cá chim, sò huyết... Ở Sầm Sơn, các loại hải sản này được khai thác và nuôi trồng với trữ lượng ngày càng nhiều để kịp thời đáp ứng nhu cầu thưởng thức của khách du lịch. Bên cạnh những món ăn quen thuộc mà các vùng biển đều có, Sầm Sơn còn có những món ăn đặc trưng như: gỏi cá nhệch (gỏi được làm từ thịt cá nhệch tươi sống), cháo nghêu, gỏi sứa, lẩu rắn biển, sam biển... Ngoài ra, đến với Sầm Sơn, du khách còn có thể có cơ hội thưởng thức những món ăn dân dã, mộc mạc nhưng đậm đà hương vị của mảnh đất xứ Thanh như: nem chua, bánh khoái, bánh gai Tứ Trụ, dừa Hoằng Hoá...
36
Tóm lại, với những tiềm năng và lợi thế trên, trong tương lai ngành du lịch Sầm Sơn có cơ hội phát triển mạnh, trở thành điểm đến hấp dẫn và lý thú của nhiều du khách. Ngoài ra, với vị trí địa lý thuận lợi, Sầm Sơn còn có thể mở rộng liên kết với các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và cả nước, hoặc với các tỉnh Bắc Lào để hình thành các tuyến du lịch xuyên quốc gia.